6 Dấu Hiệu Hỏng Giảm Xóc ô Tô Và Cách Xử Lí đơn Giản
Nếu bạn thấy giảm xóc bị chảy dầu, có tiếng kêu, cứng không còn đàn hồi tốt… thì đây là các dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô cần được xử lí tránh ảnh hưởng những bộ phận liên quan.
Giảm xóc ô tô là gì?
Giảm xóc ô tô (hay còn gọi là phuộc) là bộ phận cực kì quan trọng trong hệ thống treo. Nó giúp xe di chuyển êm ái khi gặp ổ voi, ổ gà, hay các đoạn đường xấu. Giúp người lái xe và hành khách có cảm giác thoải mái hơn.
Hệ thống giảm xóc ô tô gồm 2 phần: Giảm xóc sau ô tô và giảm xóc trước ô tô
Hệ thống giảm xóc xe ô tô hoạt động như thế nào?
Giảm xóc xe ô tô giúp chuyển đổi động năng của các xung lực thành nhiệt năng để tiêu tán nhanh chóng. Từ đó các dao động do va đập của ô tô trở nên nhẹ nhàng, không dồn dập, cứng nhắc.
Các loại giảm xóc ô tô hiện nay
Dựa theo cấu tạo giảm xóc ô tô mà chúng ta có thể chia thành các loại giảm sóc như sau:
Giảm xóc loại 1 ống
Cấu tạo giảm xóc ô tô loại 1 ống
- 1 ống dầu
- Buồng dầu và buồng hơi
- Piston
Ưu điểm
- Dập tắt dao động tốt hơn so với loại 2 ống
- Hạn chế sủi bọt của dầu, tăng tuổi thọ của dầu
- Dầu và giảm xóc được làm mát nhanh hơn do không bị lớp áo dầu bao bọc bên ngoài
Nhược điểm:
Giá thành đắt hơn so với loại giảm xóc 2 ống
Giảm xóc loại 2 ống
Giảm xóc loại 2 ống được ứng dụng phổ biến trên các dòng xe con.
Cấu tạo
- Ống 1 trên cùng, 2 van tiết lưu đóng mở nghịch nhau dưới đáy.
- Ống 2, ống chân không bao ống 1 (Đây là bộ phận bổ sung thể tích thừa do dầu tràn từ ống 1 ra ngoài ống 2).
- Ống bảo vệ ngoài cùng.
- Piston và trục piston có 2 van tiết lưu đóng mở nghịch nhau.
Ưu điểm
Giá thành rẻ, tuổi thọ kéo dài, giảm dao động tốt
Nhược điểm
Dễ rò rỉ dầu qua các khe chuyển động, yêu cầu việc lắp ráp phải chính xác tuyệt đối.
Đọc thêm:
Giảm xóc khí nén 2 ống
Ống nhún Dầu – Khí là sự kết hợp giữa loại 2 ống và 1 ống, vì vậy, giảm xóc xe ô tô loại này có những điểm tối ưu hơn.
Cấu tạo giảm xóc xe ô tô loại khí nén 2 ống
- Ống bảo vệ bọc bên ngoài
- Trục piston nối với piston van 2 chiều
- Buồng chưa hơi dầu được cách ly với buồng hơi áp lực thông qua piston
Ưu điểm
- Giúp dập tắt dao động nhanh chóng
- Phù hợp với các dòng xe bán tải, địa hình
Nhược điểm
- Yêu cầu chế tạo chính xác cao
- Bảo dưỡng gắt gao, thường xuyên
Giảm xóc ô tô 2 ống với hơi áp lực
Cấu tạo
Hệ thống giảm xóc ô tô này là sự kết hợp của giảm xóc 2 ống và 1 ống,
Cấu tạo giảm xóc ô tô 2 ống với hơi áp lực bao gồm:
– Lỗ cố định ống chỉ nằm ở phía trên giúp cố định ống chỉ, tránh bị xô lệch trong quá trình vận hành.
