500 Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án Pdf

Câu hỏi trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam dùng để sinh viên ôn thi, làm quen với cấu trúc trắc nghiệm môn Cơ sở văn hóa Việt Nam và với phần đáp giúp sinh viên xem lại, ôn thi tốt cho kì thi sắp đến. Và đây cũng là tài liệu tham khảo để giảng viên trường trung cấp, cao đẳng, đại học làm đề thi môn Cơ sở văn hóa Việt Nam.

Sau đây là bộ tài liệu câu hỏi ôn tập Cơ sở văn hóa Việt Nam có đáp án file PDF hỗ trợ tải miễn phí từ Taisachmoi, bạn có thể tải mẫu về và sử dụng ngay tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

Chương 1:

Câu 1. Cấu trúc của hệ thống văn hoá gồm:

  1. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức đời sống tập thể, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
  2. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, Văn hóa tận dụng môi trường xã hội
  3. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội
  4. Văn hóa nhận thức, Văn hóa tổ chức cộng đồng, Văn hóa đối phó với môi trường tự nhiên, Văn hóa đối phó với môi trường xã hội

Câu 2. Chức năng điều chỉnh xã hội tương ứng với đặc trưng nào của văn hóa?

  1. Tính lịch sử
  2. Tính giá trị
  3. Tính nhân sinh
  4. Tính hệ thống

Câu 3. Đặc trưng nào cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội do con người tạo ra với các giá trị tự nhiên do thiên nhiên tạo ra?

  1. Tính lịch sử
  2. Tính giá trị
  3. Tính nhân sinh
  4. Tính hệ thống

Câu 4. Nói văn hóa “là một thứ gien xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau” là muốn nhấn mạnh đến chức năng nào của văn hóa?

  1. Chức năng tổ chức
  2. Chức năng điều chỉnh xã hội
  3. Chức năng giao tiếp
  4. Chức năng giáo dục

Câu 5. Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm động lực cho sự phát triển?

  1. Chức năng tổ chức
  2. Chức năng điều chỉnh xã hội
  3. Chức năng giao tiếp
  4. Chức năng giáo dục

Câu 6. Văn minh là khái niệm:

  1. Thiên về giá trị tinh thần và chỉ trình độ phát triển
  2. Thiên về giá trị tinh thần và có bề dày lịch sử
  3. Thiên về giá trị vật chất và có bề dày lịch sử
  4. Thiên về giá trị vật chất-kỹ thuật và chỉ trình độ phát triển

Câu 7. Yếu tố nào sau đây mang tính quốc tế?

  1. Văn hóa
  2. Văn hiến
  3. Văn minh
  4. Văn vật

Câu 8. Xét về tính giá trị, sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh là:

  1. Văn hóa gắn với phương Đông nông nghiệp, văn minh gắn với phương Tây đô thị
  2. Văn minh chỉ trình độ phát triển còn văn hóa có bề dày lịch sử
  3. Văn minh thiên về vật chất-kỹ thuật còn văn hóa thiên về vật chất lẫn tinh thần
  4. Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế

Câu 9. Các yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời và tốt đẹp của dân tộc, thiên về giá trị tinh thần gọi là:

  1. Văn hóaVăn vật
  2. Văn vật
  3. Văn minh
  4. Văn hiến

Câu 10. Tín ngưỡng, phong tục… là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?

  1. Văn hóa nhận thức
  2. Văn hóa nhận thức
  3. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
  4. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Câu 11. Văn hóa giao tiếp là yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?

  1. Văn hóa nhận thức
  2. Văn hóa tổ chức cộng đồng
  3. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
  4. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Câu 12. Theo GS.Trần Ngọc Thêm, ăn, mặc, ở, đi lại là những yếu tố thuộc thành tố văn hóa nào?

  1. Văn hóa nhận thức
  2. Văn hóa tổ chức cộng đồng
  3. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
  4. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

Câu 13. Vùng nông nghiệp Đông Nam Á được nhiều học giả phương Tây gọi là:

  1. Xứ sở mẫu hệ
  2. Xứ sở phụ hệ
  3. Cả hai ý trên đều đúng
  4. Cả hai ý trên đều sai

Câu 14. Sự đa dạng của môi trường tự nhiên và sự đa dạng của các tộc người trong thành phần dân tộc đã tạo nên đặc điểm gì của văn hóa Việt Nam?

  1. Mỗi vùng văn hóa có một bản sắc riêng, có tính thống nhất trong sự đa dạng
  2. Bản sắc chung của văn hóa
  3. Sự tương đồng giữa các vùng văn hóa
  4. Sự khác biệt giữa các vùng văn hóa

Câu 15. Trong lối nhận thức, tư duy, loại hình văn hoá gốc nông nghiệp có đặc điểm:

  1. Tư duy thiên về phân tích và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm
  2. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm
  3. Tư duy thiên về tổng hợp và trọng yếu tố; cách nhìn thiên về chủ quan, lý tính và kinh nghiệm
  4. Tư duy thiên về tổng hợp và biện chứng; cách nhìn thiên về khách quan, cảm tính và thực nghiệm

Câu 16. Trong sự giao lưu rộng rãi với các nền văn hóa Đông Tây, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa nào?

  1. Trung Hoa
  2. Ấn Độ
  3. Pháp
  4. Mỹ

Câu 17. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp?

  1. Con người luôn có tham vọng chinh phục tự nhiên
  2. Con người ưa sống theo nguyên tắc trọng tình
  3. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với hoàn cảnh
  4. Con người có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên

Câu 18. Lối ứng xử năng động và linh hoạt giúp người Việt thích nghi cao với mọi tình huống, nhưng đồng thời cũng mang lại thói xấu là:

  1. Thói đố kỵ cào bằng
  2. Thói dựa dẫm, ỷ lại
  3. Thói tùy tiện
  4. Thói bè phái

Câu 19. Nhóm cư dân Bách Việt là khối tộc người thuộc nhóm:

  1. Austroasiatic
  2. Australoid
  3. Austronésien
  4. Mongoloid

Câu 20. Người Việt (Kinh) tách ra từ khối Việt-Mường chung vào khoảng thời gian:

  1. 2000 năm trước Công nguyên
  2. 1000 năm trước Công nguyên
  3. Đầu thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ I-II)
  4. Cuối thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ VII-VIII)

Câu 21. Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Tây Bắc là:

  1. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn…
  2. Lễ hội lồng tồng
  3. Văn hóa cồng chiêng
  4. Những trường ca (khan, k‟ămon) nổi tiếng

Câu 22. Đặc trưng văn hóa của vùng văn hóa Việt Bắc là:

  1. Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn…
  2. Lễ hội lồng tồng
  3. Văn hóa cồng chiêng
  4. Những trường ca (khan, k‟ămon) nổi tiếng

Câu 23. Trong hệ thống các vùng văn hóa, vùng sớm có sự tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây là:

  1. Vùng văn hóa Trung Bộ
  2. Vùng văn hóa Bắc Bộ
  3. Vùng văn hóa Nam bộ
  4. Vùng văn hóa Việt Bắc

Câu 24. Vùng văn hóa nào lưu giữ được truyền thống văn hóa bản địa đậm nét, gần gũi với văn hóa Đông Sơn nhất?

  1. Vùng văn hóa Việt Bắc
  2. Vùng văn hóa Tây Bắc
  3. Vùng văn hóa Bắc Bộ
  4. Vùng văn hóa Tây Nguyên

Câu 25. Vùng văn hóa nào có truyền thống lâu đời và là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh của dân tộc Việt?

  1. Vùng văn hóa Trung Bộ
  2. Vùng văn hóa Bắc Bộ
  3. Vùng văn hóa Nam bộ
  4. Vùng văn hóa Việt Bắc

Câu 26. Làng Đông Sơn – chiếc nôi của nền văn minh Đông Sơn trong lịch sử thuộc khu vực văn hóa nào sau đây?

  1. Tây Bắc
  2. Việt Bắc
  3. Bắc Bộ
  4. Đông Bắc

Câu 27. Nền văn hóa nào đóng vai trò quyết định trong việc xác lập nên bản sắc văn hóa Việt?

