5 Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Giá Trị Bitcoin
Tỷ giá Bitcoin hôm nay là bao nhiêu? Đó là thắc mắc chúng ta tự hỏi mỗi sáng thức giấc, và điều đó là hoàn toàn bình thường. Với sự biến động giá cực mạnh, ai biết được rằng mức giá Bitcoin có thể giao động lên xuống bao nhiêu qua một đêm?
Quay lại thời điểm năm 2009, một người dùng trên diễn đàn có tiếng nói là NewLibertyStandard đã gán cho Bitcoin (BTC) tỷ giá hối đoái đầu tiên: 1 đô-la Mỹ = 1.309,03 BTC. Tại thời điểm viết bài, BTC được định giá ở quanh mốc 35.000 đô-la Mỹ.
Có lẽ bạn đang băn khoăn về cách chính xác nhất để xác định tỷ giá Bitcoin là gì khi mà đồng tiền này có biến động giá mạnh tới vậy. Tin chúng tôi đi, chúng tôi cũng đã từng trăn trở về điều đó… và có ai từng tham gia lĩnh vực này mà chưa từng chứ?
Năm yếu tố có thể ảnh hưởng tới giá Bitcoin
1. Nguồn cung và cầu
Chúng ta đều đã nghe tới Quy luật Cung và Cầu trong các lớp học kinh tế sơ cấp. Hầu như bất cứ thứ gì có giá trị đều tuân theo quy luật này và Bitcoin không phải là một ngoại lệ. Nếu bạn chưa biết về khái niệm này thì nói một cách đơn giản, Quy luật Cung và Cầu có ba yếu tố cốt lõi:
- Quy luật cầu
– giá càng cao, cầu càng giảm
- Quy luật cung
– mức giá càng cao, người bán sẽ cung cấp càng nhiều hàng hóa kinh tế hơn
- Điểm bình ổn
– cùng với nhau, quy luật cung và cầu quyết định mức giá thị trường và khối lượng một mặt hàng hóa cụ thể
Vậy quy luật này áp dụng như thế nào trong thế giới Bitcoin? Có hai khía cạnh then chốt của Bitcoin bị ảnh hưởng nhiều bởi khái niệm này:
Đầu tiên, hãy bàn về tốc độ một đồng Bitcoin mới được tạo ra. Giao thức hiện tại cho phép Bitcoin được tạo ra ở một tốc độ cố định. Như chúng ta biết hiện nay, khi thợ đào xử lý các khối trong giao dịch, đồng Bitcoin mới sẽ được tạo và đưa ra thị trường. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rằng quy trình này được thiết kế để càng ngày càng giảm tốc độ (còn gọi là Sự kiện Chia đôi của Bitcoin). Cơ chế này có thể dẫn tới viễn cảnh nguồn cầu BTC tăng nhanh hơn nguồn cung. Trong trường hợp đó, mức giá có thể tăng lên.
Tiếp theo là giới hạn nguồn cung Bitcoin. Satoshi Nakamoto đã thiết kế giới hạn cho Bitcoin là 21 triệu BTC. Một khi đạt đến giới hạn này, các thợ đào sẽ không còn được thưởng BTC mới khi xác minh giao dịch nữa. Khi điều này xảy ra, sự kiện chia đôi phần thưởng khối mỗi bốn năm có thể không ảnh hưởng tới mức giá của BTC nữa. Thay vào đó, những yếu tố như tính thiết thực và khả năng ứng dụng trong đời sống thường nhật sẽ quyết định giá trị Bitcoin.
2. Chi phí tạo ra Bitcoin
Mặc dù bản chất Bitcoin hoàn toàn là một tài sản điện tử, đồng tiền này vẫn cần phải được tạo ra. Phần lớn chi phí tạo BTC xuất phát từ lượng điện năng tiêu thụ trong quá trình đào coin.
Đào Bitcoin là một quá trình mà các thợ đào giải những bài toán mật mã học phức tạp, họ sẽ nhận phần thưởng mỗi khi đào được BTC. Thông thường, các thợ đào sẽ sử dụng rất nhiều điện năng để giải những bài toán này, chi phí này chắc chắn được gộp vào giá trị của Bitcoin.
Trung bình phải mất mười phút để xác minh một khối đơn lẻ. Khi ngày càng có nhiều thợ đào tham gia, sự cạnh tranh cũng tăng theo. Cạnh tranh càng gay gắt bao nhiêu, việc giải bài toán càng trở nên khó khăn hơn. Khi bài toán khó hơn, việc giải chúng có thể tiêu tốn nhiều chi phí hơn, nhất là khi chúng ta muốn duy trì khoảng thời gian xác minh là mười phút.