– Ống bảo vệ bao bọc xung quanh để bảo vệ ống.
– Trục piston được nối với piston van hai chiều. Piston này giúp cô lập khoảng 6 – 7 Bar hơi nén và hơi dầu.
– Buồng hơi dầu được cách ly với buồng hơi áp suất bằng piston thuận lợi
Ưu điểm
– Có khả năng triệt tiêu dao động một cách nhanh chóng.
– Giảm xóc 2 ống bằng áp suất hơi được thiết kế cho xe bán tải và xe địa hình.
Nhược điểm
Giảm xóc 2 ống bằng hơi điều áp yêu cầu chế tạo cẩn thận và chính xác. Do đó, giá thành của loại giảm xóc xe hơi như vậy là tương đối cao. Ngoài ra, người dùng yêu cầu bảo trì thường xuyên để đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu.
Đọc thêm:
- Hệ thống Intercooler là gìMột số lỗi thường gặp
- Một số lưu ý khi có đèn báo lỗi trên ô tô
Loại giảm xóc Vario
Có kết cấu tương tự như giảm xóc loại 2 ống, giảm xóc Vario có khả năng thích nghi với tình trạng dằng xóc khác nhau để thay đổi đặc tính giảm chấn.
Khi xe chở tải trọng nhẹ, piston sẽ nằm ở vùng trên của ống dầu để tạo điều kiện cho dầu di chuyển xuống vùng dưới một cách dễ dàng. Trong khi đó, nếu xe chở tải trọng nặng, vị trí của piston sẽ di chuyển xuống thấp, dầu sẽ không dễ dàng di chuyển xuống phía dưới, chúng bắt buộc phải chảy qua van tiết lưu. Chính trở lực này giúp dập tắt dao động của giảm xóc.
Giảm xóc hơi ô tô
Cấu tạo
- Ống khí nén
- Vỏ lò xo khí
- Trục ống nhún và van tiết dầu
- Khoang chứa dầu.
Giảm xóc bóng hơi hoạt động dựa trên nguyên lý, khí nén được dẫn vào dưới 1 áp lực có thể điều khiển được, theo đó, tùy thuộc theo độ áp lực khí nén mà độ bóng hơi cũng có thể dễ dàng thay đổi, giúp khử dao động một cách tối đa. Tuy nhiên, bóng hơi chỉ hoạt động khi máy nổ, nếu vô tình tắt máy ở những chỗ gò cao, xe sẽ hạ xuống và có nguy cơ hư vỏ hoặc các bộ phận khác.
Giảm xóc Khí nén – Thủy lực
Là tổng thể của lò xo đàn hồi có giảm chấn và bóng hơi giảm xóc thủy lực. Phần bóng hơi được bảo vệ bằng một lớp màng cao su đặc biệt có xen kẽ các lõi théo và dù.
Ưu điểm:
Tài xế có thể tự điều chỉnh van điều khiển sao cho phù hợp với tải trọng và đường xá.
Nhược điểm:
Bộ giảm xóc ô tô này là giá thành cao bởi tích hợp hệ thống nén khí, vận hành phức tạp,…, chủ yếu được trang bị trên xe con và xe hạng trung.
Trên đây là các loại giảm xóc ô tô tại Việt Nam thường được sử dụng.
Đọc thêm: Hệ thống phun xăng điện tử và 6 điều cần biết
6 dấu hiệu hỏng giảm xóc ô tô thường gặp
Hệ thống giảm xóc xe ô tô cũng như các hệ thống khác đều bị hao mòn và hư hỏng sau một thời gian sử dụng. Chỉ cần có một trong những dấu hiệu dưới đây tài xế nên kiểm tra giảm xóc ô tô ngay.
Giảm xóc ô tô kêu cót két
Trong quá trình di chuyển, nếu xe phát ra tiếng kêu cót két thì đây là một dấu hiệu của việc hệ thống giảm xóc gặp vấn đề.