  1. Văn hóa Sơn Vi
  2. Văn hóa Hòa Bình
  3. Văn hóa Đông Sơn
  4. Văn hóa Sa Huỳnh

Câu 28. Theo GS.Trần Ngọc Thêm, tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành:

  1. 3 lớp – 6 giai đoạn văn hóa
  2. 3 lớp – 3 giai doạn văn hóa
  3. 4 lớp – 6 giai đoạn văn hóa
  4. 6 lớp – 3 giai đoạn văn hóa

Câu 29. Thời kỳ 938-1858 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam?

  1. Giai đọan văn hoá tiền sử
  2. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
  3. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
  4. Giai đoạn văn hóa Đại Việt

Câu 30. Thời kỳ 179TCN- 938 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam?

  1. Giai đoạn văn hoá tiền sử
  2. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
  3. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
  4. Giai đoạn văn hóa Đại Việt

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 1

Câu
Đáp án
Câu
Đáp án

Câu 1
C
Câu 16
A

Câu 2
B
Câu 17
A

Câu 3
C
Câu 18
C

Câu 4
D
Câu 19
A

Câu 5
B
Câu 20
D

Câu 6
D
Câu 21
A

Câu 7
C
Câu 22
B

Câu 8
C
Câu 23
C

Câu 9
D
Câu 24
D

Câu 10
B
Câu 25
B

Câu 11
B
Câu 26
C

Câu 12
C
Câu 27
C

Câu 13
A
Câu 28
A

Câu 14
A
Câu 29
D

Câu 15
B
Câu 30
C

Chương 2

Câu 1. Thành tựu nổi bật của giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc là:

  1. Nghề thủ công mỹ nghệ
  2. Kỹ thuật đúc đồng thau
  3. Nghề trồng dâu nuôi tằm
  4. Kỹ thuật chế tạo đồ sắt

Câu 2. Trống đồng Đông Sơn là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào?

  1. Giai đoạn văn hoá tiền sử
  2. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
  3. Giai đoạn văn hóa thời kỳ chống Bắc thuộc
  4. Giai đoạn văn hóa Đại Việt

Câu 3. Lớp văn hóa bản địa là thành tựu của giai đoạn văn hóa nào?

  1. Giai đoạn văn hoá tiền sử và giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
  2. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc và giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
  3. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt
  4. Giai đoạn văn hóa Đại Việt và giai đoạn văn hóa Đại Nam

Câu 4. Ở giai đoạn văn hóa tiền sử, thành tựu lớn nhất của cư dân Nam Á là:

  1. Hình thành nghề nông nghiệp lúa nước
  2. Kỹ thuật luyện kim đồng
  3. Kỹ thuật luyện sắt
  4. Kỹ thuật luyện sắt

Câu 5. Các luồng tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng Mac- Lênin được truyền vào Việt Nam vào giai đoạn văn hóa nào?

  1. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
  2. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
  3. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Pháp thuộc
  4. Giai đoạn văn hóa hiện đại

Câu 6. Đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc là:

  1. Ý thức đối kháng bất khuất trước sự xâm lăng của phong kiến phương Bắc
  2. Tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu cho văn hóa dân tộc
  3. Giao lưu tự nhiên với văn hóa Ấn Độ
  4. Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

Câu 7. Thời kỳ văn hóa Văn Lang-Âu Lạc có ba trung tâm văn hóa lớn là:

  1. Văn hóa Đông Sơn – Văn hóa Sa Huỳnh – Văn hóa Óc Eo
  2. Văn hóa Hòa Bình – Văn hóa Sơn Vi – Văn hóa Phùng Nguyên
  3. Văn hóa Đông Sơn – Văn hóa Sa Huỳnh – Văn hóa Đồng Nai
  4. Văn hóa châu thổ Bắc Bộ – Văn hóa Chămpa – Văn hóa Óc Eo

Câu 8. Năm 1943, Đề cương văn hóa của Đảng Cộng sản Đông dương ra đời đã vạch ra con đường phát triển văn hóa dân tộc theo nguyên tắc:

  1. Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa
  2. Nhân văn, dân chủ và tiến bộ
  3. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
  4. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, mở rộng dân quyền, cải thiện dân sinh

Câu 9. Dưới ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nền giáo dục Nho học của Việt Nam dần tàn lụi và hoàn toàn chấm dứt vào năm:

  1. 1898
  2. 1906
  3. 1915
  4. 1919

Câu 10. Điệu múa xòe là đặc sản nghệ thuật của vùng văn hóa nào?

  1. Vùng văn hóa Tây Bắc
  2. Vùng văn hóa Bắc Bộ
  3. Vùng văn hóa Việt Bắc
  4. Vùng văn hóa Trung Bộ

Câu 11. Hệ thống “Mương – Phai – Lái – Lịn” là hệ thống tưới tiêu nổi tiếng của văn hóa nông nghiệp thuộc vùng nào?

  1. Vùng văn hóa Tây Bắc
  2. Vùng văn hóa Bắc Bộ
  3. Vùng văn hóa Việt Bắc
  4. Vùng văn hóa Trung Bộ

Câu 12. Chợ tình là sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng văn hóa nào?

  1. Vùng văn hóa Tây Bắc
  2. Vùng văn hóa Bắc Bộ
  3. Vùng văn hóa Việt Bắc
  4. Vùng văn hóa Trung Bộ

Câu 13. Sự tương đồng giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa các dân tộc Đông Nam Á được hình thành từ:

  1. Lớp văn hóa bản địa với nền của văn hóa Nam Á và Đông Nam Á
  2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
  3. Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây
  4. Sự mở cửa giao lưu với các nền văn hóa trên toàn thế giới

Câu 14. Mai táng bằng chum gốm là phương thức mai táng đặc thù của cư dân thuộc nền văn hóa nào?

  1. Văn hóa Đông Sơn
  2. Văn hóa Sa Huỳnh
  3. Văn hóa Óc Eo
  4. Văn hóa Đồng Nai

Câu 15. Kiểu nhà ở phổ biến của cư dân văn hóa Đông Sơn là:

  1. Nhà thuyền
  2. Nhà đất bằng
  3. Nhà bè
  4. Nhà sàn

Câu 16. Chế phẩm đặc thù của văn hóa Đồng Nai là:

  1. Khuyên tai hai đầu thú
  2. Mộ chum gốm
  3. Trang sức bằng vàng
  4. Đàn đá

Câu 17. Nền văn học chữ viết của người Việt chính thức xuất hiện vào thời kỳ nào?

  1. Thời Bắc thuộc
  2. Thời Lý – Trần
  3. Thời Minh thuộc
  4. Thời Hậu Lê

Câu 18. Các định lệ khuyến khích người đi học như lễ xướng danh, lễ vinh quy bái tổ, lễ khắc tên lên bia tiến sĩ… được triều đình ban hành vào thời kỳ nào?

  1. Thời Bắc thuộc
  2. Thời Lý – Trần
  3. Thời Hậu Lê
  4. Thời nhà Nguyễn

Câu 19. Theo quan niệm của đồng bào Giẻ (Triêng) ở Tây Nguyên, cồng chiêng là biểu tượng cho:

  1. Thần Sấm – tính Nam
  2. Mặt trời – tính Nam
  3. Mặt trăng – tính Nữ
  4. Đất – tính Nữ

Câu 20. Kinh thành Thăng Long được chia thành 36 phố phường vào thời kỳ nào?

  1. Thời Lý – Trần
  2. Thời Minh thuộc
  3. Thời Hậu Lê
  4. Thời nhà Nguyễn

Câu 21. Dưới góc độ triết học, nội dung của triết lý âm dương bàn về:

  1. Hai tố chất cơ bản tạo ra vũ trụ và vạn vật
  2. Bản chất chuyển hóa của vũ trụ và vạn vật
  3. Các cặp đối lập trong vũ trụ
  4. Quy luật âm dương chuyển hóa

Câu 22. Xét dưới góc độ triết lý âm dương, loại hình văn hóa gốc nông nghiệp được gọi là:

  1. Văn hóa trọng dương
  2. Văn hóa trọng âm
  3. Cả hai ý trên đều đúng
  4. Cả hai ý trên đều sai

Câu 23. Câu tục ngữ : “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” phản ánh quy luật nào của triết lý âmdương ?

