6 Di Sản Văn Hóa Thế Giới Ở Việt Nam Được UNESCO Công Nhận Có Gì Đặc Biệt?
Mục lục bài viết
6 Di Sản Văn Hóa Thế Giới Ở Việt Nam Được UNESCO Công Nhận Có Gì Đặc Biệt?
Ở Việt Nam Có Rất Nhiều Danh Lam Thắng Cảnh, Trong Đó Có Nhiều Di Sản Văn Hóa Thế Giới Ở Việt Nam Được UNESCO Công Nhận, Cùng Tìm Hiểu Các Di Sản Văn Hóa Thế Giới Ở Việt Nam Có Gì Đặc Biệt?
Những di sản thế giới của tổ chức Giao dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (được viết tắt là UNESCO) là di chỉ, di tích hay danh thắng của một quốc gia được công nhận và quản lý bởi UNESCO. Ở Việt Nam được UNESCO công nhận đủ cả ba loại hình: di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới và di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Việt Nam có 8 di sản thế giới được UNESCO công nhận, trong đó có 6 di sản văn hóa
Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam không phải là hóa thạch chết của lịch sử. Mà đó từng là chứng nhân của một nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt đã lắng đọng bao lớp trầm tích, và đến nay vẫn đồng hành cung dân tộc trong thời đại mới, và trở thành điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến để tham quan, ngăm cảnh, đồng thời tìm nét xưa cũ của nền văn hóa Việt Nam thì hãy tham khảo ngay các di sản văn hóa dưới đây nhé.
1. Quần Thể Di Tích Cố Đô Huế
Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể kiến trúc cố đô Huế tọa lạc bên bờ bắc sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế. Những công trình di tích lịch sử – văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Quần thể di tích Cố Đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam đầu tiên vào năm 1993, và được bảo tồn gần như là nguyên vẹn.
Trong khi bờ nam sông Hương là nơi tập trung chủ đạo nền kinh tế của thành phố với nhiều thay đổi hằng ngày trong mọi xu hướng thì bờ Bắc sông Hương lại là nơi gìn giữ những nét cổ kính lâu đời. Quần thể di tích cố đô Huế nằm trong quy hoạch bảo tồn nên dù năm tháng có trôi đi, hằng trăm năm sau thì nó vẫn sẽ giữ mãi nét thời gian, nét cổ kính như bây giờ, thế hệ sau này vẫn sẽ được chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc mà các bậc đế vương để lại. Cũng chính vì những lý do tạo nên hai miền tính cách của con người hai bên bờ Hương Giang.
Ngày nay, quần thể di tích Cố Đo Huế, di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam là điểm đên ở Huế không thể bỏ qua. Quần thể được chia thành nhiều phần chính, du khách đến tham quan nên nắm bắt để việc khám phá dễ dàng hơn:
Kinh Thành Huế: Các điểm tham quan tại Thành Ngoại là: Kỳ Đài, Trường Quốc Tử Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, Đình Phú Xuân, Hồ Tịnh Tâm, Tàng thư lâu, Viện Cơ Mật – Tam Tòa, Đàn Xã Tắc, Cửu vị thần công.
Hoàng thành Huế: Các điểm tham quan tại Hoàng thành Huế, Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam, là: Ngọ Môn, Lầu Ngũ Phụng, Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi, Triệu Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, Điện Phụng Tiên.
Tử Cấm Thành: Tử Cấm Thành nguyên gọi là Cung Thành là vòng tường thành thứ ba của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử cấm thành gồm: Tả Vu và hữu Vu, Vạc đồng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình lâu, Duyệt Thị Đường.
Các di tích ngoài kinh thành: Các điểm tham quan ngoài kinh thành Huế, Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam là: Lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Dục Đức, Khải Định, Trấn Bình đài, Phu Văn Lâu, Tòa Thương Bạc, Văn Miếu, Võ Miếu, Đàn Nam Giao, Hổ Quyển, Điện Voi Ré, Điện Hòn Chén, Chùa Thiên Mụ, Trấn Hải Thành, Nghênh Lương Đình, Cung An Định.
Quần thể Cố Đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi đây là công trình kiến trúc độc đáo, có giá trị về kĩ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc. Ngoài ra, công trình kiến trúc này chứng minh cho sự tồn tại nhà nước phong kiến trung ương tập quyền triều Nguyễn – một giai đoạn có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử nhân loại.