Rất có thể thành xy lanh giảm xóc bị méo, lò xo bị gỉ, cọ sát vào ống bọc và thân xilanh gây ra hiện tượng cọ xát giữa các chi tiết và phát ra tiếng kêu.
Hoặc có thể là do bạc trước bị mòn, khô dầu hoặc ty thủy lực bị cong do va chạm khiến cho giảm xóc bị suy yếu và cần phải thay thế, sửa chữa.
Đầu xe bị nhún mạnh khi phanh gấp
Bộ phận giảm xóc bị ăn mòn là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Đi kèm với hiện tượng nhún đầu xe là lắc lư đầu xe khi chuyển hướng. Đặc biệt là trong trường hợp đường trơn trượt.
Khi gặp tình trạng này cũng đồng nghĩa với việc giảm xóc hông còn khả năng đàn hồi. Cần được thay thế ngay.
Vô lăng bị lệch và bị rung
Khi lò xo giảm xóc ô tô yếu, độ bám đường của xe giảm, gây ra hiện tượng vô lăng bị rung và xe nghiêng về một bên.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thao điều khiển vô lăng của tài xế, khiến mất an toàn. Nguyên nhân là do xe có thể đã bị gãy một bên lò xo giảm xóc hoặc cán pít tông bị cong.
Đọc thêm:
Giảm xóc ô tô bị chảy dầu
Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy và phổ biến. Khi gặp tình trạng này nên thay phớt để dầu không bị chảy ra ngoài nữa.
Giảm xóc ô tô cứng
Đây là dấu hiệu cho thấy lò xo giảm xóc ô tô bị hư hỏng. Vì khi đi qua các đoạn ổ gà, đường xấu xe sẽ dao động mạnh, gây hư hỏng các bộ phận khác. Để hạn chế tính trạng giảm xóc ô tô cứng ta có thể thay đệm giảm xóc ô tô vào giữa các vòng lò xo trong hệ giảm xóc ô tô giúp bộ phận chuyển động nhẹ nhàng hơn, nâng cao tuổi thọ.
Lốp mòn không đều
Lốp mòn không đều có nhiều lí do gây nên. Một trong số đó có thể là do giảm xóc bị hư hỏng, đầu xe nghiêng, gây mất cân bằng lực đè lên lốp xe khiến lốp mòn không đều.
Hư hỏng thiết bị giảm xóc của ô tô có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận khác do dao động mạnh. Vậy nên cần thay thế sớm nhất có thể.
Cách kiểm tra giảm xóc ô tô đơn giản
Để kiểm tra hệ thống giảm xóc xe ô tô, các bác tài thực hiện những bước sau:
- Chọn quãng đường có thể thử nghiệm lái xe được, tăng tốc xe lên 16km/h rồi “dậm lún sàn” chân phanh. Nếu đầu xe bị nhún mạnh thì đó là một dấu hiệu nhận biết ô tô cần thay bộ giảm xóc mới.
- Trong quá trình vận hành, dù chưa đến tuổi phải thay mới nhưng nếu hệ thống giảm xóc có những âm thanh lạ thì hãy kiểm tra lại các bộ phận như: bu-lông, đệm cao su, các miếng long đền tại những vị trí tiếp xúc của phuộc với thân xe. Bởi nếu các chi tiết này bị gãy, chúng sẽ phá hủy bộ phận xung quanh như: phuộc, láp dẫn động, cao su càng A.
- Chui vào gầm xe, quan sát ống giảm xóc. Nếu xuất hiện các vết lõm hay rò rỉ dầu thì cũng là lúc tuổi thọ của phuộc đã sắp hết.