  1. Quy luật về bản chất các thành tố
  2. Quy luật về quan hệ giữa các thành tố
  3. Quy luật nhân quả
  4. Quy luật chuyển hóa

Câu 24. Thành ngữ : “Trong cái rủi có cái may” phản ánh quy luật nào của triết lý âm-dương?

  1. Quy luật về bản chất các thành tố
  2. Quy luật về quan hệ giữa các thành tố
  3. Quy luật nhân quả
  4. Quy luật chuyển hóa

Câu 25. Biểu tượng âm dương truyền thống lâu đời của người Việt là:

  1. Công cha nghĩa mẹ
  2. Con Rồng Cháu Tiên
  3. Biểu tượng vuông tròn
  4. Ông Tơ bà Nguyệt

Câu 26. Việc nhận thức rõ hai quy luật của triết lý âm dương đã mang lại ưu điểm gì trong quan niệm sống của người Việt ?

  1. Sống hài hòa với thiên nhiên
  2. Giữ sự hài hòa âm dương trong cơ thể
  3. Giữ gìn sự hòa thuận, sống không mất lòng ai
  4. Triết lý sống quân bình

Câu 27. Trong Ngũ hành, hành nào được đặt vào vị trí trung tâm, cai quản bốn phương?

  1. Hành Thổ
  2. Hành Mộc
  3. Hành Thủy
  4. Hành Kim

Câu 28. Theo Hà đồ, hành Hoả trong Ngũ Hành ứng với:

  1. Phương Đông
  2. Phương Nam
  3. Phương Tây
  4. Phương Bắc

Câu 29. Phương Tây ứng với hành nào trong Ngũ hành?

  1. Hành Thổ
  2. Hành Mộc
  3. Hành Thủy
  4. Hành Kim

Câu 30. Hành Hỏa tương khắc với hành nào trong Ngũ hành?

  1. Hành Thổ
  2. Hành Mộc
  3. Hành Thủy
  4. Hành Kim

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 2

Câu
Đáp án
Câu
Đáp án

Câu 1
B
Câu 16
D

Câu 2
B
Câu 17
B

Câu 3
A
Câu 18
C

Câu 4
A
Câu 19
C

Câu 5
C
Câu 20
C

Câu 6
B
Câu 21
B

Câu 7
C
Câu 22
B

Câu 8
A
Câu 23
B

Câu 9
D
Câu 24
A

Câu 10
A
Câu 25
C

Câu 11
A
Câu 26
D

Câu 12
C
Câu 27
A

Câu 13
A
Câu 28
B

Câu 14
B
Câu 29
D

Câu 15
D
Câu 30
D

Chương 3:

Câu 1. Hành Thủy tương sinh với hành nào trong Ngũ hành?

  1. Hành Thổ
  2. Hành Mộc
  3. Hành Kim
  4. Hành Hoả

Câu 2. Màu biểu của phương Đông là màu nào?

  1. Đỏ
  2. Xanh
  3. Đen
  4. Trắng

Câu 3. Màu biểu của phương Tây là màu nào?

  1. Đỏ
  2. Xanh
  3. Đen
  4. Trắng

Câu 4. Lịch cổ truyền của Việt Nam là loại lịch nào?

  1. Lịch thuần dương
  2. Lịch thuần âm
  3. Lịch âm dương
  4. Âm lịch

Câu 5. Lịch cổ truyền Á Đông trong khoảng bao nhiêu năm thì có một tháng nhuận?

  1. 4 năm
  2. gần 4 năm
  3. 3 năm
  4. gần 3 năm

Câu 6. Lịch cổ truyền Á Đông được xây dựng trên cơ sở:

  1. Phản ánh chu kỳ chuyển động của mặt trời
  2. Phản ánh chu kỳ hoạt động của mặt trăng
  3. Phản ánh sự biến động thời tiết có tính chu kỳ của vũ trụ
  4. Kết hợp cả chu kỳ hoạt động của mặt trăng lẫn mặt trời

Câu 7. Trong lịch Á Đông cổ truyền, việc xác định các tháng trong năm thường dựa theo:

  1. Chu kỳ hoạt động của mặt trăng
  2. Chu kỳ hoạt động của mặt trời
  3. Sự biến động thời tiết của vũ trụ
  4. Hiện tượng thủy triều

Câu 8. Trong lịch Á Đông cổ truyền, việc xác định các ngày trong tháng thường dựa theo:

  1. Chu kỳ hoạt động của mặt trăng
  2. Chu kỳ hoạt động của mặt trời
  3. Sự biến động thời tiết của vũ trụ
  4. Hiện tượng thủy triều

Câu 9. Theo hệ đếm can chi, giờ khắc khởi đầu của một ngày, khi dương khí bắt đầu sinh ra gọi là giờ:

  1. Thìn
  2. Ngọ
  3. Dần

Câu 10. Việc áp dụng các mô hình nhận thức về vũ trụ vào việc nhận thức về con người tự nhiên được hình thành trên cơ sở:

  1. Sự gắn bó mật thiết giữa con người nông nghiệp với thiên nhiên
  2. Quy luật tương tác giữa các hành trong Ngũ hành
  3. Đoán định vận mệnh của con người trong các mối quan hệ xã hội
  4. Quan niệm “thiên địa vạn vật nhất thể”, coi con người là một vũ trụ thu nhỏ

Câu 11. Với cơ chế Ngũ hành, bên trong cơ thể người có Ngũ phủ, Ngũ tạng, Ngũ quan, Ngũ chất…Trong khi đó, dân gian lại thường nói “lục phủ ngũ tạng”. Vậy phủ thứ sáu không được nêu trong Ngũ phủ là phủ nào?

  1. Tiểu tràng
  2. Tam tiêu
  3. Đởm
  4. Vị

Câu 12. Đối với Ngũ tạng bên trong cơ thể con người, khi khám chữa bệnh, y học cổ truyền Việt Nam coi trọng nhất là tạng nào?

  1. Thận
  2. Can
  3. Phế

Câu 13. Nếu xem 5 ngón tay trên một bàn tay là một hệ thống Ngũ hành thì ngón cái thuộc hành nào?

  1. Hỏa
  2. Mộc
  3. Kim
  4. Thổ

Câu 14. Theo quan niệm truyền thống, mỗi cá nhân trong xã hội đều mang đặc trưng của một hành trong Ngũ hành. Việc quy hành cho mỗi người được tiến hành trên cơ sở:

  1. Căn cứ vào đặc điểm tính cách của cá nhân
  2. Căn cứ vào mối quan hệ gia đình, bạn bè, hôn nhân…
  3. Căn cứ vào thời điểm ra đời của cá nhân được xác định theo hệ can chi
  4. Căn cứ vào nho-y-lý-số

Câu 15. Thốn là đơn vị đo dùng trong y học phương Đông, được tính bằng:

  1. Đốt giữa ngón tay út của người bệnh
  2. Đốt gốc ngón tay út của người bệnh
  3. Đốt giữa ngón tay giữa của người bệnh
  4. Đốt gốc ngón tay giữa của người bệnh

Câu 16. Theo Ngũ hành, vật biểu cho phương nam là con vật nào?

  1. Rùa
  2. Chim
  3. Rồng
  4. Hồ

Câu 17. Trong truyền thuyết Nam Tào – Bắc Đẩu, thần nào là thần giữ sổ sinh, ở cung hướng nào? Khi chầu Ngọc Hoàng đứng bên trái hay bên phải?

  1. Bắc Đẩu/Nam/trái
  2. Bắc Đẩu/Bắc/phải
  3. Nam Tào/Nam/trái
  4. Nam Tào/Bắc/phải

Câu 18. Sự tích Trầu Cau trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thể hiện triết lý gì của văn hóa nhận thức?

