6 bước hướng dẫn cách sử dụng VPS cho người mới bắt đầu
Khi một trang web bắt đầu phát triển vượt quá khả năng lưu trữ của dịch vụ Shared Hosting, người dùng nên bắt đầu cân nhắc chuyển sang giải pháp VPS Hosting. Tuy nhiên, nhiều chủ sở hữu trang web lại lo sợ việc phải điều hành cả một server ở trong VPS. Trong bài viết này, Vietnix sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng VPS và tự cấu hình server chỉ trong 6 bước.
Mục lục bài viết
Sơ lược khái niệm về VPS là gì?
VPS viết tắt của Virtual Private Server (máy chủ riêng ảo) được cấu thành bằng cách phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau và có chức năng giống hệt như một máy chủ riêng biệt.
VPS là gì?
VPS cho phép người dùng lưu trữ các dự án web ở trên máy ảo của riêng mình. Do đó, người dùng sẽ có được hiệu năng tốt hơn nhờ tài nguyên phần cứng được bảo đảm, đồng thời cũng có IP chuyên dụng mà người khác không thể truy cập được.
VPS NVMe là một công nghệ mới nhất trong lĩnh vực VPS và đang được phát triển rất nhanh chóng. Được ra đời nhằm giải quyết vấn đề về tốc độ đọc/ghi dữ liệu của VPS thông thường, ổ đĩa NVMe đã nhanh chóng trở thành một giải pháp hiệu quả cho việc tăng cường hiệu suất VPS.
Có hai loại VPS hosting phổ biến: Managed (được quản lý) và Self-managed (tự quản lý):
- Managed: Một server ảo được quản lý đi kèm với một thiết lập được cấu hình sẵn. Nhà cung cấp dịch vụ Hosting sẽ đảm nhận việc cài đặt hệ điều hành và mọi phần mềm khác cần thiết cho việc lưu trữ website. Thông thường, ta sẽ có quyền truy cập vào nền tảng quản lý để kiểm soát các dự án được lưu trữ ở trên server, theo dõi tình trạng server và thậm chí có thể tạm dừng một số process riêng lẻ.
- Self-managed: Một lựa chọn khác cho VPS hosting là tự quản lý, cho phép các admin tự cài đặt và cấu hình phần mềm cụ thể, việc này cũng đồng nghĩa với việc admin có toàn quyền truy cập vào nội bộ của server.
Để nắm được chi tiết về VPS bạn có thể xem thêm bài viết giải thích về VPS là gì của Vietnix.
Khi nào thì nên sử dụng VPS tự quản lý?
Đây vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ trong thị trường VPS hosting. Các nhà cung cấp dịch vụ và developer đang không ngừng cải tiến các sản phẩm của mình để đáp ứng người dùng. Hiện nay một số sản phẩm hosting còn có control panel và hệ thống quản lý dựa trên GUI, kèm theo vô số lựa chọn để đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu của người dùng. Các công cụ này thường đi kèm với dịch vụ VPS quản lý.
Khi nào nên sử dụng VPS tự quản lý
Đối với VPS tự quản lý, các dịch vụ này phù hợp với những dự án cần một số yêu cầu cụ thể, chủ yếu dành cho những người có kĩ thuật nhất định về công nghệ và VPS. Người dùng sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc cấu hình các phần mềm cần thiết để lưu trữ website và đảm bảo máy chủ hoạt động trơn tru. Về cơ bản, cách sử dụng VPS tự quản lý cũng tương tự như việc sở hữu một server bare-metal để ta có thể tự do chỉnh sửa mọi chi tiết nhỏ trong dự án của mình.
5 bước cấu hình và cách sử dụng VPS
Các bước thiết lập VPS phụ thuộc chủ yếu vào hệ điều hành mà bạn đang sử dụng. Trong bài viết cách sử dụng VPS này, chúng tôi sẽ giả sử rằng bạn đang sử dụng VPS Linux. Linux cũng chính là hệ điều hành phổ biến nhất cho các server web hosting. Hầu hết các chủ sở hữu trang web đều chọn Linux vì đây là hệ điều hành mã nguồn mở, giúp tiết kiếm phần lớn chi phí và có tính linh hoạt rất cao.
Hướng dẫn cách sử dụng VPS
Tóm tắt 5 bước cấu hình VPS mới và hướng dẫn sử dụng đơn giản:
- Bước 1: Truy cập vào VPS server thông qua SSH (Secure Shell).
- Bước 2: Cập nhật server.
- Bước 3: Tạo người dùng mới và phân quyền cho nó.
- Bước 4: Kích hoạt chứng thực Public Key.
- Bước 5: Thiết lập tường lửa cho VPS.