Phố cổ Hội An là một di sản văn hóa Việt Nam là nằm ở Hạ Lưu sông Thu Bồn, ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm của thuyền buôn từ Nhật Bản, Trung Quốc, phương Tây giao thương trao đổi hàng hóa trong suốt 200 năm từ thế kỷ XVII – XVIII. Năm 1999, đô thị cổ này được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam.
Phố cổ Hội An theo một số nghiên cứu, đô thị Hội An được biết ra đời từ khoảng thế kỉ XVI dưới triều đại nhà Lê. Khoảng thời gian trước đó, vùng đất này từng tồn tại hai nền văn minh lớn là Sa Huỳnh và Chăm Pa. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, vao thế kỉ XVII chúa Nguyễn ra sức khai phá miền Nam, mở cửa thương cảng, Hội An trở nên náo nhiệt, các khu phố rất đông thương nhân từ Nhật Bản, Trung Quốc mọc lên. Thế kỉ XVIII bắt đầu giai đoạn suy thoái, Hội An chìm trong chiến tranh loạn lạc. Đến thế kỉ XIX, phù sa bù đắp làm cửa sông Cửa Đại và con sông Cổ Cò bị thu hẹp, khiến thuyền lớn khó cặp bến Hội An. Từ đó dần mất đi vị thế cảng thị quốc tế.
Nhưng cũng chính những biến cố lịch sử khiến thời gian như ngưng đọng tại Phố Cổ. Hội An đến ngày nay vẫn luôn mang một nét đẹp riêng trong từng góc phố, từng mái nhà và trên những con đường nhỏ. Đến đây du khách có thể cảm nhận được sự ấp áp trong từng món ăn, từ nụ cười thân thiện gần gũi của người dân. Thậm chí cây cỏ, không giang nơi đây cũng rất hấp dẫn.
Những giá trị vĩnh hằng được lưu giữ ở phố cổ Hội An gồm các nhà phố thiết kế kiểu nhà sâu, chiều ngang hẹp, hình ống. Các di tính kiến trúc tiêu biểu ở phố cổ là bến thuyền, giếng nước, chùa, đền, miếu, cầu, mộ, nhà thờ tộc và thương điếm. Chùa đền và miếu bao gồm: Chùa Chúc Thánh, Phước Lâm, Vạn Đức, Kim Bửu, Viên Giác,… Miếu Quan Công (còn được gọi là Chùa Ông)… Nhà thờ họ: Nhà thờ tộc Trần, Nhà thờ tộc Trương, Nhà thờ tộc Nguyễn, Nhà thờ Tiền hiền Minh Hương. Hội quán, Hội quán Phúc Kiến (hội quán lớn nhất), Hội quán Trung Hoa, Hội quán Triều Châu, Hội quán Quỳnh Phủ, Hội quán Quảng Đông. Ngoài ra, chùa Cầu là chiếc cầu cổ nhất còn lại ở Hội An, còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản.
Về giá trị văn hóa khi đến phố cổ Hội An mà du khách có thể cảm nhận được là: Tín ngưỡng: thờ cúng gia tiên, thờ Ngũ tự gia đường, thờ bà cô, ông mãnh, đá bùa, thạch cảm đương,… Tôn giáo phổ biến nhất ở Hội An là Phật giáo. Các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Thành hoàng làng, Lễ hội tưởng niệm Tổ nghề, Lễ hội của các tôn giáo, Lễ tế cá Ông (cá voi), Lễ hội đêm Rằm phố cổ (một điểm nhấn du lịch). Về âm nhạc: Âm nhạc, diễn xướng và trò chơi dân gian, Âm nhạc: hát hò khoan, các điệu hò giựt chì, hò kéo neo, những điệu lý, vè, các hình thức hát tuồng, bả trạo, hô thai, hô bài chòi… Ẩm thực: Một số đặc sản nổi bật của Hội An là cao lầu, hoành thánh, bánh vạc, mì Quảng,…
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, gần thành cổ Trà Kiệu. Ở đây bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2km. Địa danh – nền văn hóa Chăm Pa tôn thờ vị thần Siva theo đạo của Ấn độ. Thánh địa được phát hiện năm 1885 bởi các nhà khám phá Người Pháp, từ đó Thánh địa được biết đến. Đây là một di chỉ quý báu minh chứng cho quá khứ vàng son của các vương triều Chăm Pa.
Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỉ IV – sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman – vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần – vua cùng tổ tiên hoàng tộc. Khu di sản văn hóa thế giới Thánh Địa Mỹ Sơn bao gồm nhiều đền đài của vương quốc Chăm Pa, năm lọt thỏm trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2km, được bao quanh bởi núi đồi.