- Khi xe chạy trên đường (đặc biệt là những quãng đường gồ ghề) giảm chấn còn hoạt động tốt thì nó phải sinh nhiệt (chuyển hóa động năng thành nhiệt năng và đưa và ống thủy lực như đã nói ở trên) nên nếu sờ vào vỏ giảm chấn sẽ nóng. Nếu vỏ giảm chấn không nóng tức là đã có vấn đề: hoặc là giảm chấn không đủ dầu; hoặc là các van mòn, kênh van, khe hở lớn nên không tạo lực cản, nhiệt độ dầu không tăng.
- Nếu tháo giảm chấn ra ngoài khi dùng tay kéo/nén lên cần ty giảm chấn thì phải phát sinh lực cản (tốc độ kéo/nén càng nhanh thì lực cản càng lớn). Nếu thấy không lực cản, hoặc lực cản rất nhỏ tức là giảm chấn kém hoặc đã hư hỏng.
- Đối với loại giảm chấn ống thủy lực tác dụng 2 chiều, có kết hợp khí nén thì ngoài phần kiểm tra sức cản thủy lực như trên còn kiểm tra phần áp suất khí nén bằng cách ấn cần ty giảm chấn xuống phải có lực cản (do khí bị nén lại thêm) và khi thôi ấn thì cần ty giảm chấn phải bị đẩy ra tương đối nhanh. Nếu ấn thấy nhẹ và cần ty hồi nhẹ thì phần khí nén bị rò rỉ không đủ áp suất.
Cách kiểm tra giảm xóc ô tô này tài xế phải đảm bảo xe đã tắt máy và đảm bảo an toàn trước khi thao tác.
Nên phục hồi giảm xóc ô tô hay thay giảm xóc ô tô
Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta cùng đi tìm hiểu ưu nhược điểm của 2 hình thức này.
Phục hồi giảm xóc ô tô
Ưu điểm của việc phục hồi,
bảo dưỡng giảm xóc ô tô
giảm xóc ô tô
Tiết kiệm chi phí: Việc sửa chữa ít tốn kém hơn nhiều so với việc thay thế một chiếc sốc mới, vì vậy lựa chọn sửa chữa thiết bị giảm xóc của ô tô là một lựa chọn hợp lý nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí.
Tiết kiệm thời gian: Giảm sóc sẽ không tồn tại quá lâu, vì vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi giảm xóc bị hư hỏng nặng hơn bảo dưỡng giảm xóc ô tô và tránh mua những cú sốc không rõ nguồn gốc.
Nhược điểm
Sửa giảm xóc ô tô không kéo dài tuổi thọ của giảm xóc. Do đó, nếu thường xuyên phải lái xe, bạn cần thay thế giảm xóc để đảm bảo tuổi thọ của xe.
Vậy nên phục hồi giảm xóc ô tô khi bạn muốn tiết kiệm chi phí và tuổi thọ của giảm xóc ô tô chưa quá cao.
Khi nào cần thay giảm xóc ô tô
Tuổi thọ của hệ thống giảm xóc ô tô phụ thuộc vào loại xe, chất lượng giảm xóc và cường độ di chuyển trên mặt đường xấu của xe.
Bạn nên thay giảm xóc khi không thể sửa chữa được nữa. Việc cố sữa chữa sẽ khiến giảm xóc có thể nhanh hỏng và gây mất an toàn. Thậm chí nó còn gây tốn kém hơn cả thay mới.
Tuổi thọ của giảm xóc ô tô – ảnh hưởng trực tiếp tới việc thay giảm xóc xe hơi
- Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng khi xe chạy được 48.000 đến 64.000km thì tài xế nên kiểm tra và bảo dưỡng giảm xóc. Trong đó bao gồm cả giảm xóc trước ô tô và giảm xóc sau.
- Đối với xe chạy trong thành phố, không chở hàng nhiều, ít đi trên mặt đường xấu thì nên bảo dưỡng giảm sóc ở khoảng 140.000km.
- Còn những chiếc xe hay đi đường núi, địa hình gập ghềnh, thì nên thay khi xe đi được khoảng 80.000km.