Bước 1: Truy cập vào VPS server thông qua SSH
Có nhiều giao thức giao tiếp cho phép người thiết lập kết nối đến VPS. Chẳng hạn: với FTP, ta có thể upload, quản lý và chỉnh sửa các file. Tuy nhiên, để cấu hình VPS chính xác thì ta cần sử dụng SSH (Secure Shell) – một giao thức mạng cho phép người dùng thiết lập kết nối được mã hóa với server và thực thi các lệnh ở trên đó.
SSH chỉ hoạt động thông qua giao diện command-line, và nếu máy tính bạn sử dụng hệ điều hành dựa trên Unix như Linux hoặc macOS thì có thể dễ dàng thiết lập kết nối thông qua Terminal.
Vào năm 2018, Microsoft cũng đã tích hợp SSH vào Windows PowerShell. Nếu đang sử dụng phiên bản Windows cũ hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng một số SSH client như PuTTy.
Lần đầu tiên truy cập vào server thông qua SSH sẽ yêu cầu thông tin xác thực đăng nhập root cung cấp bởi host. Hãy nhập lệnh dưới đây vào Terminal:
ssh [username]@[server IP]
Sau đó, server nhận nhận được request thông qua port 22, xác thực username (thường là “root”) và yêu cầu nhập password. Sau khi cung cấp thông tin đăng nhập, server sẽ hiển thị thông báo trong giao diện command-line.
Như vậy là ta đã hoàn tất việc đăng nhập vào VPS. Hãy cùng đến với bước 2 là cập nhật server.
Bước 2: Cập nhật server
Hãy nhớ rằng bạn cần phải đảm bảo server có thể hoạt động trơn tru, đồng thời giữ bảo mật tối đa các dự án được lưu trữ. Vì vậy, việc liên tục cập nhật VPS là vô cùng quan trọng trong cách sử dụng VPS, giúp đảm bảo mọi bản vá bảo mật và tính năng mới đều được thường xuyên cài đặt ở trên server của bạn.
Các bản phân phối Linux khác nhau sử dụng các trình quản lý package khác nhau, do đó các câu lệnh cũng có thể khác nhau đôi chút.
Đối với Ubuntu và một số bản phân phối dựa trên Debian khác, bạn có thể dùng lệnh sau để cập nhật server:
apt update
Đối với CentOS và RHEL:
yum check-update
Hoặc:
dnf check-update
Sau đó, server sẽ duyệt qua các gói phần mềm của hệ điều hành và chọn ra những package cần cập nhật. Bây giờ ta cần cho phép server tiếp tục quá trình cài đặt.
Đối với các bản phân phối dựa trên Debian:
apt upgrade
Trong CentOs và RHEL:
yum update
Hoặc:
dnf update
Quá trình cập nhật có thể sẽ mất một lúc. Sau đó, hãy khởi động lại server bằng lệnh reboot
.
Như vậy là sẽ có một chút khác biệt giữa Debian và Ubuntu. Việc cập nhật server thường xuyên là vô cùng quan trọng để cho server luôn ở tình trạng tốt nhất. Nếu không được cập nhật đều đặn thì ta có thể bỏ lỡ nhiều tính năng bổ sung quan trọng, đồng thời cũng để lộ những lỗ hổng bảo mật vô cùng nguy hiểm.
Bước 3: Tạo người dùng mới
Bước tiếp theo trong hướng dẫn sử dụng VPS là tạo một người dùng mới. Cho đến bước này, chúng ta vẫn đang thực hành trên root user của server. Root user trong Linux về cơ bản là chủ sở hữu của hệ thống. Các đặc quyền của tài khoản này là vô hạn, ta có thể làm bất kỳ tác vụ nào ở trên server.
Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với mọi sai sót nhỏ đều có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho server. Do đó, Vietnix khuyên bạn nên tạo một tài khoản người dùng thứ hai với đặc quyền superuser thay vì root. Thông qua tài khoản này, ta vẫn có thể cấu hình hầu hết các cài đặt quan trọng trong server, tuy nhiên ta sẽ cần có tiền tố sudo
trước các lệnh yêu cầu đặc quyền quản trị.
Làm theo các bước dưới đây để tạo thêm người dùng mới trên server:
adduser [ten nguoi dung moi]
Sau đó, server sẽ yêu cầu chọn password cho tài khoản mới và cung cấp một số thông tin bổ sung. Tiếp theo ta cần gán tài khoản người dùng mới này với nhóm chính xác thông qua lệnh sau:
usermod -aG sudo [ten nguoi dung moi]
Để đảm bảo ta đã thực hiện chính xác các bước, hãy kết phúc phiên SSH hiện tại rồi đăng nhập bằng tài khoản người dùng mới vừa tạo.
