6 lợi ích TUYỆT VỜI công nghệ trong lớp học & 5 thách thức khi ứng dụng thực tế

Ứng dụng công nghệ trong lớp học đang là xu hướng giáo dục hiện nay, được nhiều cơ sở giáo dục quan tâm và đã trở thành ưu điểm của những có sở đó. Vậy, lợi ích mà công nghệ mang đến là gì để người học ưu ái những cơ sở giáo dục ứng dụng công nghệ hơn? Hãy cùng ViewSonic tìm hiểu dưới đây nhé!

1. Công nghệ trong lớp học là gì?

Công nghệ trong lớp học là việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc học và dạy trong lớp. Bạn cần hiểu đúng khái niệm công nghệ, đó là các thiết bị thông minh như máy tính, màn hình tương tác thông minh,… và cả các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ tương tác và quản lý trong lớp học.

Ứng dụng công nghệ trong lớp

2. Công nghệ xuất hiện trong lớp học từ khi nào?

Trong vài năm gần đây, khái niệm EdTech mới xuất hiện và trở nên phổ biến khiến nhiều người lầm tưởng công nghệ chỉ vừa bước vào lớp học. Trên thực tế, công nghệ trong lớp học đã xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ 20 với sự ra đời của máy tính bàn, laptop, máy chiếu,…

Tiếp theo đó, sự xuất hiện của máy tính bảng, bảng trắng kỹ thuật số Whiteboard khiến việc ứng dụng công nghệ trong lớp học càng thêm bùng nổ. Ngày nay, khi bước vào một lớp học bất kỳ, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các thiết bị công nghệ như máy chiếu, máy vi tính, bảng trắng kỹ thuật số,…

Bên cạnh các thiết bị vật lý thì việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý lớp học, nền tảng giảng dạy từ xa, bộ nhớ lưu trữ thông tin trên điện toán đám mây,… cũng ngày càng lan rộng và trở nên phổ biến.

Màn hình tương tác thông minh

Như vậy, có thể thấy, việc áp dụng công nghệ vào giáo dục đã xuất hiện từ lâu vì công nghệ mang đến nhiều lợi ích thực tế cho việc học và dạy. Phần tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích của việc ứng dụng công nghệ trong giáo dục.

3. Lợi ích khi ứng dụng công nghệ trong lớp học

Việc ứng dụng công nghệ trong lớp học ngày càng được nhiều người chấp nhận đã chứng tỏ điều này mang đến lợi ích cho giáo dục, các lợi ích này sẽ là:

3.1 Tạo ra những bài học thú vị thu hút sự chú ý của người học

Người dạy có thể sử dụng các phông nền màu sắc sinh động, chèn thêm các tệp tin đa phương tiện để minh họa cho bài học, đưa ra câu hỏi trắc nghiệm ngay trong buổi học,… để thu hút sự chú ý của người học. Theo đó, người học sẽ quan tâm hơn tới nội dung bài học và chủ động tham gia xây dựng bài, kể cả khi chỉ đang học trực tuyến.

Ví dụ: Nền tảng lớp học ảo myViewBoard cung cấp các tính năng viết, vẽ, vẽ khối, ghi chú, chèn hình ảnh, video, GIF,… giúp người dạy giảng dạy trực quan và sinh động hơn. Bên cạnh đó người dạy còn có thể chia sẻ quyền cho người học, để người học chỉnh sửa trực tiếp trên bài giảng, tham gia xây dựng bài.

Bạn có thể tham khảo thêm về các bước chuẩn bị bài giảng trên nền tảng myViewBoard trong video dưới đây.

3.2 Hỗ trợ các lớp học diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng

Việc ứng dụng công nghệ trong lơp học tại trường lớp đôi khi sẽ bị gián đoạn do thời tiết, thiên tai, dịch bệnh,… Chẳng hạn như dịch bệnh Covid-19 đã khiến hàng loạt trường học phải tạm nghỉ, khi đó học trực tuyến trở thành “vị cứu tinh” để các lớp học có thể tiếp tục diễn ra, giúp công việc của người học và người dạy không bị gián đoạn.

Công nghệ giúp chương trình học

3.3 Tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm người học đặc biệt

Những nhóm người gặp khó khăn với hình thức giáo dục truyền thống, đặc biệt là nhóm người khuyết tật sẽ thuận lợi hơn nếu được sử dụng công nghệ trong lớp học, ví dụ:

  • Người gặp khó khăn trong việc viết chữ: Có thể sử dụng ứng dụng chuyển giọng nói thành văn bản để ghi chép lại bài học.
  • Người học bằng thính giác: Nhóm người này có thể sử dụng nền tảng Finger Reader để đọc văn bản được in trên sách. Theo đó, khi người dùng di chuyển ngón tay trên mỗi dòng, camera sẽ quét văn bản và cung cấp phản hồi âm thanh trong thời gian thực, hỗ trợ học dễ dàng hơn.
  • Người học bằng thị giác: Có bài học minh họa trực quan, sinh động, giúp người học bằng thị giác dễ tập trung và hiểu bài hơn. Bên cạnh đó, nhiều nền tảng hỗ trợ hiển thị giọng nói dưới dạng văn bản, giúp nhóm người này theo dõi bài tốt hơn.
  • Người học bằng xúc giác: Công nghệ có thể hiển thị văn bản, hình ảnh trên những màn hình nổi, giúp người học bằng xúc giác dễ dàng đọc và hiểu nội dung bài học.
  • Người gặp khó khăn trong giao tiếp: Hiện nay có ứng dụng Talkitt hỗ trợ chuyển những phát âm khó hiểu của người bị rối loạn ngôn ngữ thành những lời dễ hiểu để có thể giao tiếp bình thường.

Công nghệ Finger-reader

3.4. Tăng cường kết nối, thúc đẩy sự hợp tác và xây dựng nhóm

Với công nghệ trong lớp học, việc kết nối và làm bài tập giữa các nhóm người học trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, công nghệ còn hỗ trợ nâng cao việc học tập nhóm qua các mặt như:

  • Tạo ra các dự án nghiên cứu ảo: Người học có thể sử dụng kho tài liệu khổng lồ từ Internet để xây dựng một dự án ảo hoàn chỉnh, bao gồm những khả năng có thể xảy ra, những phương án khả thi,… Mỗi người trong nhóm có thể chỉnh sửa và góp ý trực tiếp qua các nền tảng như Google Docs, Google Excel,…
  • Tạo các cuộc họp trực tuyến: Người học có thể mở cuộc họp trực tuyến và mời những người khác trong nhóm, sau đó có thể trao đổi, thảo luận, chia sẻ tài liệu với nhau để thực hiện bài tập của nhóm.
  • Người dạy có thể chia nhóm và quản lý nhóm dễ dàng: Chẳng hạn như với nền tảng myViewBoard, người dạy có thể chia người học ra thành nhiều nhóm độc lập và chia bài tập cho từng nhóm, sau đó các thành viên sẽ thảo luận với nhau, kết quả cuối cùng được gửi về người dạy.

Chia nhóm độc lập để học

3.5. Cải thiện mức độ tương tác và giữ chân người dùng

Các nền tảng công nghệ phục vụ giáo dục hiện nay thường có thao tác sử dụng đơn giản, đồ họa sinh động và hỗ trợ nhiều chức năng dành riêng cho giáo dục như xây dựng khối 3D, tạo bảng khảo sát hay câu hỏi trắc nghiệm,… Nhờ đó có thể cải thiện mức độ tương tác giữa các thành viên trong lớp và thu hút sự chú ý của người học.

3.6. Công nghệ trong lớp học giúp phản hồi tức thì cho giáo viên

Công nghệ trong lớp học cho phép người học phản hồi tức thì cho giáo viên thông qua việc giơ tay xin phát biểu, nhắn tin trong thời gian thực,… Giúp cả lớp có thể cùng tham gia xây dựng bài học và chỉnh sửa kịp thời những nội dung chưa hợp lý trong bài giảng.

Có thông báo khi phát biểu

Những lợi ích trên là ưu thế của việc ứng dụng công nghệ trong lớp học. Song song với đó, xu thế nào cũng gặp phải một số thách thức, bạn xem thêm ở phần tiếp theo nhé!

4. 5 Thách thức khi áp dụng công nghệ trong lớp học

Bên cạnh các ý kiến hưởng ứng đưa công nghệ vào trong lớp học, thì vẫn có những ý kiến phản đối. Các ý kiến này đã xuất hiện từ khi công nghệ bắt đầu đi vào lớp học và vẫn tiếp tục tồn tại cho đến nay, nội dung cụ thể là:

4.1 Học sinh dễ bị xao nhãng, mất tập trung

Khi ứng dụng công nghệ trong lớp học thì cần có Internet để các thiết bị có thể kết nối và thực hiện chức năng. Tuy nhiên, nếu người học cũng có thể truy cập vào Internet ngay trong lớp thì có thể dễ bị xao lãng bởi các trò chơi, mạng xã hội, quảng cáo,… Điều này khiến nhiều phụ huynh lo ngại người học còn nhỏ tuổi sẽ không tiếp thu tốt kiến thức được dạy vì sử dụng thiết bị điện tử cho mục đích khác trong giờ học.

Giải pháp cho vấn đề

Với vấn đề này, nhà trường hoặc lớp học có thể cài đặt mạng cục bộ để người học không thể truy cập các liên kết khác ngoài ứng dụng giáo dục.

