7 biểu tượng văn hóa lớn trong Văn hóa Trung Hoa

6 biểu tượng văn hóa lớn trong Văn hóa Trung Hoa

 

Văn hóa chính là cái nôi của đời sống con người. Nhìn lại văn hóa chúng ta phần nào nhìn thấy lịch sử của sự phát triển đất nước không chỉ theo chiều dọc và còn theo chiều sâu. Vậy bạn có biểu gì về những biểu tượng văn hóa lớn của Trung Hoa? Hôm nay hãy cùng Gioitiengtrung tìm hiểu về “7 biểu tượng văn hóa lớn trong Văn hóa Trung Hoa” bạn nha!

 

1. Tư tưởng văn hóa Nho giáo

Văn hóa Trung Quốc uyên bác lưu truyền bao đời nay. Và Khổng Tử chính là người đại biểu cho tư tưởng Nho giáo – học phái tư tưởng tồn tại lâu nhất và có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thậm chí còn gián tiếp ảnh hưởng tới văn hóa Phương Tây qua những hình thức khác nhau. Có thể nói rằng Văn hóa Nho giáo là văn hóa có ảnh hưởng nhất ở Trung Hoa, có ảnh hưởng đến văn hóa của thế giới và cũng đã góp phần đóng góp trong công cuộc kiến thiết văn minh ở nhân loại.

Văn hóa coi trọng chữ “hòa”, bất kể là trong tư tưởng “nhân ái” của Khổng Tử hay trong tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất” của Mạnh Tử, tất cả đều đang tìm kiếm sự hài hòa, là sự hài hòa giữa người với người, là sự hài hòa giữa người với nội tâm, là sự hài hòa giữa người với thiên nhiên. Tư tưởng này đến nay vẫn luôn là tấm gương sáng cho các quốc gia trong việc xử lý công việc giữa các đất nước.

Biểu tượng văn hóa Trung Quốc

2. Trà đạo

Trung Quốc là quê hương của trà và cũng là nơi bắt đầu của văn hóa trà đạo. Việc phát hiện và sử dụng trà ở đất nước này đã phải có đến 4-5000 năm. Văn hóa trà đạo của người Trung Quốc là một nền văn hóa lấy tu hành đắc đạo làm tôn chỉ, mục đích chính là tu thân dưỡng tính, hiểu rõ đạo lý, nâng bản thân lên một cảnh giới mới. Uống trà ngẫm đạo là kết quả của tu hành, là những kết tinh sau khi ngẫm đạo hiểu đạo, là sự theo đuổi cao nhất của trà đạo Trung Quốc. Thuận theo tự nhiên, lắng nghe trái tim, không quá câu nệ những tiểu tiết trình tự uống trà, quy tắc, quý ở chỗ đơn giản, mộc mạc, tự nhiên.

Vào một buổi chiều trời dần khuất núi, nấu một bình trà ngon, nhìn lá trà trôi nổi dưới làn hơi nước nóng rồi từ từ chìm xuống đáy cốc, tạo ra một màu mát mắt, hương thơm dịu nhẹ phảng phất trong không gian, phảng phất trong lòng người.

7 biểu tượng văn hóa lớn trong Văn hóa Trung Hoa

3. Côn khúc

Côn kịch là thể loại hý kịch có hệ thống hoàn thiện nhất trong các loại hý khúc của Trung Quốc, có địa vị vô cùng quan trọng trong lịch sử văn học, lịch sử hý khúc, lịch sử âm nhạc, lịch sử vũ đạo. Côn khúc thuộc loại hình khúc, vận dụng hơn hai nghìn loại khúc khác nhau, vận dụng làn điệu một cách hoàn hảo, rất chú trọng vào việc khống chế âm thanh ở trong kỹ thuật hát. Đặc điểm nổi bật nhất ở côn kịch là tính trữ tình mạnh, động tác tinh tế, kết hợp hài hòa uyển chuyển giữa hát và nhảy.

Vào thời cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, văn nhân xem côn kịch là một phương thức để giao lưu văn hóa, họ đích thân biểu diễn, hát, viết kịch bản, thiết kế điệu nhảy. Họ còn hòa trộn những nét văn hóa và tập tục truyền thống vào côn khúc. Do đó, côn khúc mà  chúng ta nhìn và nghe thấy hiện nay một mặt là bản thân vẻ đẹp của côn khúc, một mặt là sự kết hợp của những nét văn hóa truyền thống, tinh thần dân tộc.