  1. Âm dương
  2. Tam tài
  3. Ngũ hành
  4. Bát quái

Câu 19. Trong Hà đồ, con số mấy được gọi là số ”tham thiên lưỡng địa”?

  1. 2
  2. 5
  3. 7
  4. 9

Câu 20. Theo lịch âm dương, ngày nóng nhất trong năm là ngày nào?

  1. Lập hạ
  2. Hạ chí
  3. Đoan ngọ
  4. Đoan dương

Câu 21. Theo Ngũ hành, vật biểu cho phương đông là con vật nào?

  1. Rùa
  2. Chim
  3. Rồng
  4. Hổ

Câu 22. Trong cơ cấu tổ chức xã hội Việt Nam truyền thống, lĩnh vực nào đóng vai trò quan trọng, chi phối cả diện mạo xã hội lẫn tính cách con người?

  1. Tổ chức gia tộc
  2. Tổ chức nông thôn
  3. Tổ chức đô thị
  4. Tổ chức quốc gia

Câu 23. Khu vực lưu giữ, bảo tồn được những giá trị văn hóa cổ truyền, mang đậm bản sắc văn hóa Việt chính là:

  1. Tổ chức gia tộc
  2. Tổ chức nông thôn
  3. Tổ chức đô thị
  4. Tổ chức quốc gia

Câu 24. Hình thức tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới (chỉ có đàn ông tham gia) tạo nên đơn vị gọi là:

  1. Phường
  2. Giáp
  3. Hội
  4. Gia tộc

Câu 25. Nguyên tắc tổ chức nông thôn theo huyết thống là cơ sở hình thành nên nhược điểm nào trong tính cách của người Việt?

  1. Thói dựa dẫm, ỷ lại
  2. Thói gia trưởng, tôn ti
  3. Thói cào bằng, đố kị
  4. Thủ tiêu ý thức về con người cá nhân

Câu 26. Tài sản của tộc họ do các thế hệ trước để lại (thường là ruộng đất) dùng vào việc hương khói, giỗ chạp, cúng tế… hoặc giúp đỡ các thành viên trong họ được gọi là:

  1. Công điền
  2. Tư điền
  3. Từ đường
  4. Hương hỏa

Câu 27. Việc phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư trong tổ chức nông thôn Việt Nam cổ truyền nhằm mục đích:

  1. Buộc người dân đời đời kiếp kiếp gắn bó với quê cha đất tổ
  2. Hạn chế không cho người dân bỏ làng đi ra ngoài
  3. Hạn chế không cho người ngoài vào sống ở làng
  4. Duy trì sự ổn định của làng xã

Câu 28. Muốn chuyển thành dân chính cư, dân ngụ cư phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?

  1. Đã cư trú lâu năm ở làng và phải có nhiều tài sản
  2. Đã cư trú ở làng 3 năm trở lên và phải có ít điền sản
  3. Đã kết hôn với người dân trong làng và có cuộc sống ổn định
  4. Đã tham gia vào hội đồng kỳ mục của làng

Câu 29. Hình ảnh nào là biểu tượng truyền thống của tính tự trị trong làng xã Việt Nam ?

  1. Lũy tre
  2. Sân đình
  3. Bến nước
  4. Cây đa

Câu 30. Mối quan hệ dân chủ đặc biệt giữa nhà nước phong kiến với làng xã Việt Nam được thể hiện qua tình trạng:

  1. Phép vua thua lệ làng
  2. Đóng cửa bảo nhau khi có sai phạm
  3. Thánh làng nào làng nấy thờ
  4. Cha chung không ai khóc

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 3

Câu
Đáp án
Câu
Đáp án

Câu 1
B
Câu 16
B

Câu 2
B
Câu 17
C

Câu 3
D
Câu 18
B

Câu 4
C
Câu 19
B

Câu 5
D
Câu 20
B

Câu 6
D
Câu 21
D

Câu 7
B
Câu 22
B

Câu 8
A
Câu 23
B

Câu 9
A
Câu 24
B

Câu 10
D
Câu 25
B

Câu 11
B
Câu 26
D

Câu 12
B
Câu 27
D

Câu 13
B
Câu 28
B

Câu 14
C
Câu 29
A

Câu 15
C
Câu 30
A

Chương 4:

Câu 1. Những tập tục, quy tắc, lề thói… do dân làng đặt ra, được ghi chép thành văn bản và có giá trị như một bộ luật riêng của làng, được gọi là:

  1. Hương hỏa
  2. Gia lễ
  3. Hương ước
  4. Gia pháp

Câu 2. Nói về làng Nam Bộ, nhận xét nào sau đây là không đúng?

  1. Thôn ấp ở Nam Bộ trải dài dọc theo các kênh rạch, các trục giao thông thuận tiện…
  2. Làng Nam Bộ không có đình làng và tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
  3. Dân cư của làng Nam Bộ thường biến động bởi người dân hay rời làng đi nơi khác
  4. Làng Nam Bộ có tính mở

Câu 3. Câu “Khôn độc không bằng ngốc đàn” là biểu hiện của đặc điểm gì trong tính cách người Việt?

  1. Tính cộng đồng
  2. Tính dân chủ
  3. Thói dựa dẫm
  4. Thói dựa dẫm

Câu 4. Truyền thống hiếu học và tinh thần “Tôn sư trọng đạo” trong văn hóa Việt Nam có nguồn gốc từ quan niệm nào trong xã hội phong kiến?

  1. Thái độ khinh rẻ nghề buôn
  2. Việc coi trọng chế độ khoa cử
  3. Quan niệm “Nhất sĩ nhì nông”
  4. Quan niệm “Không thầy đố mày làm nên”

Câu 5. Cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống theo mô hình nhà-làng-nước được hình thành vào giai đoạn nào?

  1. Văn hóa tiền sử
  2. Văn hóa Văn Lang-Âu Lạc
  3. Văn hóa thời Bắc thuộc
  4. Văn hóa Đại Việt

Câu 6. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, nghề nào được coi trọng nhất và đứng đầu danh mục các nghề trong xã hội?

  1. Nông
  2. Công
  3. Thương

Câu 7. Vào thời Hậu Lê, đối tượng nào sau đây không được đi học, đi thi?

  1. Con nhà xướng ca
  2. Con nhà nghèo
  3. Con nhà buôn bán
  4. Con nhà tá điền

Câu 8. Bộ luật Hồng Đức đánh dấu một bước phát triển quan trọng của lịch sử pháp quyền Việt Nam. Bộ luật này được ban hành vào thời kỳ nào ?

  1. Thời nhà Lý
  2. Thời nhà Trần
  3. Thời nhà Hậu Lê
  4. Thời nhà Nguyễn

Câu 9. Hình thức lãnh đạo tập thể (vua anh-vua em, vua cha-vua con, vua-chúa…) thể hiện đặc điểm gì trong tổ chức quốc gia Việt Nam?

  1. Tinh thần dân tộc mạnh mẽ
  2. Ý thức quốc gia
  3. Truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp
  4. Thái độ trọng tình, trọng đức, trọng văn

Câu 10. Việc tuyển chọn người tài vào bộ máy quan lại bằng hình thức thi cử thể hiện đặc điểm gì trong tổ chức quốc gia Việt Nam?

  1. Tinh thần dân tộc mạnh mẽ
  2. Ý thức quốc gia
  3. Truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp
  4. Thái độ trọng tình, trọng đức, trọng văn

Câu 11. Việt Nam là một quốc gia chậm phát triển vì:

  1. Nền văn hóa nông nghiệp lạc hậu, khoa học kỹ thuật kém phát triển
  2. Chính sách „„bế quan tỏa cảng‟‟ đã kìm hãm sức vươn lên của xã hội
  3. Khả năng bảo tồn mạnh, tạo nên sự bảo thủ, kìm giữ sức vươn lên của xã hội
  4. Đô thị bị lệ thuộc vào nông thôn, không phát huy được sức mạnh

Câu 12. Xét về chức năng, đô thị truyền thống của Việt Nam có đặc điểm nào nổi bật ?