Trở ngại của Internet

4.2. Lo ngại về gian lận thi cử

Vì công nghệ giúp truy cập vào kho tài liệu trên mạng Internet dễ dàng, một số người học dễ dàng gian lận nếu làm bài thi trực tuyến. Điều đó tạo nên sự bất công khi đánh giá học lực và khiến kết quả học tập bị sai lệch với năng lực thật của người học.

Giải pháp cho vấn đề

Người dạy nên sử dụng các phần mềm chống gian lận thi cử nếu tổ chức thi trực tuyến. Ví dụ với phần mềm tên Edunow, sau khi người học đăng nhập hệ thống thi, phần mềm sẽ quét tất cả trình duyệt, camera, mic,… của người học. Tiếp đến, phần mềm sẽ yêu cầu người học quay camera 360 độ để xác nhận không có người giúp đỡ. Đồng thời không cho phép người học mở tab mới khi đang làm bài thi.

Nếu phát hiện bất cứ động thái khác lạ nào, phần mềm sẽ hiện thông báo đến người đọc để cảnh cáo. Đến cuối buổi thi, phần mềm sẽ đánh giá độ trung thực của người học, nếu đánh giá màu xanh tức là người học không gian lận, ngược lại đánh giá màu đỏ chứng tỏ người học thực hiện nhiều việc khác khi làm bài thi.

Phần mềm chống gian lận

4.3. Tốn kém chi phí

Người dạy và học phải chi trả một mức phí lớn để mua các thiết bị điện tử, phần mềm phục vụ cho chương trình học có ứng dụng công nghệ. Điều đó vô tình gây nhiều khó khăn cho gia đình có điều kiện tài chính hạn chế, khiến những người này phải chịu thiệt thòi trong môi trường giáo dục.

Giải pháp cho vấn đề

Nhà trường có thể huy động tài chính từ quỹ, phụ huynh,… để xây dựng một ngân hàng thiết bị công nghệ hỗ trợ, chẳng hạn như ngân hàng laptop. Theo đó, nhà trường cho người học mượn thiết bị trong một khoảng thời gian nhất định để có thể bù đắp cho những người học có điều kiện gia đình không tốt.

Xây dựng ngân hàng máy tính

4.4 Hạn chế khả năng giao tiếp, tương tác xã hội

Việc học và dạy trực tuyến sẽ làm giảm tương tác thực tế giữa các thành viên trong lớp học. Nhiều ý kiến cho rằng điều này sẽ khiến người học bị khuyết thiếu kỹ năng mềm, đặc biệt là các kỹ năng tạo liên kết xã hội mới.

Giải pháp cho vấn đề

Có thể ứng dụng hình thức học trực tuyến và trực tiếp kết hợp, người học vẫn có thể tiếp xúc thực tế với những người bạn mới trong lớp. Đồng thời, người học cũng được hưởng những lợi ích đến từ học trực tuyến như tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển, thành thạo công nghệ hơn,…

4.5. Lo ngại công nghệ sẽ làm giảm vai trò của giáo viên

Thực tế, vai trò của giáo viên là người hướng dẫn và truyền đạt kiến thức, đồng thời đồng hành để xây dựng nhân cách cho người học, đặc biệt là giáo viên tiểu học. Vì vậy, công nghệ không thể thay thế vai trò của giáo viên.

Ngược lại, dựa vào công nghệ, giáo viên có thể khuyến khích người học tự học, tự sáng tạo, nâng cao khả năng phản biện và tính chủ động của người học. Dựa vào đó giáo dục ra thế hệ học sinh năng động hơn.

Giáo viên là người hướng dẫn

5. Tương lai của công nghệ trong lớp học

Dù vẫn tồn tại nhiều ý kiến phản đối việc đưa công nghệ vào lớp học thì vẫn không ngăn cản được xu thế này tiếp tục phát triển và lan rộng trên toàn thế giới. Các ứng dụng như bảng trắng kỹ thuật số Whiteboard, nền tảng lớp học ảo, mô hình giảng dạy kết hợp cho phép lớp học linh hoạt và người học chủ động hơn.

Bên cạnh đó, không thể phủ nhận tính linh động trong giáo dục mà công nghệ tạo ra đã giúp những người bận rộn hay không thích hợp đi học có thể tham gia vào giáo dục. Đồng thời, người học có thể tham gia mọi lúc mọi nơi, vì vậy phá vỡ được khoảng cách không gian, có thể tiếp thu được kiến thức trên toàn thế giới.

Ứng dụng công nghệ trong lớp học

Qua những lợi ích và thách thức đã nêu, có thể thấy ứng dụng công nghệ trong lớp học dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng đã dần được khắc phục. Điều đó chứng tỏ đây sẽ là xu hướng chính trong giáo dục của tương lai, những giáo viên nắm vững công nghệ sẽ có lợi thế vượt trội. Hy vọng bạn cũng sẽ tìm được một nền tảng phù hợp để nắm bắt được cơ hội này trong thời gian tới nhé!

Was this article helpful?

Yes

No

SHARE