Bước 4: Kích hoạt chứng thực Public key
Thay đổi cổng SSH mặc định sẽ giúp bảo vệ server khỏi các script tự động quét internet và cố gắng hack vào server ngẫu nhiên. Tuy nhiên, để có thể chặn các cuộc tấn công có chủ đích thì ta cần tăng cường thêm cơ chế xác thực của hệ thống.
Hệ thống user/pass truyền thống thường chỉ hiệu quả nếu bạn có một mật khẩu thực sự mạnh. Tuy nhiên, SSH cũng có thể sử dụng một cặp khóa public-private để xác thực người dùng cá nhân. Đây là một cách thiết lập có độ an toàn cao hơn rất nhiều.
Để sử dụng cặp khóa này thì ta cần tạo các SSH key trước. Trong Windows, ta có thể dễ dàng thực hiện thông qua PuTTYgen đi kèm với SSH client. Chỉ cần mở app rồi chọn vào Generate, sau đó PuTTYgen sẽ khởi tạo một public và private key.
Private key sẽ hiện thị ở trong hộp trên cùng. Trước khi bắt đầu, bạn cần tạo một passphrase hoạt động tương tự như password và song song với key pair.
Click vào Save Private Key để lưu lại key trên máy tính. Bây giờ ta tiếp tục với public key.
Đăng nhập lại vào server bằng quyền root rồi mở home directory của tài khoản thông qua lệnh sau:
su - [username]
Trước tiên, tạo một folder để host public key của bạn rồi chỉnh sửa quyền truy cập, cho phép tạo các file bên trong folder.
mkdir ~./ssh
chmod 700 ~/.ssh
Tiếp theo ta cần tạo một file để dán public key vừa tạo trong PuTTYgen. Nhập lệnh dưới đây vào trong Nano text editor:
nano ~/.ssh/authorized_keys
Để sử dụng key pair và kết nối đến tài khoản bằng PuTTY, hãy mở cài đặt SSH client rồi đi đến đường dẫn Connection > SSH > Auth. Sử dụng trường Private Key File for Authentication để chọn private key rồi lưu lại thay đổi.
Cuối cùng là disable xác thực mật khẩu của tài khoản. Cụ thể, ta cần chỉnh sửa file cấu hình của SSH (etc/ssh/sshd_config
), thay đổi giá trị PasswordAuthentication từ Yes thành No.
Bước 5: Thiết lập tường lửa cho VPS
Tường lửa là một trong những cơ chế bảo mật quan trọng nhất cho các server web hosting và bảo mật VPS của bạn. Tường lửa có nhiệm vụ lọc lưu lượng đến và đi, nhằm đảm bảo dữ liệu chỉ khả dụng cho những người dùng được phép truy cập.
Thiết lập tường lửa cho VPS
Hầu hết các bản phân phối Linux đều sử dụng tường lửa iptables để lọc lưu lượng truy cập và được cài đặt theo mặc định. Đối với một số bản phân phối khác, ta hoàn toàn có thể sử dụng nhiều tiện ích khác để cấu hình các quy tắc của tường lửa.
Lấy ví dụ, các công cụ cấu hình tường lửa mặc định của Ubuntu được gọi là UFW, và công cụ tương đương của CentOS là Firewall. Mục đích của tất cả công cụ này là đơn giản hóa nhiệm vụ cấu hình iptables.
Các công cụ này có cách hoạt động khác nhau và cú pháp cũng không giống nhau. Để tìm hiểu cách hoạt động, bạn có thể tham khảo tài liệu về hệ điều hành hiện tại của mình.
Vai trò của nhà cung cấp dịch vụ VPS
Nhà cung cấp dịch vụ VPS sẽ có trách nhiệm triển khai máy ảo và cài đặt hệ điều hành cho người dùng (thường là Linux hoặc Windows). Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ cũng có thể cài đặt thêm Apache hoặc Nginx kèm theo hướng dẫn sử dụng và đăng nhập cụ thể. Bạn có thể thuê VPS theo chu kỳ tháng, năm và cả thuê VPS theo giờ.
ẻVai trò của các nhà cung cấp dịch vụ VPS
Sau đó, ta có thể bắt đầu tự quản lý server của mình. Đội ngũ hỗ trợ của server có thể hướng dẫn người dùng sử dụng đúng tài nguyên hay một số câu hỏi khác. Phần lớn thì người dùng vẫn sẽ cần phải tự cấu hình server của mình. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, trong phần tiếp theo của bài viết Vietnix sẽ hướng dẫn cách sử dụng VPS chi tiết nhất.
Nên thuê VPS ở đâu tốt nhất?
Khi cần sử dụng VPS, việc chọn được một nhà cung cấp uy tín vô cùng quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc website có vận hành hiệu quả hay không. Những nhà cung cấp uy tín sẽ có rất nhiều những hình thức hỗ trợ và chăm sóc khách hàng để đảm bảo rằng chất lượng dịch vụ luôn ở mức tốt nhất.