  1. Do nhà nước sản sinh ra
  2. Do nhà nước sản sinh ra
  3. Chủ yếu thực hiện chức năng hành chính
  4. Hình thành một cách tự phát

Câu 13. Các đô thị cổ của Việt Nam đa số được hình thành theo hướng:

  1. Bộ phận làm kinh tế xuất hiện trước
  2. Bộ phận quản lý hành chính có trước
  3. Bộ phận kinh tế-hành chính xuất hiện đồng thời
  4. Nông thôn phát triển thành đô thị

Câu 14. Trong các đô thị cổ của Việt Nam, đô thị nào được hình thành theo hướng từ thị đến đô ?

  1. Thăng Long
  2. Phú Xuân
  3. Phố Hiến
  4. Cổ Loa

Câu 15. Bàn về đặc điểm của tổ chức đô thị Việt Nam truyền thống, nhận định nào sau đây là không đúng ?

  1. Đô thị do nhà nước sinh ra, chủ yếu thực hiện chức năng hành chánh
  2. Đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn khá đậm nét
  3. Đô thị hình thành một cách tự phát
  4. Đô thị luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa

Câu 16. Lối tổ chức buôn bán quần tụ theo kiểu phố phường làm thương nghiệp Việt Nam có gì khác biệt so với thương nghiệp phương Tây?

  1. Thương nhân cố gắng chiếm giữ lòng tin của khách hàng
  2. Thương nhân cố gắng chiếm giữ lòng tin của khách hàng
  3. Thương nhân liên kết với khách hàng và tính toán để chèn ép nhau
  4. Tính cạnh tranh cao

Câu 17. Đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển theo mô hình đô thị công-thương nghiệp, chú trọng vào chức năng kinh tế từ thời kỳ nào?

  1. Thời kỳ Bắc thuộc
  2. Thời kỳ tự chủ
  3. Thời kỳ Pháp thuộc
  4. Thời kỳ hiện đại

Câu 18. Các ngành công nghiệp khai thác mỏ, chế biến nông lâm sản… xuất hiện ở Việt Nam vào thời kỳ nào?

  1. Thời kỳ Bắc thuộc
  2. Thời kỳ tự chủ
  3. Thời kỳ Pháp thuộc
  4. Thời kỳ hiện đại

Câu 19. Thành ngữ “Sống lâu lên lão làng” phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa tổ chức nông thôn của người Việt?

  1. Tính tôn ti trật tự
  2. Tính gia trưởng
  3. Thói bè phái
  4. Thói dựa dẫm, ỷ lại

Câu 20. Chế độ thị tộc phụ quyền xuất hiện trong xã hội Việt Nam vào thời kỳ văn hóa nào?

  1. Văn hóa thời kỳ tiền sử
  2. Văn hóa Văn Lang – Âu Lạc
  3. Văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
  4. Văn hóa Đại Việt

Câu 21. Theo điều „„Tam bất khả xuất‟‟ trong luật Gia Long, trường hợp nào sau đây thì người đàn ông không được phép bỏ vợ?

  1. Người vợ không có con
  2. Người vợ đã để tang cha mẹ chồng
  3. Người vợ cãi cha mẹ chồng
  4. Người vợ hay ghen tuông

Câu 22. Theo điều “Thất xuất” trong luật Gia Long, trường hợp nào sau đây thì người đàn ông được phép bỏ vợ?

  1. Người vợ không cưới nàng hầu cho chồng
  2. Người vợ không nuôi con riêng của chồng
  3. Người vợ không còn nơi nương tựa
  4. Người vợ hay ghen tuông

Câu 23. Dưới thời các vua Hùng, kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt ở đâu ?

  1. Cổ Loa
  2. Phong Châu
  3. Mê Linh
  4. Vạn An

Câu 24. Quốc hiệu Đại Việt được sử dụng ở nước ta vào thời kỳ nào?

  1. Thời nhà Đinh
  2. Thời nhà Lý
  3. Thời nhà Hồ
  4. Thời nhà Nguyễn

Câu 25. Năm Ất Mão (1075), vua Lý Nhân Tông (1072-1127) cho mở khoa thi đầu tiên để tuyển lựa nhân tài. Người đỗ đầu trong kỳ thi đó là nhà Nho:

  1. Lê Văn Hưu
  2. Chu Văn An
  3. Lê Văn Thịnh
  4. Nguyễn Hiền

Câu 26. Hệ thống chùa Tứ Pháp vốn là những đền miếu dân gian thờ các vị thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, gồm:

  1. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Gió – Thần Sấm
  2. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Sấm – Thần Chớp
  3. Bà Trời – Bà Đất – Bà Nước – Bà Chúa Xứ
  4. Thần Mây – Thần Mưa – Thần Sấm – Thần Sét

Câu 27. Tục thờ Tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của người Việt, thờ bốn vị:

  1. Vua Hùng, Thành Hoàng, Thổ Công, Thổ Địa
  2. Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
  3. Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử , Liễu Hạnh
  4. Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa

Câu 28. Trong tục thờ Tứ bất tử, Chử Đồng Tử là biểu tượng cho ước mơ gì của người Việt ?

  1. Sức mạnh đoàn kết ứng phó với môi trường tự nhiên
  2. Sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm
  3. Xây dựng cuộc sống phồn vinh về vật chất
  4. Xây dựng cuộc sống hạnh phúc về tinh thần

Câu 29. Hình thức tín ngưỡng phổ biến và tiêu biểu nhất của người Việt (gần như trở thành một thứ tôn giáo) là :

  1. Tín ngưỡng phồn thực
  2. Tín ngưỡng thờ Mẫu
  3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
  4. Tục thờ Tứ bất tử

Câu 30. Chế độ mẫu hệ đã làm “nguyên lý Mẹ” ăn sâu trong tâm tí và tính cách của người Việt, thể hiện độc đáo trong đời sống tâm linh qua:

  1. Tín ngưỡng phồn thực
  2. Tín ngưỡng thờ Mẫu
  3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
  4. Tục thờ Tứ bất tử

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 4:

Câu
Đáp án
Câu
Đáp án

Câu 1
C
Câu 16
B

Câu 2
B
Câu 17
C

Câu 3
D
Câu 18
C

Câu 4
B
Câu 19
A

Câu 5
B
Câu 20
C

Câu 6
A
Câu 21
B

Câu 7
A
Câu 22
D

Câu 8
C
Câu 23
B

Câu 9
C
Câu 24
B

Câu 10
C
Câu 25
C

Câu 11
C
Câu 26
B

Câu 12
C
Câu 27
C

Câu 13
B
Câu 28
C

Câu 14
C
Câu 29
C

Câu 15
C
Câu 30
B

Chương 5:

Câu 1. Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên của người Việt, loài thực vật nào được tôn sùng và được thờ cúng nhiều nhất ?

