55+ Mẫu Cổng Nhà Đẹp ở Nông Thôn Đơn Giản, Ấn Tượng
Ngày nay, cổng nhà ngày càng được gia chủ quan tâm mỗi khi tiến hành xây hoặc cải tạo nhà cửa, bởi đây chính là nơi thu hút, tạo ấn tượng với khách đến chơi nhà. Không chỉ ở thành phố, các khu biệt thự cao cấp mà ở nông thôn gia chủ cũng rất chú trọng vào chi tiết này. Tham khảo ngay 55+ mẫu cổng nhà đẹp ở nông thôn giúp nâng tầm thẩm mỹ của cả căn nhà.
Mục lục bài viết
1. Cách xây hướng cổng nhà theo mệnh, tuổi
Thực chất, có nhiều người vẫn cho rằng chỉ cần quan trọng hướng nhà, còn hướng cổng thì có thể tùy ý bố trí hợp diện tích. Tuy nhiên trong phong thủy bát trạch, mỗi một chi tiết trong nhà đều mang ý nghĩa riêng và có ảnh hưởng đến sinh khí của toàn bộ căn nhà.
Xây hướng nhà theo mệnh, tuổi tạo nên một cổng nhà đẹp, hợp phong thủy
Để có được một thiết kế cổng nhà đẹp ở nông thôn thì việc xây theo mệnh, tuổi là rất cần thiết. Cụ thể:
1.1 Mệnh Kim
Với gia chủ mệnh Kim nên mở cửa theo hướng Bắc hoặc Tây Nam, thuộc hành Thổ, tương sinh với Kim. Tránh đặt cổng tại hướng Nam, thuộc hành Hỏa sẽ khắc với kim.
1.2 Mệnh Mộc
Gia chủ có mệnh mộc nên mở cổng nhà về hướng Bắc, tương sinh với Mộc. Tránh mở cổng ở hướng Tây, Tây Bắc, không tạo phúc khí tốt.
1.3 Mệnh Thủy
Chủ nhà mang mệnh Thủy nên mở cổng nhà theo hướng Tây, Tây Bắc thuộc hành Kim, tương sinh với Thủy. Tránh mở cổng hướng Đông Bắc, Tây Nam, thuộc hành Thổ, khắc Thủy.
1.4 Mệnh Hỏa
Gia chủ mang mệnh Hỏa nên mở cổng nhà theo hướng Đông, Đông Nam, thuộc Mộc, tương sinh với Hỏa. Tránh mở cổng theo hướng Bắc vì không sinh lợi cho căn nhà.
1.5 Mệnh Thổ
Người có mệnh Thổ nên mở cổng nhà về hướng Nam, thuộc hành Hỏa, tương sinh với Thổ. Tránh mở cổng ở hướng Đông và Đông Nam, thuộc hành Mộc, không hợp với người mệnh Thổ.
2. Những lưu ý khi xây cổng nhà đẹp ở nông thôn đẹp, phong thủy
Bên cạnh hướng làm cổng nhà, để sở hữu cổng nhà đẹp ở nông thôn, gia chủ còn phải lưu ý một số vấn đề sau:
2.1 Lựa chọn các thiết kế đơn giản
Lĩnh vực xây dựng nhà ở ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với sự tăng lên về nhu cầu của con người. Do đó, các mẫu cổng nhà cũng ngày càng đa dạng không kém.
Nên ưu tiên chọn các thiết kế cổng nhà nông thôn đơn giản, mộc mạc
Với những khu biệt thự cao cấp hoặc nhà ở thành phố sẽ ưa chuộng những mẫu cổng nhà to, đẹp, hiện đại, nhiều chi tiết cầu kỳ. Tuy nhiên, với cổng nhà ở nông thông thường chú trọng sự đơn giản trong thiết kế, ưu tiên những loại cổng có độ bền cao và giá thành hợp lý.
2.2 Hướng cổng hợp phong thủy
Người xưa cho rằng, có 4 linh vật đặc biệt tượng trưng cho 4 hướng trong phong thủy:
-
Chu Tước – Hướng Nam.
-
Huyền Vũ – Hướng Bắc.
-
Thanh Long – Hướng Đông.
-
Bạch Hổ – Hướng Tây.
Quy luật xây cổng nhà theo hướng phong thủy: Trước Chu Tước, sau Huyền Vũ, phải Bạch Hổ, trái Thanh Long. Điều này sẽ giúp cho phong thủy của ngôi nhà tăng lên, thu hút vượng khí, tiền tài, may mắn của gia chủ cũng sẽ ngày càng rộng mở hơn.