Nơi đây là một quần thể với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc nghệ thuật độc đáo cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chăm Pa. Phong cách kiến trúc ở đây được chia thành 6 loại: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.
Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Nhưng những gì còn sót lại nơi đây vẫn mang nét huyền bí, bởi kiến trúc độc đáo mang nét riêng biệt của người Chăm Pa. Du khách trong và ngoài nước đến tham qua, khám phá những tàn tích còn sót lại để hình dung về một nền văn minh huy hoàng từng rực rỡ trong quá khứ. Người dân bản địa ở đây rất hiền lành là hiếu khách. Họ có lòng tự hào dân tộc nên những thông tin họ cung cấp cho du khách sẽ rất khác một hướng dẫn viên theo đoàn.
Thánh địa Mỹ Sơn là một di sản đặc biệt quan trọng, bởi di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam là minh chứng của sự giao lưu văn hóa cổ đại và là bằng chứng duy nhất của một nền văn hóa đã biến mất. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc như nghệ thuật diễn xướng dân gian, điệu múa cắn lửa, vũ điêu dâng lễ, múa đội nước…Nơi đây còn thu hút nhiều nhíp ảnh gia thích sự huyền bí, riêng biệt ở thánh địa.
4. Khu Du Tích Trung Tâm Hoàng Thành Thăng Long
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long tọa lạc trên đường Hoàng Diệu, Thủ Đô Hà Nội. Hoàng thành Thăng Long được công nhận là di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam nào năm 2010.Di tích này là dấu vết còn sót lạicủa kinh thành Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội 1000 năm tuổi, và còn xa xưa hơn nữa từ thời kì Bắc thuộc. Trước khi là kinh đô của nhà nước phong kiến độc lập, nền đất của Hoàng thành Thăng Long là nơi đặt An Nam đô hộ phủ của nhà Đường.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, và đổi tên kinh thành là Thăng Long. Kinh thành cũng được xây dựng theo mô hình 3 lớp. Thế kỉ XV, sau khi thắng giặc Minh, kinh đô vẫn đặt ở Thăng Long, sau đổi tên là Đông Kinh. Dưới triều đại Tây Sơn và nhà Nguyễn, kinh đô đặt trong Phú Xuân (tức Huế ngày nay). Đồng thời, các tàn tích của Hoàng thành dần bị phá hủy trong các cuộc chiến tranh liên miên suốt thế kỉ XVIII, và bị các vua nhà Nguyễn di dời vào Phú Xuân để phục vụ xây dựng kinh thành mới.
Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường Hoàng thành cũ vì cho rằng hoàng thành Thăng Long quá bề thế so với một cái Trấn Bắc thành. Sau đó, Gia Long cho xây dựng lại thành mới theo kiểu Vauban của Pháp quy mô nhỏ hơn nhiều. Năm 1831, Thăng Long đổi tên thành tỉnh Hà Nội. Tới năm 1888, nhà Nguyễn nhượng hoàn toàn Hà Nội cho Pháp. Chính quyền thuộc địa đã lựa chọn Hà Nội là thủ đô của Đông Dương. Thành Hà Nội bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn sót lại là cửa Bắc và cột cờ.
Các điểm tham quan tại Hoàng thành Thăng Long: Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, Cột cờ Hà Nội, Đoan môn, Điện Kính Thiên, Nhà D67, Hậu Lâu, Cửa Bắc.
Hoàng Thành Thăng Long là khu di tích được nước ta xây dựng từ thế kỷ thứ VII, dưới triều đại Đinh-Tiền Lê. Từ đó đến nay, trải qua rất nhiều những biến cố của lịch sử, Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với nhiều giá trị lịch sử văn hóa khác nhau. Nơi đây là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, nơi tiếp nhận nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu như Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, kiến trúc quân sự phương Tây.
Thành nhà Hồ hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai, là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2011, vừa được công nhận đứng đầu 21 di sản nổi bật và vĩ dịa nhất thế giới. Thành Nhà Hồ là thành đá quy mô lớn duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và cũng là một tòa thành hiếm hoi còn lại trên thế giới. Công trình kiến trúc kiên cố này còn được biết đến với thời gian xây dựng trong 3 tháng và tồn tại được hơn 6 thế kỷ.
Thành nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộ, tỉnh Thanh Hóa. Thành do Hồ Quý Lu – lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần cho xây dựng vào năm 1397. Thành nhà Hồ tổng thể được xây dựng bằng đá, bên trong chủ yếu là đắp đất, hai mặt Nam và Bắc của thành nhà Hồ dài hơn 900m, Đông và Tây dài hơn 700m. Thành nộ được xây dựng gần như vuông, có 4 cổng ở chính giữa các bức tường thành, cổng chính là cổng Nam.