  1. Cây Lúa
  2. Cây Đa
  3. Cây Dâu
  4. Quả Bầu

Câu 2. Vị thần quan trọng nhất trong các làng quê Việt Nam, có vai trò cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng là:

  1. Thành Hoàng
  2. Thổ Công
  3. Thổ Địa
  4. Thần Tài

Câu 3. Đối tượng thờ cúng của tín ngưỡng phồn thực là:

  1. Linga và yoni
  2. Biểu tượng về sinh thực khí
  3. Hành vi giao phối
  4. Sinh thực khí nam nữ và hành vi giao phối

Câu 4. Ý nghĩa của tín ngưỡng phồn thực là:

  1. Cầu mong sự may mắn, no đủ cho cả năm
  2. Làm ma thuật để truyền sinh cho mùa màng
  3. Cầu cho đông con, nhiều cháu
  4. Cầu mong mùa màng và con người sinh sôi nảy nở

Câu 5. Trong phạm vi gia đình, vị thần canh giữ gia cư, chống lại ma quỷ quấy nhiễu và mang may mắn đến cho gia đình là:

  1. Thành Hoàng
  2. Thổ Công
  3. Tổ Sư
  4. Thần Tài

Câu 6. Năm 1572, vua Lê Anh Tông ra lệnh sưu tầm và soạn ra thần tích của Thành Hoàng các làng để vua ban sắc phong thần. Các vị Thành Hoàng được vua ban sắc phong được gọi chung là:

  1. Thượng đẳng thần
  2. Trung đẳng thần
  3. Hạ đẳng thần
  4. Phúc thần

Câu 7. Tà thần là những người có lý lịch không hay ho gì (trẻ con, người ăn mày, người ăn trộm, người chết trôi…) nhưng vẫn được người dân thờ làm Thành Hoàng làng vì :

  1. Thần giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt
  2. Thần chết vào giờ thiêng nên ra oai tác quái, khiến dân làng nể sợ
  3. Thần bảo trợ cho dân làng khỏi thiên tai, dịch bệnh
  4. Thần bảo trợ cho dân làng khỏi thiên tai, dịch bệnh

Câu 8. Dân gian có câu : “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”. Vị thánh trong câu ca dao trên là vị nào ?

  1. Thành Hoàng
  2. Thổ Công
  3. Thổ Địa
  4. Thần Tài

Câu 9. Những thói quen, những nếp sống có ý nghĩa tốt đẹp của một cộng đồng dân tộc đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được đa số mọi người thừa nhận và làm theo gọi là:

  1. Tín ngưỡng
  2. Tôn giáo
  3. Phong tục
  4. Tập quán

Câu 10. Trong tập tục hôn nhân cổ truyền của người Việt, khi hai họ tính chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái, yếu tố nào sau đây được quan tâm hàng đầu ?

  1. Quyền lợi của làng xã
  2. Quyền lợi của gia tộc
  3. Sự phù hợp của đôi trai gái
  4. Sự phù hợp giữa mẹ chồng – nàng dâu

Câu 11. Tục “giã cối đón dâu” của người Việt trong nghi lễ hôn nhân cổ truyền có ý nghĩa :

  1. Cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ được đông con nhiều cháu
  2. Cầu chúc cho lứa đôi hạnh phúc đến đầu bạc răng long
  3. Cầu chúc cho đại gia đình trên thuận dưới hòa
  4. Chúc cho cô dâu đảm đang, tháo vát, làm lợi cho gia đình nhà chồng

Câu 12. Tính pháp lý của hôn nhân cổ truyền được chính quyền làng xã công nhận bằng tập tục:

  1. Thách cưới
  2. Nộp tiền cheo
  3. Ông mai bà mối
  4. Bái yết gia tiên

Câu 13. Câu tục ngữ “Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ” phản ánh :

  1. Tâm lý coi trọng bà con hàng xóm láng giềng
  2. Tâm lý coi trọng sự ổn định làng xã, khinh rẻ dân ngụ cư
  3. Tâm lý trọng tình trọng nghĩa
  4. Tâm lý coi khinh tiền tài vật chất

Câu 14. Tục lệ nào sau đây được tiến hành trong lễ hợp cẩn để cầu chúc cho hai vợ chồng mới cưới luôn gắn bó yêu thương nhau ?

  1. Tục trao cho nhau nắm đất và gói muối
  2. Mẹ chồng ôm bình vôi lánh sang nhà hàng xóm
  3. Tục giã cối đón dâu
  4. Tục uống rượu, ăn cơm nếp

Câu 15. Khi chôn cất người chết, người ta thường đặt trên mộ bát cơm, quả trứng và đôi đũa. Những lễ vật này có ý nghĩa:

  1. Cầu chúc cho người chết sớm đầu thai trở lại
  2. Thể hiện lòng tiếc thương của người sống với người chết
  3. Mong người chết được no đủ ở thế giới bên kia
  4. Cúng cho các vong hồn khác khỏi quấy phá người chết

Câu 16. Trong các nghi thức của đám tang, lễ phạn hàm là lễ:

  1. Tắm rửa cho người chết
  2. Bỏ tiền và nhúm gạo nếp vào miệng người chết
  3. Đặt tên thụy cho người chết
  4. Khâm liệm cho người chết

Câu 17. Trong đám tang, tại sao chắt, chút khi để tang cho cụ, kị lại đội khăn đỏ, khăn vàng ?

  1. Vì màu đỏ, màu vàng là những màu tốt trong ngũ hành
  2. Vì đó là một sự mừng, là bằng chứng cho thấy các cụ sống lâu, nhiều con cháu
  3. Vì đó là cách để phân biệt tôn ti trật tự trong gia đình
  4. Vì đó là sản phẩm của triết lý âm dương trong nền văn hóa nông nghiệp

Câu 18. Về loại số, theo triết lý âm dương, những thứ liên quan đến người chết (hoa cúng, lạy trước quan tài…) đều phải sử dụng:

  1. Số lẻ
  2. Số chẵn
  3. Cả hai ý trên đều đúng
  4. Cả hai ý trên đều sai

Câu 19. Nói về lễ hội, nhận định nào sau đây là không đúng ?

  1. Lễ hội được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống trong thời vụ
  2. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng
  3. Các trò chơi ở lễ hội phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người
  4. Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, lễ thức cúng tế…) và phần hội (các trò diễn, trò chơi dân gian…).

Câu 20. Lễ hội cổ truyền thường diễn ra vào những mùa nào trong năm ?

  1. Mùa xuân và mùa hạ
  2. Mùa xuân và mùa thu
  3. Mùa xuân và mùa đông
  4. Tất cả các mùa

Câu 21. Người Việt Nam đặc biệt coi trọng giao tiếp và rất thích giao tiếp. Đặc điểm này thể hiện trong thói quen:

  1. Thích thăm viếng, hiếu khách
  2. Ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá đối tượng giao tiếp
  3. Tế nhị, ý tứ trong giao tiếp
  4. Xem trọng nghi thức giao tiếp

Câu 22. Thói quen nói chuyện “vòng vo tam quốc”, luôn đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa giao tiếp của người Việt ?

  1. Trọng danh dự
  2. Tế nhị, ý tứ
  3. Trọng tình cảm
  4. Trọng nghi thức

Câu 23. Câu ca dao “Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng” phản ánh đặc điểm gì trong văn hóa giao tiếp của người Việt?

  1. Tế nhị, ý tứ, trọng sự hòa thuận
  2. Đắn đo, cân nhắc kỹ càng khi nói
  3. Thiếu tính quyết đoán
  4. Luôn lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử

Câu 24. Câu đối là một sản phẩm văn chương đặc biệt phản ánh đặc điểm nào của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam?

  1. Xu hướng ước lệ
  2. Xu hướng trọng sự cân đối, hài hòa
  3. Giàu chất biểu cảm
  4. Khuynh hướng thiên về thơ ca

Câu 25. Trong tiếng Việt, lớp từ xanh lơ, xanh ngắt, đỏ rực, đỏ au, vàng chóe, vàng mơ, trắng tinh, trắng phau… góp phần phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam?

  1. Xu hướng ước lệ
  2. Xu hướng trọng sự cân đối, hài hòa
  3. Giàu chất biểu cảm
  4. Khuynh hướng thiên về thơ ca

Câu 26. Cấu trúc “iếc hóa” trong ngữ pháp tiếng Việt (sách siếc, bàn biếc, yêu iếc, chồng chiếc…) phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam?

  1. Tính biểu trưng
  2. Tính linh hoạt
  3. Giàu chất biểu cảm
  4. Tính ước lệ

Câu 27. Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, loại hình nào chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây sớm nhất?

  1. Chèo
  2. Tuồng
  3. Múa rối
  4. Cải lương

Câu 28. Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của Việt Nam, loại hình nào chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhiều nhất?

  1. Chèo
  2. Tuồng
  3. Múa rối
  4. Cải lương

Câu 29. Nói về nghệ thuật chèo truyền thống của Việt Nam, nhận định nào sau đây là không đúng ?