Để trả lời cho câu hỏi nên thuê VPS ở đâu tốt nhất, không thể không nhắc đến đó chính Vietnix. Đây là nhà cung cấp đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành, và đã phục vụ hàng ngàn các khách hàng khác nhau ở trong và ngoài nước, từ khách hàng cá nhân cho đến khách hàng doanh nghiệp.
Dịch vụ VPS tại Vietnix được chia thành nhiều gói khác nhau với các đặc điểm, thông số tài nguyên và giá cả khác nhau nhằm đáp ứng cho nhu cầu của nhiều đối tượng người dùng như Cloud VPS Giá Rẻ, VPS Phổ Thông, VPS Cao Cấp và VPS GPU.
Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ VPS tại Vietnix bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực như:
- Cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi truy cập website nhờ hệ thống máy chủ hiện đại, cấu hình cao và nhiều lớp dự phòng hiện đại.
- Tặng kèm license DirectAdmin chính hãng (bản Personal) và bộ Theme và Plugin WordPress bản quyền trị giá đến 800$/năm trong quá trình sử dụng giúp tối ưu quá trình quản lý và vận hành website.
- VPS tại Vietnix sẽ được backup tự động định kỳ 1 tuần/lần giúp an toàn dữ liệu, nếu có sự cố dữ liệu sẽ luôn có một bản backup sẵn để khách hàng phục hồi khi cần thiết.
- VPS được khởi tạo nhanh chóng, sẵn sàng sử dụng trong vòng 5 phút ngay sau khi thanh toán, khách hàng không cần phải mất quá nhiều thời gian chờ đợi.
- Không bị giới hạn Data Transfer giúp khai thác tối đa hiệu suất của website mà không lo vấn đề bị giới hạn bởi lượng dữ liệu trao đổi trong tháng.
- Khi thuê VPS tại Vietnix, khách hàng có toàn quyền quản trị, kiểm soát hoạt động của máy chủ, giao diện trang quản trị đơn giản, đầy đủ tính năng cần thiết.
Đặc biệt, bạn sẽ luôn nhận được sự support trực tiếp thông qua nhiều kênh như: Hotline, livechat,… từ đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thời gian ngắn nhất. Từ đó, bạn có thể an tâm phát triển và mở rộng quy mô doanh nghiệp, bứt phá doanh thu mà không cần lo lắng tới vấn đề quản lý và vận hành web.
Liên hệ với Vietnix để được đội ngũ nhân viên tại đây tư vấn gói VPS phù hợp nhất để phát triển website với mức giá ưu đãi nhất ngay hôm nay.
Hiện nay, internet có rất nhiều tài liệu tham khảo để ta có thể tự học cách sử dụng VPS và lựa chọn hướng đi đúng đắn. Nếu bạn không muốn tự mình quản lý VPS thì cũng hoàn toàn có thể thuê những chuyên gia đầu ngành để hỗ trợ với các giải pháp VPS hosting của mình.
Câu hỏi thường gặp
VPS hoạt động như thế nào?
VPS là một máy ảo được thiết lập và chạy trên máy chủ vật lý. VPS có tài nguyên phần cứng được đảm bảo cùng với IP chuyên dụng, do đó nó hoạt động như một server hoàn toàn riêng biệt. Việc cấu hình VPS cũng tương tự như thiết lập các server thông thường – bao gồm chọn hệ điều hành, cài đặt phần mềm cần thiết, giám sát bảo mật,…
Cách kết nối VPS là gì?
Người dùng có thể kết nối đến VPS thông qua nhiều giao thức khác nhau, nhưng giao thức dùng để thực thi lệnh được gọi là SSH. SSH cũng cấp một kết nối được mã hóa để người dùng có thể giao tiếp với hệ điều hành của server và thực hiện nhiều tác vụ khác nhau.
VPS được dùng để làm gì?
VPS cung cấp mọi lợi thế của một máy chủ vật lý nhưng với giá cả phải chăng hơn rất nhiều. Nếu sử dụng VPS tự quản lý, bạn sẽ có quyền truy cập root và tự do cài đặt bất kỳ phần mềm nào cho dự án của mình. Bên cạnh đó, một server ảo cũng có thể dễ dàng được cấu hình thành một gaming server, một mail server hay app server,…
Lời kết
Hiểu rõ cách sử dụng VPS và cấu hình VPS tự quản lý là một việc làm vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo server luôn hoạt động ở trạng thái tốt nhất. Hy vọng với bài viết trên bạn đã biết cách sử dụng VPS như thế nào? Nếu còn bất cứ câu hỏi nào về cách sử dụng VPS, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ nhé!