Bao quanh Thành nội là Hào thành, được nối với ông Bưởi qua các con kênh ở góc Đông Nam. Hào thành có 4 cầu dấ bắc vào 4 cửa Thành nội. Ngày nay nhiều phần của Hào thành đã bị che lấp, tuy nhiên vẫn có thể nhìn thấy rõ ở phía Bắc, phía Đông bà một nửa phía Nam. La thành là vòng thành ngoại, để che chắn cho Thành nội và là nơi cư dân đang sinh sống trong thành. Với chiều dài 10km, được xây dưng theo địa hình tự nhiên, kết cấu đắp đất, trồng tre gai để nối liền các ngọn núi với sông Bưởi và sông Mã.
Các điểm tham quan tại di tích thành nhà Hồ, Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam, là: Thành nhà Hồ (thành trong), Tường thành và hào thành, La thành, Đàn Nam Giao, Đền thờ nàng Bình Khương, Đình Đông Môn, Nhà cổ, Đền Tam Tổng, Hồ Mỹ Đàm, Hang Nàng và núi An Tôn, Chùa Giáng, Đền thờ Trần Khát Chân, Chùa Du Anh, Động Hồ Công. Khi đến tham quan, du khách còn được tìm hiểu bí ẩn về tòa thành, khám phá những ẩn dấu về các phiến đá có chiều dài trung bình 1,5m, có tấm nặng tới 15-20 tấn xếp chồng lên nhau.
Thành nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam không chỉ bởi công trình kiến trúc thành bằng đá. Mà cón là sự kì công khi những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép khít hoàn toàn không cần chất kết dính và đã đứng vững suốt 600 năm. Đồng thời, tòa thành còn gắn liền với sự tồn tại của vương triều Ho – một triệu đại tuy có thời gian tồn tại ngắn ngủi nhưng đánh dấu nhiều tư tưởng cải cách xã hội toàn diện, tiến bộ và ý thức độc lập tự tôn dân tộc của người Việt.
6. Quần Thể Danh Thắng Tràng An
Quần thể danh thắng Tràng An tại Ninh Bình là di sản duy nhất tại Vietj Nam và Đông Nám được công nhận đồng thời hai danh hiêu là di sản thiên nhiên thế giới và di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam. Quần thể di sản này được UNESCO công nhận vào năm 2014 và được biết đến nhờ hệ sinh thái độc đáo, thảm thực vật phong phú, hệ thống hang động huyền bí và nhiều di tích lịch sử. Du khách khi đến đay sẽ ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ và pha lẫn nét huyền bí thơ mộng và phảng phất không khí hào hùng của dân tộc.
Quần thể danh thắng Tràng An có trên 30 di tích khảo cổ học thời tiền sử được khai quật. Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam này cho thấy dấu vết của những biến cố lớn về môi trường, như sự thay dổi của mực nước biển và cách người tiền sử đối mặt với nó. Thế kỷ thứ X, ở thung lũng mở Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh đặt kinh đô Hoa Lư tại Tràng An, mở ra ba triều đại phong kiến độc lập đầu tiên của Việt Nam: Đinh, Tiền Lê, Lý.
Tràng An cũng là nơi khởi đầu cho các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc: dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất giang sơn, đánh Tống – dẹp Chiêm, phát tích quá trình định đô ở Thăng Long. Thế kỉ XIII, tại Tràng An hành cung Vũ Lâm được nhà Trần xây dựng như một căn cứ quân sự, góp phần làm nên chiến thắng Nguyên – Mông. Hành cung Xũ Lâm cũng là nơi các vua Trần xuất gia, đánh dấu sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo tại Việt Nam.
Ngày nay, quần thể danh thắng Tràng An, di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam trở thành điểm đến thu hút du khách khi đến Ninh Bình. Du khách khi đến đây ngoài tham quan cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và hệ sinh thái đa dạng, khu du lịch Tràng An còn sở hữu nhiều di tích văn hóa như: Đền Trình, Đền Trần, Đền Tứ Trụ, Hành cung Vũ Lâm, Phủ Khống, Đền Suối Tiên, Đền Cao Sơn.
Quần thể danh thắng Tràng An còn là nơi đã lưu dấu lại cách người tiền sử đối phó với sự biến động to lớn của môi trường sống tự nhiên, làm kinh nghiệm cho con người hiện đại đối mặt với các thách thức biến đổi của thời tiết và khí hậu.