  1. Chèo là loại hình sân khấu tổng hợp có tính cách chuyên nghiệp
  2. Chèo ra đời khá sớm và phát triển mạnh ở Bắc Bộ
  3. Kịch bản của chèo thường lấy từ thần thoại, cổ tích và truyện nôm
  4. Diễn xuất chèo có tính linh hoạt, không tuân thủ nghiêm ngặt theo kịch bản

Câu 30. Nói về nghệ thuật tuồng của Việt Nam, nhận định nào sau đây là không đúng ?

  1. Tuồng là loại hình sân khấu dân gian không chuyên nghiệp
  2. Tuồng phát triển mạnh ở Trung Bộ
  3. Kịch bản của tuồng thường lấy từ truyện cổ Trung Quốc
  4. Người được tôn vinh là Ông tổ của nghệ thuật tuồng hát tuồng là Đào Duy Từ

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 5

Câu
Đáp án
Câu
Đáp án

Câu 1
A
Câu 16
B

Câu 2
A
Câu 17
B

Câu 3
D
Câu 18
B

Câu 4
D
Câu 19
A

Câu 5
B
Câu 20
B

Câu 6
D
Câu 21
A

Câu 7
B
Câu 22
B

Câu 8
A
Câu 23
D

Câu 9
C
Câu 24
B

Câu 10
B
Câu 25
C

Câu 11
A
Câu 26
C

Câu 12
B
Câu 27
D

Câu 13
B
Câu 28
B

Câu 14
D
Câu 29
A

Câu 15
A
Câu 30
A

Chương 6:

Câu 1. Trong các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, loại hình nào phản ánh hiện thực xã hội một cách sống động và sâu sắc nhất ?

  1. Chèo
  2. Tuồng
  3. Múa rối
  4. Cải lương

Câu 2. Loại hình sân khấu dân gian đặc sắc gắn liền với thiên nhiên, phản ánh quá trình thích ứng với tự nhiên của người Việt trong đời sống nông nghiệp là:

  1. Chèo
  2. Tuồng
  3. Múa rối
  4. Cải lương

Câu 3. Thủ pháp ước lệ trên sân khấu (chỉ dùng bộ phận, chi tiết để gợi cho người xem hình dung ra sự thực ngoài đời) phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật thanh sắc và hình khối ?

  1. Tính biểu trưng
  2. Tính biểu cảm
  3. Tính tổng hợp
  4. Tính linh hoạt

Câu 4. Sân khấu truyền thống Việt Nam thường có sự giao lưu rất mật thiết với người xem (sàn diễn là sân đình, khán giả có thể tham gia bình phẩm khen chê và chen vào vài câu ngẫu hứng…). Điều này phản ánh đặc điểm gì của nghệ thuật sân khấu truyền thống?

  1. Tính biểu trưng
  2. Tính biểu cảm
  3. Tính tổng hợp
  4. Tính linh hoạt

Câu 5. Theo quan niệm của người Chàm, thần thánh thường ngự trị ở hướng nào của làng?

  1. Đông
  2. Tây
  3. Nam
  4. Bắc

Câu 6. Vùng đất chôn cất người chết của người Tây Nguyên thường nằm về hướng nào của làng?

  1. Đông
  2. Tây
  3. Nam
  4. Bắc

Câu 7. Lễ Hạ điền là lễ hội nông nghiệp thường được tổ chức vào thời điểm:

  1. Gặt lúa mới
  2. Đầu mùa cấy lúa
  3. Giữa mùa lúa
  4. Hết mùa cấy

Câu 8. Trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu có câu : “Thà đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ”. Đạo nhà trong câu thơ trên là đạo nào ?

  1. Đạo Phật
  2. Đạo thờ cúng tổ tiên
  3. Đạo Hòa Hảo
  4. Đạo Cao Đài

Câu 9. Vào ngày tết, mâm ngũ quả để thờ của người dân Nam Bộ thường có 5 loại trái : mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Điều này phản ánh đặc điểm gì trong nghệ thuật trang trí của người Việt?

  1. Thủ pháp ước lệ
  2. Mô hình mang ý nghĩa phồn thực
  3. Thủ pháp liên tưởng bằng ngôn từ
  4. Thủ pháp liên tưởng bằng hình thức

Câu 10. Hát chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng, lên đồng…là những nghi thức hành lễ của tín ngưỡng nào?

  1. Tín ngưỡng phồn thực
  2. Tín ngưỡng thờ Mẫu
  3. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
  4. Tục thờ Tứ bất tử

Câu 11. Tập tục đi thăm mồ mả, lăng tẩm để quét dọn, sửa sang, tu bổ nơi an nghỉ của những người quá cố được người Việt tiến hành vào dịp nào trong năm?

  1. Tết Đoan Ngọ
  2. Lễ Vu Lan
  3. Tết Thanh Minh
  4. Tết Nguyên Đán

Câu 12. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, và người được tôn vinh Tổ nghề hát chèo là:

  1. Bà Hà Thị Cầu
  2. Ông Đào Duy Từ
  3. Bà Phạm Thị Trân
  4. Ông Tào Mạt

Câu 13. Trong nghệ thuật hóa trang trên sân khấu tuồng, những kép hát vẽ mặt nạ màu đỏ là hóa thân của loại nhân vật nào?

  1. Người anh hùng, trung dũng
  2. Kẻ nóng nảy bộp chộp
  3. Kẻ nịnh thần, phản trắc
  4. Hào kiệt nơi rừng núi

Câu 14. Loại hình nghệ thuật truyền thống đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại là:

  1. Nhã nhạc cung đình Huế
  2. Dân ca quan họ
  3. Ca trù
  4. Đờn ca tài tử Nam Bộ

Câu 15. Bộ Tứ linh Long-Lân-Quy-Phụng được sử dụng phổ biến trong hội họa, điêu khắc truyền thống với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trong đó, hình tượng con Lân mang ý nghĩa:

  1. Biểu trưng cho ước vọng thái bình
  2. Biểu trưng cho uy lực
  3. Biểu trưng cho sự sống lâu
  4. Biểu trưng cho hạnh phúc

Câu 16. Tính dung chấp của văn hóa Việt Nam được xác định bằng công cụ nghiên cứu:

  1. Địa – văn hóa
  2. Nhân học văn hóa
  3. Giao lưu – tiếp biến văn hóa
  4. Cả ba phương án đều đúng

Câu 17. Tín ngưỡng phổ biến nhất ở Việt Nam là?

  1. Thờ Thổ công
  2. Thờ Thành Hoàng
  3. Phồn thực
  4. Thờ Tổ tiên

Câu 18. Trong lịch sử Việt Nam, tôn giáo từng gắn với chủ nghĩa yêu nước là?

  1. Thiên Chúa giáo
  2. Phật giáo
  3. Bà la môn giáo
  4. Đạo giáo

Câu 19. Cơ sở hình thành nên những phẩm chất nổi trội trong tính cách của người Việt là?

  1. Kinh tế – xã hội
  2. Lịch sử
  3. Lịch sử
  4. Cả 3 phương án đều đúng

Câu 20. Đối tượng nghiên cứu Đại cương văn hóa Việt Nam là?