2.3 Kích thước cổng phù hợp với căn nhà
Cổng nhà đẹp ở nông thôn cũng cần đảm bảo về kích thước. Thông thường cổng 1 cánh sẽ có kích thước là 0,8m x 2,1m, cổng 2 cánh có kích thước là 1,3m x 2,2m. Cổng nhà nông thông thường ít có loại quá nhiều cánh để phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như phong thủy của căn nhà.
Lựa chọn kích thước cổng phù hợp với diện tích tổng thể của ngôi nhà
Tuy nhiên, kích thước của cổng còn phụ thuộc vào tổng diện tích cả căn nhà, sân vườn…Nhà càng rộng thì nên làm cổng lớn, ngược lại nhà nhỏ thì cổng càng đơn giản càng tốt.
2.4 Lựa chọn màu cổng
Màu sắc đẹp cũng giúp cho cổng nhà đẹp ở nông thôn trở nên thu hút hơn. Mặc dù vậy, lựa chọn màu cổng cần hài hòa với tổng thể ngôi nhà cũng như hợp mệnh với gia chủ. Cụ thể:
-
Mệnh Kim: Ưu tiên làm cổng có hình dáng cong, tròn, không nên làm cổng hình chữ nhật, hình vuông. Có thể làm bằng kim loại như sắt, nhôm hay inox và chọn màu xám, ghi, trắng hoặc bạc.
-
Mệnh Mộc: Nên làm cổng gỗ hoặc cổng sắt, chọn màu xanh thuộc Mộc.
-
Mệnh Thủy: Lựa chọn mẫu cổng có nhiều hoa văn, các nét uốn lượn. về màu sắc có thể chọn màu xanh nước biển hoặc màu đen.
-
Mệnh Hỏa: Ưu tiên cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo, màu đỏ hoặc màu nâu.
-
Mệnh Thổ: Nên làm cổng dáng vuông, gam màu phù hợp là vàng hoặc nâu đất.
Lựa chọn màu cổng phù hợp
2.5 Tỉa gọn cây trước cổng nhà
Nếu như ở phía trước cổng nhà hoặc lối vào nhà có trồng cây thì nên tỉa gọn để lối đi vào được thông thoáng, sáng sủa, tránh cảm giác bí bách, âm u. Ngoài ra, có thể trồng thêm một số loại cây hợp phong thủy để thanh lọc không khí và thu hút nguồn sinh khí tốt.
Cắt tỉa cây xanh trước nhà để tạo sự thoáng đãng, trong lành
Bên cạnh đó, có thể xây thêm hàng rào cổng nhà đẹp ở nông thôn để bảo vệ ngôi nhà và tăng thêm tính thẩm mỹ.
2.6 Những vị trí kiêng kỵ khi xây cổng nhà
Việc xây cổng ở vị trí không phù hợp sẽ gây nhiều sự bất tiện cũng như mang lại phong thủy không tốt cho gia chủ. Vì vậy, khi xây cổng nhà đẹp ở nông thôn nói chung, hãy lưu ý những vị trí cần kiêng kỵ sau:
-
Thứ nhất: Không nên xây cổng ở vị trí đối diện nhà bếp nấu ăn, khu vực vệ sinh, phòng ngủ hoặc cửa chính. Đặt cổng ở những vị trí này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc của chủ nhà.
-
Thứ hai: Tránh việc thiết kế lối đi quá nhỏ hẹp. Lối vào nhà cần phải có sự hài hòa, cân đối với cổng nhà cũng như toàn thể căn nhà. có thể tiến hành tỉa lớn cây nếu có quá nhiều loại cây rậm rạp. Ngược lại thì có thể trồng thêm các cây phong thủy để hút vượng khí tốt.
-
Thứ ba: Tuyệt đối tránh các vị trí xung sát cổng như: Cửa cổng của 2 nhà đối diện nhau, đối diện cột điện, cây lớn hoặc các đường giao thông cắt với nhau.
-
Thứ tư: Mở cổng hướng ra ngoài sẽ giúp hút tài lộc đi và bên trong, không thất thoát tiền bạc, mang nhiều may mắn đến với gia chủ.
