6 điểm khác biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Cơ sở pháp lý của 6 điểm khác biệt giữa hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Công ty Luật Thái An cảm ơn bạn Quỳnh Hoa (cư trú tại thành phố Hạ Long) đã tin tưởng gửi câu hỏi về qua địa chỉ email: [email protected] và Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí. Chúng tôi xin nêu ý kiến tư vấn về 6 điểm khác biệt giữa hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp như sau. 

Như chúng ta biết, với nhiều nước hiện nay, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng đối với sự phát triển về kinh tế, khoa học, giáo dục, kỹ thuật… của quốc gia. Việt Nam không phải trường hợp ngoại lệ. Bởi thế các quy định pháp luật của Việt Nam về đầu tư nước ngoài cũng có nhiều thay đổi qua từng thời kỳ. Với Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021 có rất nhiều điểm mới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Trước khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam các nhà đầu tư cần phân biệt các hình thức đầu tư để việc hoạt động kinh doanh đầu tư của mình được phù hợp và mang lại kết quả tốt nhất. 

 

6 điểm khác nhau giữa hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Cơ sở pháp lý của

6 điểm khác biệt giữa hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Cơ sở pháp lý quy định về thủ tục, hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp là Luật đầu tư 2020. 

Khái niệm đầu tư và dự án đầu tư

Đầu tư có nhiều cách hiểu. Tuy nhiên, theo cách hiểu thông dụng thì đó là hoạt động sử dụng các nguồn lực như tài chính, vật chất, lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định để sinh lời cho nhà đầu tư và có ích cho kinh tế xã hội.

Theo khoản 4. Điều 3 Luật Đầu tư 2020 “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”.

Khái niệm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Đầu tư trực tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tự trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Các hình thức đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo Luật đầu tư 2020 bao gồm: thành lập tổ chức kinh tế; thực hiện dự án đầu tư, đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC; và trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

Đầu tư gián tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, nhưng không nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp mình thực hiện hoạt động đầu tư hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh. Các hình thức đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo luật đầu tư 2020 bao gồm: đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp (Không bao gồm trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh).

>>> Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài nên lựa chọn hình thức đầu tư nào tại Việt Nam?

Phân biệt giữa hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

Tổng quan

Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp đều là hình thức nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư với mục đích sinh lời (lợi nhuận).
Khác biệt cơ bản: Với hình thức đầu tư trực tiếp nhà đầu tư tự chủ động hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận, không thông qua bên thứ ba. Còn với hình thức đầu tư gián tiếp nhà đầu tư không trực tiếp kinh doanh đầu tư và thu lợi nhuận qua bên thứ ba.

Đầu tư trực tiếp tạo ra sự dịch chuyển cả về dòng vốn, công nghệ và nhân công. Bởi vậy hình thức đầu tư trực tiếp thường có xu hướng từ nước phát triển đầu tư sang các nước chưa phát triển. Đầu tư gián tiếp là sự dịch chuyển đơn thuần của dòng vốn, nên thường sẽ có xu hướng giữa các nước phát triển với nhau hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp bản địa có khả năng sinh lời cao. 

6 điểm khác biệt giữa hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

* Quyền kiểm soát:

Trong hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư có quyền kiểm soát, quản lý, sử dụng nguồn vốn của mình, chủ động, trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Trong đầu tư gián tiếp các nhà đầu tư chỉ bỏ vốn và không nắm quyền kiểm soát, quản lý, sử dụng nguồn vốn trực tiếp. Việc kiểm soát, quản lý và sử dụng này thuộc về bên thứ ba;

*Phương tiện đầu tư:

Nhà đầu tư trong hình thức đầu tư trực tiếp sẽ đóng góp vốn hoặc phần vốn đầu tư theo tỷ lệ tương ứng với vốn pháp định hoặc vốn điều lệ. 

Nhà đầu tư khi đầu tư gián tiếp có thể thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, chứng khoán hoặc thông qua các chế định tài chính trung gian để góp vốn đầu tư của mình với bên thứ 3;

*Cách thức thực hiện hoạt động đầu tư:

Đối với đầu tư trực tiếp việc góp vốn để thực hiện dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dựa trên một tổ chức kinh tế có sẵn, được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 

Để góp vốn đầu tư của mình các nhà đầu tư đầu tư theo hình thức đầu tư gián tiếp không cần thành lập tổ chức kinh tế mới hay dựa trên tổ chức kinh tế có sẵn mà chỉ thực hiện hoạt động đăng ký góp vốn… 

*Mức rủi ro: rủi ro của hình thức đầu tư trực tiếp theo tỉ lệ phần vốn góp nên mức rủi ro cao hơn;

*Lợi nhuận: do hình thức đầu tư trực tiếp nhà đầu tư được toàn quyền chủ động sử dụng nguồn vốn để chủ động thực hiện các hoạt động kinh doanh và phần lời nhuận được chia theo tỉ lệ vốn góp nên lợi nhuận so với hình thức đầu tư gián tiếp sẽ cao hơn;

*Hình thức hoạt động đầu tư:

Căn cứ Mục 1 Chương IV Luật Đầu tư 2020 thì có hình thức đầu tư: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Đầu tư trực tiếp bao gồm các hình thức sau:

  • Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài;
  • Thành lập công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, hợp đồng PPP;
  • Đầu tư phát triển kinh doanh;
  • Mua cổ phần hoặc phần vốn góp của các tổ chức kinh tế để tham gia quản lý các tổ chức này;
  • Đầu tư thông qua việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp;
  • Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.

Đầu tư gián tiếp bao gồm các hình thức đầu tư mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư, bao gồm:

  • Đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu;
  • Đầu tư thông qua các định chế tài chính trung gian.

Trên đây là ý kiến tư vấn về 6 điểm khác nhau giữa hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Xin lưu ý: Sau thời điểm đăng bài này, các quy định của luật pháp có thể đã thay đổi. Để được tư vấn từng trường hợp cụ thể Bạn vui lòng gọi TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT. Luật sư sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ Bạn!

Dịch vụ Tư vấn đầu tư nước ngoài tại Công ty luật Thái An

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng vi phạm pháp luật và phải gánh chịu hậu quả đáng tiếc. Để ngăn ngừa rủi ro pháp lý, vừa được tư vấn một cách đầy đủ và tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nhà đầu tư nước ngoài nên sử dụng Dịch vụ xin cấp Giấy phép đầu tư của Luật Thái An.

 

Tác giả bài viết: Luật sư Nguyễn Thị Huyền
Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội (tháng 6/2000)
Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp – Bộ Tư Pháp
Thẻ Luật sư số 6459/LS cấp tháng 7/2011
Lĩnh vực hành nghề chính:
* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư nước ngoài, Lao động, Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Đất đai;
* Tố tụng: Dân sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động

Xổ số miền Bắc