  1. Các yếu tố tạo thành bản sắc văn hóa Việt Nam
  2. Các yếu tố văn hóa mang tính khu vực
  3. Các yếu tố văn hóa của Việt Nam
  4. Các yếu tố văn hóa mang tính nhân loại

Câu 21. Phật giáo được đưa lên làm quốc giáo ở Việt Nam trong thời kỳ:

  1. Hậu Lê
  2. Lý – Trần
  3. Nguyễn
  4. Đinh – Lê

Câu 22. Khái niệm văn vật dùng để chỉ:

  1. Các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể
  2. Giá trị văn hóa tinh thần
  3. Giá trị văn hóa vật chất và tinh thần
  4. Giá trị văn hóa vật chất

Câu 23. “Phép vua thua lệ làng” là sản phẩm của:

  1. Chủ nghĩa cục bộ địa phương
  2. Tính bảo thủ
  3. Tính tập thể
  4. Tính tự quản

Câu 24. “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” là sản phẩm của:

  1. Tính tập thể
  2. Chủ nghĩa cục bộ địa phương
  3. Tính bảo thủ
  4. Tính tự quản

Câu 25. Đôi đũa được sử dụng trong bữa ăn của người Việt Nam thể hiện:

  1. Tính tổng hợp
  2. Tính biện chứng
  3. Tính linh hoạt
  4. Cả ba phương án trên

Câu 26. An nam tứ đại khí là 4 di sản của văn hóa:

  1. Nho giáo
  2. Đạo giáo
  3. Thiên chúa giáo
  4. Phật giáo

Câu 27. Chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam là sản phẩm của:

  1. Sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và văn hóa phương Tây
  2. Sự tiếp thu văn hóa phương Tây
  3. Sự tiếp thu văn hóa truyền thống
  4. Sự tiếp thu văn hóa Trung Hoa

Câu 28. Công cụ nghiên cứu được sử dụng phổ biến để nghiên cứu văn hóa dân gian và văn hóa tộc người là?

  1. Các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể
  2. Địa – văn hóa
  3. Giá trị văn hóa vật chất và tinh thần
  4. Giá trị văn hóa tinh thần

Câu 29. “Văn hoá là tổ hợp những phương thức hoạt động và niềm tin tạo thành trụ cột của cuộc sống chúng ta được kế thừa về mặt xã hội” thuộc cách định nghĩa:

  1. Cấu trúc
  2. Tâm lý học
  3. Liệt kê
  4. Lịch sử

Câu 30. Chùa ở Việt Nam là nơi thờ:

  1. Các vị anh hùng có công với nước
  2. Cả ba phương án đều đúng
  3. Phật
  4. Các vị thần

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 6

Câu
Đáp án
Câu
Đáp án

Câu 1
D
Câu 16
D

Câu 2
C
Câu 17
D

Câu 3
A
Câu 18
B

Câu 4
D
Câu 19
D

Câu 5
A
Câu 20
A

Câu 6
B
Câu 21
B

Câu 7
B
Câu 22
D

Câu 8
B
Câu 23
A

Câu 9
C
Câu 24
C

Câu 10
B
Câu 25
C

Câu 11
C
Câu 26
D

Câu 12
C
Câu 27
A

Câu 13
A
Câu 28
B

Câu 14
A
Câu 29
D

Câu 15
A
Câu 30
C

Chương 7:

Câu 1. Địa văn hóa là công cụ nghiên cứu văn hóa bằng:

  1. Không gian
  2. Hoàn cảnh địa lý
  3. Thời gian
  4. Cả ba phương án đều đúng

Câu 2. Theo triết lý Âm dương, khí âm và khí dương chính là?

  1. Vật chất và ý thức
  2. Nam và nữ
  3. Yếu tố vật chất
  4. Yếu tố tinh thần

Câu 3. Thái độ “vừa cởi mở, vừa rụt rè” trong giao tiếp là của:

  1. Người Mỹ
  2. Người Pháp
  3. Người Trung Quốc
  4. Người Việt Nam

Câu 4. “Tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa” là đặc điểm tính cách của người Việt được hình thành từ :

  1. Điều kiện lịch sử
  2. Kinh tế tiểu nông
  3. Kinh tế tiểu nông
  4. Điều kiện xã hội

Câu 5. Ngôi nhà của người Việt Nam mang dấu ấn của:

  1. Môi trường sông nước
  2. Tôn giáo
  3. Tính cộng đồng
  4. Cả ba phương án đều đúng

Câu 6. “Tác phong tùy tiện, kỷ luật không chặt chẽ” trong tính cách của người Việt Nam là sản phẩm của:

  1. Hoàn cảnh địa lý
  2. Điều kiện lịch sử
  3. Kinh tế nông nghiệp
  4. Cả ba phương án đều đúng.

Câu 7. “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá” là định nghĩa của:

  1. Hồ Chí Minh
  2. Phan Ngọc
  3. UNESCO
  4. Đào Duy Anh

Câu 8. “Chúng tôi gọi tất cả những gì phân biệt giữa con người với động vật là văn hóa” thuộc cách định nghĩa:

  1. Lịch sử
  2. Tâm lý học
  3. Nguồn gốc
  4. Chuẩn mực

Câu 9. Luận điểm “Văn hóa Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng” được rút ra từ công cụ nghiên cứu:

  1. Nhân học – văn hóa
  2. Giao lưu – tiếp biến văn hóa
  3. Tọa độ văn hóa
  4. Địa – văn hóa.

Câu 10. “Càng gần trung tâm, ảnh hưởng của văn hóa gốc càng sâu đậm, càng xa trung tâm, ảnh hưởng của văn hóa gốc càng phai nhạt” là luận điểm được rút ra từ công cụ nghiên cứu:

  1. Tọa độ văn hóa
  2. Nhân học – văn hóa
  3. Địa – văn hóa
  4. Giao lưu – tiếp biến văn hóa

Câu 11. Văn miếu là nơi thờ:

  1. Ông tổ của nghề y
  2. Ông tổ của nghề buôn bán
  3. Ông tổ của nghề dạy học
  4. Ông tổ của nghệ thuật

Câu 12. Trong lịch sử Việt Nam, tôn giáo từng là cơ sở cho khối đại đoàn kết dân tộc là?

  1. Đạo giáo
  2. Phật giáo
  3. Thiên Chúa giáo
  4. Nho giáo

Câu 13. “Lối sống mà một công xã hay bộ lạc tuân thủ được gọi là văn hoá” thuộc cách định nghĩa:

  1. Liệt kê
  2. Cấu trúc
  3. Nguồn gốc
  4. Chuẩn mực

Câu 14. “Chủ nghĩa yêu nước” của người Việt Nam là sản phẩm của văn hóa:

  1. Nhà nước – dân tộc
  2. Đô thị
  3. Tộc người
  4. Làng xã

Câu 15. Để xác định đối tượng nghiên cứu của Đại cương văn hóa Việt Nam, các nhà văn hóa học sử dụng phương pháp:

  1. Qui nạp và diễn dịch
  2. Lịch sử
  3. Logic
  4. Logic kết hợp với lịch sử

Câu 16. Phẩm chất “Trọng tuổi tác, trọng người già” trong tính cách của người Việt Nam được tạo bởi:

  1. Sự lễ phép
  2. Ảnh hưởng của Nho giáo
  3. Ảnh hưởng của Phật giáo
  4. Kinh tế nông nghiệp

Câu 17. “Tính tự quản” của người Việt Nam là sản phẩm của văn hóa:

  1. Đô thị
  2. Làng xã
  3. Nhà nước – dân tộc
  4. Gia đình

Câu 18. “Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để vượt qua mọi khó khăn gian khổ” là đặc điểm tính cách của người Việt được hình thành từ:

  1. Điều kiện địa lý
  2. Điều kiện kinh tế
  3. Điều kiện lịch sử
  4. Cả 3 phương án đều đúng

Câu 19. Nho giáo được đưa lên làm quốc giáo ở Việt Nam trong thời kỳ:

  1. Đinh – Lê
  2. Lý – Trần
  3. Hậu Lê
  4. Nguyễn

Câu 20. Đô thị truyền thống của Việt Nam phụ thuộc vào nông thôn, bị nông thôn hóa là vì:

  1. Chế độ phong kiến tập quyền
  2. Sự bao trùm của thể chế làng xã lên mọi thiết chế
  3. Tâm lý “trọng nông, ức thương”
  4. Cả ba phương án đều đúng

ĐÁP ÁN CHƯƠNG 7:

Câu
Đáp án
Câu
Đáp án

Câu 1
B
Câu 11
C

Câu 2
C
Câu 12
B

Câu 3
D
Câu 13
D

Câu 4
B
Câu 14
A

Câu 5
A
Câu 15
D

Câu 6
C
Câu 16
D

Câu 7
A
Câu 17
B

Câu 8
C
Câu 18
D

Câu 9
A
Câu 19
C

Câu 10
D
Câu 20
D