Lối vào cổng nhà cần hài hòa, cân đối với tổng thể chung
3. Những vật liệu làm cổng nhà ở nông thôn đẹp
Để làm được cổng nhà đẹp ở nông thôn thì vật liệu là phần không thể bỏ qua. Tùy thuộc vào phong cách thiết kế cổng cũng như điều kiện tài chính mà gia chủ sẽ lựa chọn loại vật liệu phù hợp.
Một số loại vật liệu thường được dùng để làm cổng thường là sắt, inox, nhôm hoặc thậm chí là gỗ. Cụ thể:
3.1 Cửa cổng sắt
Một trong những loại vật liệu hàng đầu khi xây cổng nhà đẹp ở nông thôn là cổng sắt. Loại cổng này vừa hiện đại nhưng không làm mất đi phong cách đặc trưng vốn có của vùng thôn quê.
Cửa cổng sắt mang vẻ hiện đại, có độ bền cao và chắc chắn
Ưu điểm:
-
Đơn giản, hiện đại nhưng vẫn thể hiện được vẻ đẹp của cổng nhà và tổng thể không gian sống.
-
Có độ bền cao, kiên cố, chắc chắn, có thể bền vững lên đến 50 năm.
-
Dễ thi công, lắp đặt cũng như bảo dưỡng.
-
Chi phí hợp lý
Nhược điểm: Có thể dễ bị hoen gỉ do thời tiết, trọng lượng khá nặng.
3.2 Cửa cổng bằng inox
Cổng inox được làm từ loại thép không gỉ, có màu ánh bạc với bề mặt sáng bóng.
Cửa cổng làm bằng inox có giá thành rẻ và dễ dàng gia công, lắp đặt
Ưu điểm:
-
Giá thành rẻ.
-
Màu sắc trắng sáng và khó bị han gỉ, oxy hóa.
-
Tuổi thọ lâu dài
-
Trọng lượng nhẹ, dễ dàng gia công, lắp đặt và bảo dưỡng.
-
Không cần phải tốn bước sơn phủ do đó giúp giảm thiểu tối đa chi phí.
Nhược điểm:
-
Khả năng chịu va đập, chịu lực khá kém, dễ bị móp, méo khi có tác động mạnh.
-
Inox là dạng vật liệu thô, cứng nên khó tạo hình nghệ thuật, hoa văn…do vậy chúng hạn chế về thiết kế so với các loại cổng khác.
-
Độ bám màu tương đối kém, chỉ có thể sử dụng màu bạc khi làm cổng.
-
Giá thành khá đắt đỏ so với khu vực nông thôn.
3.3 Nhôm đúc
Cổng nhôm đúc được tạo ra bởi phương pháp đúc nhôm cùng các kim loại khác theo khuôn. Hiện nay, loại vật liệu này đang được nhiều gia đình lựa chọn để tạo nên những mẫu thiết kế cổng nhà đẹp ở nông thôn.
Cửa nhôm đúc sang trọng, hiện đại và thể hiện tính thẩm mỹ nghệ thuật rất cao
Ưu điểm:
-
Có tính thẩm mỹ rất cao và rất được ưa chuộng.
-
Dễ tạo ra được rất nhiều kiểu dáng, hoa văn cũng như họa tiết khác nhau, phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng.
-
Có thể biến hóa với đa dạng phong cách kiến trúc, từ nhà vườn, biệt thự cho đến nhà cao tầng.
-
Khó bị oxy hóa, không bị mối mọt, han gỉ, có tuổi thọ cao.
Nhược điểm:
-
Giá thành của cổng nhà đẹp ở nông thôn làm bằng nhôm đúc cao hơn gấp 2 – 3 lần so với các vật liệu còn lại.
-
Có trọng lượng nặng, gây khá nhiều khó khăn cho việc gia công và lắp đặt.
3.4 Cửa cổng gỗ
Gỗ là một trong những loại vật liệu được sử dụng phổ biến khi làm cổng nhà. Đây được xem là loại cổng luôn hợp thời đại cũng như thể hiện được phong cách của chủ nhà.
Cửa cổng gỗ mang nét đơn sơ, mộc mạc, giản dị của làng quê Việt Nam
Ưu điểm:
-
Giá thành rẻ
-
Thiết kế tối giản giúp làm giảm trọng lượng cho cổng
-
Việc gia công đơn giản hơn, nhanh gọn hơn.
-
Có nhiều kiểu dáng để khách hàng có thể chọn lựa.
Nhược điểm:
-
Nhanh xuống cấp, dễ bị mối mọt tấn công.