Tuy nhiên, bạn không thể đợi cho đến khi hết tuổi thọ của giảm xóc để thay thế nó. Bạn phải kiểm tra và bảo dưỡng xe thường xuyên để xác định thời điểm cần thay thế hoặc sửa chữa giảm xóc.
Như vậy thay giảm xóc ô tô hay phục hồi, sửa chữa phụ thuộc vào tuổi thọ của giảm xóc và ngân sách của tài xế.
Giá giảm xóc ô to là bao nhiêu?
Hiện tại, giá giảm xóc ô tô dao động tầm 500.000 – 3 triệu đồng tùy từng loại giảm sóc. Các bác tài cũng cần chú ý kiểm tra để biết mình phải thay giảm xóc trước ô tô hay giảm xóc sau ô tô.
Các lưu ý khi khi nâng cấp giảm xóc ô tô
Nâng cấp giảm xóc ô tô hay còn gọi là độ giảm xóc ô tô được nhiều anh em lựa chọn đặc biệt với các loại xe bán tải, thường xuyên chở đồ nặng hoặc di chuyển qua các quãng đường gồ ghề.
Có nên độ giảm xóc ô tô hay không? là điều nhiều anh em băn khoăn. Lợi ích của độ giảm xóc ô tô là gì? cùng Thành Vô Lăng tìm hiểu ngay sau đây.
Độ giảm xóc ô tô có những lợi ích
- Bộ phuộc giảm xóc ô tô giúp tăng khả năng vận hành của xe: êm ái hơn, trải nghiệm trên xe tốt hơn cho tài xế và hành khách.
- Xe đã đi khoảng 20.000km cần được thay thế.
- Kéo dài độ bền, tuổi thọ cho xe và an toàn cho người lái.
- Giúp tăng tính thẩm mỹ.
Qua các điểm lợi trên có thể thây có nên độ giảm xóc hơi hay không tùy thuộc lợi ích mà nó mang lại cho xe và tài xế.
Độ giảm xóc bóng hơi ô tô
Đối với những người chơi xe chuyên nghiệp, bộ giảm xóc ô tô được coi là ưu tiên hàng đầu trong việc giúp xe vận hành êm ái. Trong đó, độ giảm xóc hơi ô tô được xem là một loại giảm xóc ô tô khá hiệu quả và mức chi phí cũng vừa tầm.
Khí cầu được thiết kế để nâng cao hoặc hạ thấp thiết bị hạ cánh khi được bơm căng hoàn toàn (khi có tín hiệu thay đổi độ cao của bánh xe, bơm thiết bị hạ cánh sẽ bơm một lượng không khí nhất định vào khinh khí cầu để thay đổi độ cao của phương tiện hạ cánh. bánh răng và ổ trục để giúp xe trở về trạng thái cân bằng của xe).
Một số lưu ý khi độ giảm xóc ô tô
Lựa chọn bộ phuộc nhún phù hợp với xe
Hiện nay, bộ phuộc giảm xóc ô tô rất đa dạng, dễ . Tuy nhiên tài xế cần ưu tiên những điều sau khi chọn bộ phuộc nhún:
- Thiết kế, khối lượng: phải phù hợp, tương thích với xe.
- Chất liệu
- Nhà sản xuất: chọn những nhà sản xuất uy tín, có thương hiệu.
- Giá thành: tùy thuộc vào nhà phân phối và loại chất liệu cấu tạo.
- Ưu nhược điểm của từng loại phuộc: mỗi loại phuộc đều có ưu nhược điểm khác nhau, nên tìm hiểu kĩ trước khi đưa ra quyết định.
Việc độ giảm xóc của ô tô là điều cần thiết và nên làm nếu bạn muốn chiếc xe của mình vận hành một cách êm ái và thoải mái nhất có thể.
Mong rằng những thông tin trên có hưu ích đối với các bác. Cảm ơn các bác đã đọc bài viết của Thành Vô Lăng.