7 bước sửa sang bàn thờ để đón Tết sau lễ ông Công ông Táo
Thường thì trong lễ tiễn Táo quân gia chủ xin phép bao sái, sửa sang bàn thờ để đón Tết.
Bao sái là dọn dẹp nơi thờ cúng, bát hương và các đồ thờ cúng, các vật phẩm phong thủy đang dùng. Việc bao sái sẽ tăng cường sinh khí, kích hoạt vượng khí.
Bao sái bàn thờ xong tùy điều kiện mà làm lễ an vị thần linh và lễ tất niên sớm, hoặc vào chiều 30 Tết. Ảnh minh họa.
Nước để bao sái đồ thờ cúng tốt nhất nên sử dụng những loại nước được chưng cất từ nguyên liệu tự nhiên, vừa đảm bảo sức khỏe lại mang ý nghĩa tâm linh (như Nước thơm Khai vận, rượu – gừng, các loại nước thơm từ thảo mộc như Đinh Hương, Hồi, Quế, Trầm, Gừng… – sẽ không độc hại và không hại da tay cho người dùng).
Mục lục bài viết
7 bước bao sái ban thờ
Sau khi hiểu về việc bao sái bàn thờ, cần chọn người trong nhà có tíônh cẩn thận để bao sái ban thờ cuối năm, bởi việc này cần làm chu đáo để sang năm mới được suôn sẻ, tốt đẹp.
Bao sái bàn thờ và các vật phẩm cúng bằng Nước thơm Khai vận, rượu – gừng, các loại nước thơm từ thảo mộc như Đinh Hương, Hồi, Quế, Trầm, Gừng… Ảnh minh họa.
Đầu tiên cần dùng khăn sạch, nước sạch (nước đun từ các loại thảo mộc, rượu gừng…) để lau bàn thờ (chú ý để không di chuyển bát hương), sau đó tiến hành các bước như sau:
1. Đặt hoa quả, vàng mã rồi thắp mỗi bát hương 1 nén nhang xin phép Thần linh, Gia tiên… được bao sái ban thờ và các linh vật phong thủy trong nhà.
2. Lễ xong để nhang cháy bình thường (hoặc chờ hết hương) thì hạ bát hương xuống tỉa chân nhang trước, rồi đặt bát hương và cốc nước, hoa quả (nếu có) lên một cái bàn sạch.
Với bát hương thờ Phật, thờ Thần (Thần linh, Thổ công, Táo quân, Thần tài…) để lại 5 chân nhang (gồm cả nén nhang đang cháy).
Với bát hương thờ Gia tiên, Bà cô, Mãnh tướng đích danh… để lại 3 chân nhang (kể cả nén đang cháy). Cố gắng làm xong trong 1 nén nhang, hoặc nếu nhang cháy hết lại thắp thêm 1 nén nữa.
3. Lau hoặc rửa những đồ thờ cúng khác, vật phẩm phong thủy trong nhà bằng nước sạch trong một cái chậu sạch trước, sau đó lau lại bằng Nước Thơm Khai Vận – nước chuyên để bao sái (nếu không có thì dùng rượu – gừng để bao sái).
4. Sau khi lau xong theo thứ tự sắp xếp Bài vị, Di ảnh, Bát hương rồi đến các vật phẩm khác (ai biết Lục tự minh chú thì có thể vừa bao sái, vừa đọc nhẩm). Bao sái xong thu dọn chân nhang để gọn và hóa hết khi hóa mã tạ lễ.
5. Nếu chân hương trong bát hương có nhiều, bát hương đầy tàn thì cần phải rút bớt chân hương và để lại số chân lương lẻ như 3, 5, 7, 9. Số chân hương còn thừa sẽ mang đi hóa (đốt) sau khi làm lễ.
Nếu bát hương rút chân nhang xong tro vơi nhiều thì có thể thay tro mới vào bát hương (tro mới phải là tro rơm mua ở các cửa hàng bán đồ thờ cúng). Chú ý giữ nguyên phần cốt của bát hương (thất bảo, đá quý, kim loại…). Tro thừa có thể rắc ở những nơi có nguồn nước lưu thông.
6. Nếu bàn thờ, hoặc bát hương không còn phù hợp với điều kiện của gia đình thì thời điểm này gia chủ có thể thay sang thứ khác đẹp hơn, khang trang hơn, tốt hơn.
Đối với bát hương, cần giữ lại phần cốt của bát hương và số chân nhang cũ. Bát hương, bàn thờ cũ có thể mang hóa đi – nhưng không vứt bỏ bừa bãi mà nên hóa, hoặc thả xuống nước.
7. Sau khi bao sái bàn thờ sạch sẽ, đặt lại vị trí cũ thì gia chủ chờ đến ngày cuối năm để làm lễ an vị mời Táo quân và các vị thần linh trở về nhà. Thông thường, lễ cúng này sẽ làm vào 30 Tết. Cũng có thể làm lễ mời an vị thần linh và lễ tất niên cùng lúc, làm vào buổi trưa hoặc chiều 30 Tết. Nhưng tùy điều kiện, tùy gia đình mà có thể thực hiện sớm hơn.
Đồ lễ cúng thường có xôi, gà, tiền, vàng… tùy hoàn cảnh của gia chủ.
Giải đáp các thắc mắc thường gặp của người cao tuổi về vaccine COVID-19