-
Tuổi thọ tương đối thấp, phải thường xuyên tu sửa hoặc sơn lại.
4. Tổng hợp 55+ mẫu cổng nhà đẹp ở nông thôn độc đáo, ấn tượng
Nếu chưa biết nên lựa chọn cổng nào cho tổng thể căn nhà của mình thì hãy tham khảo một số mẫu cổng nhà đẹp ở nông thôn sau:
4.1 Cổng sắt hai cánh hình mũi giáo
Đây là loại cổng sắt cơ bản và khá phổ biến ở hầu hết những ngôi nhà tại làng quê Việt Nam. Không cần họa tiết cầu kỹ, không cần hoa văn độc đáo, chỉ với những mũi giáo thẳng lên trời, xếp đều cũng đã mang đến một chiếc cổng kiên cố, bền và đặc biệt là có tính thẩm mỹ cao.
Mẫu cổng sắt hai cánh có hình mũi giáo
Mẫu cổng sắt hai cánh có hình mũi giáo
4.2 Mẫu cổng nhà đẹp ở nông thôn – Cổng thanh dọc bản to
Loại cổng này sẽ thường được làm bằng sắt hoặc bằng gỗ sau đó phun màu sơn theo yêu cầu. Chiếc cổng này cũng có kiểu dáng đơn giản, được tạo thành từ các loại thanh bản to, xếp đều và liên kết với nhau nhằm đem đến sự kín đáo cho không gian sống.
Mẫu cổng nhà đẹp thanh dọc, bản to, chắc chắn
4.3 Mẫu cổng sắt kết hợp với hoa văn, tranh vẽ
Đây là một trong những kiểu cổng nhà đẹp ở nông thôn, thể hiện sự độc đáo, cá tính và phù hợp với những chủ nhà yêu thích nghệ thuật. Việc kết hợp chất liệu sắt cùng với tranh vẽ nghệ thuật nhằm tạo ra một chiếc cổng nhà vô cùng thu hút người nhìn.
Mẫu cổng sắt kết hợp với họa tiết, hoa văn và tranh vẽ
4.4 Cổng sắt có mái che
Hiện nay loại cổng này đã phổ biến khá nhiều tại vùng nông thôn Việt Nam. NHững loại cổng có mái bên trên được ví như một “ngôi nhà nhỏ”, tạo ấn tượng ban đầu mỗi khi có khách ghé thăm.
Mẫu cổng sắt có thêm mái che phía trên
Thông thường khi gia chủ quyết định làm mẫu cổng nhà này sẽ phải tốn thêm phần chi phí xây dựng, do đó, tổng chi phí làm cổng cũng sẽ tương đối cao.
4.5 Cổng 2 cánh đơn giản
Những chiếc cổng 2 cánh dường như là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình. Mặc dù phần đất ở quê khá rộng rãi, tuy nhiên với lối sống giản dị, đơn giản thì một chiếc cổng gồm có 2 cánh sẽ phù hợp hơn là chiếc cổng với quá nhiều cánh.
Mẫu cổng đơn giản, 2 cánh phổ biến ở vùng nông thôn
Mẫu cổng này để bình thường cũng đã đủ thu hút, nhưng có thể biến tấu thêm với nhiều thiết kế khác nhau để phù hợp với ý muốn của chủ nhà. Thông thường, loại cổng này có thể làm bằng mọi chất liệu, đặc biệt là inox và gỗ.
4.6 Cổng inox cánh gấp
Bên cạnh những chủ nhà yêu thích sự đơn giản thì cũng có những chủ nhà khác yêu thích sự sang trọng, tiện lợi và cần một chiếc cổng cỡ lớn. Vì vậy, chọn cổng gấp inox là một trong những lựa chọn lý tưởng.
Cổng inox cánh gấp giúp tiết kiệm diện tích cho việc làm cổng
Một chiếc cổng có 4, 5 hoặc 6 cánh sẽ được chuyển sang dạng cánh gập để tiết kiệm diện tích những vấn thể hiện được sự sang trọng, bề thế của tổng thể ngôi nhà.
4.7 Cổng chữ phúc, vạn, thọ
Với những gia chủ quan tâm nhiều đến yếu tố tâm linh, phong thủy thì mẫu cổng có chữ Hán như Phúc, Vạn hay Thọ sẽ được lựa chọn. Phần chữ sẽ được đặt trong khung và chia đều ra 2 bên cánh, khi đóng cổng lại thì có thể nhìn thấy rõ ràng chữ hiện lên.