3. Những sự cạnh tranh với Bitcoin
Có thể khẳng định rằng Bitcoin là đồng tiền điện tử nổi tiếng và được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới. Tuy nhiên, có hàng ngàn đồng tiền điện tử khác đang cố gắng giành lấy được sự chú ý của chúng ta.
Số lượng coin lớn cho chúng ta những lựa chọn đầu tư đa dạng hơn, góp phần biến lĩnh vực tiền điện tử thành một sân chơi hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Những sự cạnh tranh này cũng giúp Bitcoin giữ được giá trị của mình. Có thể khẳng định rằng nếu Bitcoin là đồng tiền điện tử duy nhất, mức giá của nó sẽ hoàn toàn khác biệt.
4. Quy định về bán tiền điện tử
Với việc Bitcoin là dạng tài sản tương đối mới, những nhà quản lý đã dành nhiều thời gian để tranh luận về cách phân loại chúng. Bởi vậy, có thể chính phủ sẽ gặp khó khăn trong việc có một cái nhìn nhất quán về đồng tiền này. Họ liên tục thay đổi luật lệ và điển hình là mức thuế quan.
Bởi Bitcoin có tính phi tập trung (đồng nghĩa với việc đồng tiền này không chịu ràng buộc bởi bất cứ chính phủ trung ương cụ thể nào) nên những quy định xoanh quanh đồng tiền này có thể tác động trực tiếp tới mức giá bởi chúng tác động tới nhà đầu tư. Về cơ bản, giá BTC có thể sụt giảm nếu nhà đầu tư lo lắng về một tuyến bố hoặc quyết định cụ thể của chính phủ.
Cho tới hôm nay, các quy định áp dụng lên đồng BTC sẽ vô cùng khác biệt tùy thuộc vào cách mỗi quốc gia nhìn nhận đồng tiền này. Trong hầu hết các trường hợp, nếu các đơn vị quản lý có cái nhìn trung lập về Bitcoin thì các quy tắc KYC (thấu hiểu khách hàng) và AML (chống rửa tiền) sẽ được áp dụng với các nhà đầu tư và giao dịch khối lượng lớn.
5. Vai trò của truyền thông
Trong thời đại 4.0 hiện tại, truyền thông chắc chắn là một yếu tố quyết định tỷ giá Bitcoin. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thông và Bitcoin, nói một cách đơn giản thì sự chú ý tích cực từ truyền thông là một lý do khả dĩ cho việc Bitcoin tăng giá. Ngược lại, những chú ý tiêu cực có thể dẫn tới việc sụt giảm giá.
Nói chung, truyền thông được cho là giúp nhiều người thấu hiểu hơn về chức năng cơ bản của Bitcoin, từ đó thu hút nhiều sự chú ý hơn. Giả sử bạn tìm thấy một bài báo trực tuyến viết về những lợi ích của việc sử dụng Bitcoin và cảm thấy vừa khám phá ra được một điều vô cùng tuyệt vời. Tôi dám chắc rằng bạn sẽ kể cho bạn bè và người thân của mình về bài báo này và sau đó họ cũng sẽ cảm thấy vô cùng phấn khích. Trong thời đại truyền thông xã hội ngày nay, những tin tức tích cực có thể lan truyền vô cùng nhanh chóng.
Bước đệm
Mặc dù những yếu tố nêu trên vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới giá trị hiện tại của Bitcoin, bạn phải hiểu rằng những đồng tiền điện tử này vẫn đang phát triển, đồng nghĩa với việc chúng có thể thay đổi theo thời gian. Về việc những thay đổi và bản cập nhật này sẽ diễn ra lúc nào, thời gian sẽ trả lời.
Có lẽ chúng ta sẽ sớm có thêm câu trả lời hoặc không. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là luôn cập nhật thông tin. Hãy tìm hiểu tất cả thông tin về Bitcoin và có lẽ bạn sẽ không chỉ có thể giảm thiểu rủi ro mà còn biết cách phản ứng khi có điều gì xảy ra. Hãy tin chúng tôi đi, sẽ có những sự việc bất ngờ xảy ra. Trong lĩnh vực này, kiến thức chính là sức mạnh. Hãy chắc rằng bạn luôn trau dồi kiến thức và không thỏa mãn với những gì mình biết.