Biểu tượng văn hóa Trung Quốc
Biểu tượng văn hóa Trung Quốc

4. Gốm sứ

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát minh ra gốm sứ, viết nên một trang đầy huy hoàng cho lịch sử nhân loại. Phát minh này là một trong ngũ đại phát minh của Trung Quốc, thành tựu của gốm sứ trên lĩnh vực kỹ thuật nghệ thuật đã được truyền bá ra các nước khác trên thế giới và đạt được tên gọi “Đất nước đồ gốm”.

Đồ gốm không chỉ chứa đựng những tri thức đặc biệt của dân tộc Trung Hoa, thể hiện được sự uyên thâm của kĩ thuật cổ đại, văn hóa Trung Quốc mà còn có sự ảnh hưởng vô cùng lớn tới tiến trình văn minh thế giới.

Biểu tượng văn hóa Trung Quốc

5. Kungfu

Kungfu là sự kết hợp giữa võ thuật và khí công, là di sản quý báu của văn hóa truyền thống, là một phương thức thể dục vận động mang giá trị cao đặc biệt ở Trung Quốc. Kungfu coi trọng sự kết hợp giữa nhu và cương, sự tu luyện bên trong chứa đựng kiến thức các bậc hiền nhân lĩnh hội được về sinh mệnh và vũ trụ.

Tấm màn huyền bí về kungfu Trung Quốc: 7 hệ quyền lớn, ám khí quỷ dị, đủ các cảnh giới của các phải võ học khác nhau.

Kungfu Trung Quốc đã có hàng ngàn năm, không chỉ có lịch sử dài lâu mà nó còn có nội hàm phong phú, tinh thâm uyên bác và chính sự thần bí đã khiến kungfu có được sự coi trọng cả trong và ngoài nước. Trên thực tế, sự nổi lên trên toàn cầu của Kungfu có được là nhờ một loạt các động tác điện ảnh đỉnh cao của diễn viên Lý Tiểu Long, từ đó có được sự đánh giá cao từ bạn bè quốc tế, thành công gây dựng nên tên tuổi của Kungfu Trung Quốc.

Biểu tượng văn hóa Trung Quốc

6. Thư pháp

Môn nghệ thuật duy nhất khiến văn tự cổ trở thành một loại hình nghệ thuật chính là thư pháp. Từ thời Hiên Viên hoàng đế cách đây 5000 năm văn tự đã bắt đầu xuất hiện. Nghe nói rằng hoàng đế Hiên Viên mệnh cho đại thần Thương Hiệt tạo chữ do đó Thương Hiệt đã tạo ra hán tự. Thương Hiệu là sử quan của vua, là người tạo ra hán tự sau này ông được người đời sau tôn thành ông tổ của hán tự.

Thư pháp là một môn nghệ thuật truyền thống đặc biệt của Trung Quốc, có 5 loại thể chữ cơ bản: Chữ Triện, chữ Lệ, chữ Khải, chữ Hành, chữ Thảo.

Hán tự Trung Quốc trải qua quá trình biến đổi và phát triển dài dằng dặc, vừa đóng góp vai trò xã hội quan trọng trong giao lưu tư tưởng, kế thừa văn hóa vừa tạo nên một loại hình nghệ thuật đặc biệt. Thư pháp không chỉ là đóa hoa hiếm quý giá của dân tộc Trung Hoa mà còn là một bông hồng lạ trong kho nghệ thuật văn hóa của thế giới.

Lịch sử đã xuất hiện nhiều vị thư pháp gia lỗi lạc, trong đó Vương Hi Chi thời Đông Tấn đã được tôn vinh là “Thư thánh” và bức “Lan Đình Tự” của ông được gọi ưu ái với cái tên “Thiên hạ đệ nhất hành thư.”

Biểu tượng văn hóa Trung Quốc

Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hay về các biểu tượng trong văn hóa Trung Hoa. Nếu bạn muốn tìm đọc thêm các bài viết hữu ích khác, hãy truy cập Gioitiengtrung và click vào Kinh nghiệm học để học giỏi tiếng Trung bạn nhé!