5 việc tối kỵ khi dọn bàn thờ ngày Tết đầu năm | Cleanipedia
Mục lục bài viết
1. Không được xê nhích bát hương khi dọn bàn thờ ngày Tết
Bát hương được xem là vật linh thiêng trên bàn thờ, nơi để con cháu thắp hương tỏ lòng thành vào những dịp Tết đến xuân về. Khi dọn dẹp nhà cửa, nhiều chuyên gia phong thủy, tâm linh tư vấn gia chủ không nên xê dịch bát hương. Điều này có nghĩa rằng chúng ta đang làm kinh động thần linh, ông bà tổ tiên.
Vì thế, để tránh điều tối kỵ này, bạn nên rút chân nhang nhẹ nhàng. Lau chùi bát hương mà không xê nhích bát. Có như vậy ông bà tổ tiên mới yên vị, nhà cửa êm ấm cả năm.
2. Dùng khăn cũ, đồ vật không sạch sẽ khi dọn bàn thờ
Năm mới, chúng ta thường có xu hướng thay mới đồ dùng đã cũ trong nhà. Khi lau dọn bàn thờ ngày Tết cũng thế. Khăn cũ, đồ dùng lau dọn qua một năm đã không còn tốt, bám nhiều xú uế. Do đó, bạn nên thay mới và đốt những đồ cũ vào ngày cuối năm.
3. Không dùng nước lạnh khi lau dọn bàn thờ
Ngày Tết, vì phải lau dọn thay nước bàn thờ mỗi ngày nên chúng ta hay lười biếng mà không quan tâm đến nước dùng khi lau dọn. Các nhà phong thủy khuyên nên sử dụng nước ấm đun sôi từ nước giếng để lau dọn là phù hợp. Bởi các loại nước lạnh theo tâm linh là không sạch sẽ, nhiễm xú uế gây không tốt đến ông bà tổ tiên.
Nhiều gia đình khu vực Bắc Bộ vẫn còn giữ nếp xưa, dùng nước hứng từ nước mưa để lau dọn bàn thờ ngày Tết. Hoặc để kĩ càng hơn, có nơi còn hái lá trầu, lá bồ đề để nấu nước lau dọn bàn thờ trong các ngày đầu năm khi ông bà về với con cháu. Đây được xem là để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn đến ông bà tổ tiên.
4. Nơi đặt mâm cơm cúng không được lau chùi trước
Mâm cơm cúng được nấu nướng và đem vào buổi trưa. Cho nên khi cúng, chúng ta cần lau chùi sạch sẽ nơi đặt mâm cơm (bàn cúng). Tránh các bụi bẩn tích tụ từ đầu ngày, tro hương từ việc thắp nhang của khách khứa, họ hàng, con cháu khi đến thăm xuân gia chủ.
5. Mặc đồ ở nhà khi dọn bàn thờ
Điều cuối cùng, khi dọn bàn thờ ngày Tết chúng ta cần nghiêm túc, nhất là trong việc mặc quần áo. Ngày xưa, khi dọn bàn thờ nhiều gia đình cần có quần áo riêng biệt để tỏ sự kính trọng đến thần linh, ông bà tổ tiên. Bây giờ, chúng ta chỉ cần mặc quần áo nghiêm chỉnh, tuyệt đối không mặc quần đùi, áo ba lỗ để lau dọn bàn thờ ngày Tết.
>>> Xem thêm:
Tác giả: Team Cleanipedia
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.