Mẫu cổng in hình chữ Phúc, Vạn, Thọ
Mẫu cổng này dù không quá nổi bật nhưng mang đến nhiều ý nghĩa phong thủy, may mắn.
4.8 Cổng inox hoa văn
Mặc dù thực tế cổng inox khá bị hạn chế về mẫu mã bởi những đặc tính của nó trong quá trình gai công. Tuy nhiên, những người thợ kỹ thuật vẫn có thể tạo ra được những mẫu cổng làm bằng chất liệu này với nhiều hoa văn độc đáo, mang tính nghệ thuật.
Mẫu cổng inox có hoa văn
4.9 Cổng nhôm đúc có lắp motor âm sàn
Cổng nhôm đúc 1 cánh có lắp thêm motor âm sàn thường chỉ lắp đặt ở biệt thự lớn hoặc tại các công ty. Tuy nhiên ngày nay, ở các làng quê phát triển, đây được xem là một mẫu cổng nhà đẹp ở nông thôn, thể hiện được sự sang trọng, bề thế của gia chủ.
Cổng nhôm đúc có lắp thêm motor âm sàn
4. 10 Cổng nhôm đúc hoa văn nhẹ nhàng, cổ điển
Những chiếc cổng nhôm đúc là mẫu cổng nhà đẹp ở nông thôn thường có kích thước lớn và độ sộ. Tuy nhiên, nếu được đan xen thêm những hoa văn nhẹ nhàng sẽ mang đến sự thơ mộng, thanh thoát, tạo cảm giác gần gũi cho khách đến chơi nhà.
Mẫu cổng nhôm đúc có hoa văn nhẹ nhàng
4. 11 Cổng nhôm đúc kỳ công, nghệ thuật
Loại cổng làm bằng nhôm đúc này mang tính nghệ thuật lớn, thể hiện được giá trị và đồng thời cũng có mức giá thành rất cao. Đây được xem là một trong những mẫu cổng nhà đẹp và đắt đỏ nhất hiện tại.
Cổng nhôm đúc tranh phù điêu, hoa văn nghệ thuật
4.12 Cổng nhà đẹp ở nông thôn – Cổng nhà vườn
Những gia đình ở nông thôn Việt Nam thường sở hữu phần đất rộng rãi, nhiều cây xanh, hoa lá trông gần gũi với thiên nhiên. Chính vì vậy, một mẫu cổng cho nhà vườn đẹp sẽ giúp tăng thêm tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian sống.
Mẫu cổng nhà vườn đẹp ở nông thôn
4.13 Mẫu cổng gỗ cổ điển
Mẫu cổng gỗ đơn giản từ bao đời này vẫn luôn không bị lạc hậu so với thời gian. Những chiếc cổng được làm từ những thanh gỗ chắc chắn, được phủ một màu sơn trầm tạo nên nét mộc mạc, yên bình ở thôn quê.
Mẫu cổng gỗ cổ điển, đơn giản
4.14 Mẫu cổng nông thôn phong cách Châu Âu
Mẫu cổng theo phong cách châu Âu thường được làm từ nhôm đúc, thích hợp cho những ngôi nhà hiện đại, cao tầng hoặc những căn biệt thự. Thông thường mẫu cổng này sẽ được điêu khắc nhiều hoa văn sang trọng, thể hiện được phong thái của ngôi nhà, của chủ nhân.
Mẫu cổng gỗ hiện đại theo phong cách châu Âu
Trên đây là những vấn đề xoay quanh cổng nhà cũng như một số mẫu cổng nhà đẹp ở nông thôn mà bạn có thể tham khảo. Thông qua bài viết này, Kiến Thịnh Group hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều sự lựa chọn hơn trong việc thiết kế cổng cho căn nhà cũng như nắm rõ những lưu ý để có một mẫu cổng đẹp, phù hợp và quan trọng là có phong thủy tốt.
Xem thêm:
Gửi yêu cầu tư vấn
Sau khi nhận được yêu cầu tư vấn của quý khách, Kiến Thịnh sẽ liên hệ sớm nhất có thể để tư vấn cho quý vị.
Họ tên *
Điện thoại *
Địa chỉ
Loại công trình
Mức đầu tư
Đính kèm tệp tin
Tiêu đề
Yêu cầu cụ thể