7 cuốn sách hay về văn hóa Trung Quốc cho người đọc nhiều thông tin giá trị – Readvii

7 cuốn sách hay về văn hóa Trung Quốc bao quát được các phương diện chủ yếu trong nền văn hóa Trung Quốc, bao gồm tư tưởng, quan niệm đạo đức luân lý, quan niệm tôn giáo và chính trị, quan niệm về kinh tế và tài sản, phong tục tập quán, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn học nghệ thuật…

Tìm Hiểu Văn Hóa Trung Hoa

Trung Quốc là một quốc gia lớn ở châu Á, một trong những cái nôi của nhân loại, với nền văn minh xuất hiện từ rất sớm ảnh hưởng tới các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam. Cuốn sách trình bày tổng quan về văn hóa Trung Quốc: Tư tưởng và tôn giáo; Lịch sử; Văn hóa; Văn học nghệ thuật; Khoa học kỹ thuật; Văn hóa giáo dục…

Gợi ý

  • 9 cuốn sách hay về Khổng Tử ẩn chứa nhiều giá trị tinh túy

Văn Hóa Trung Quốc – Sử Trọng Văn – Trần Kiều Sinh

Quyển sách là sự khái quát, giới thiệu, giải thích và bình luận giản lược nhất về văn hóa Trung Quốc, hy vọng rằng có thể bao quát được các phương diện chủ yếu trong nền văn hóa Trung Quốc, bao gồm tư tưởng, quan niệm đạo đức luân lý, quan niệm tôn giáo và chính trị, quan niệm về kinh tế và tài sản, phong tục tập quán, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn học nghệ thuật… nhưng đương nhiên không thể đầy đủ tất cả mọi phương diện.

Trung Quốc có mấy ngàn năm lịch sử văn minh huy hoàng sáng chói. Văn hóa Trung Quốc có nội dung phong phú, bề dày sâu xa. Trong bốn nền văn minh thế giới cổ đại, chỉ có văn minh Trung Quốc là phát triển chưa từng đứt đoạn.

Nền văn minh Trung Quốc được tiếp nối lâu dài như vậy một phần lớn là nhờ vào ba lần mở cửa và dung nạp vĩ đại trong lịch sử. Những thành tựu văn minh mà ba lần mở cửa dung nạp đem lại đều đã trở thành những thành tựu văn hóa chung của cả Trung Quốc và toàn thế giới. Một nền văn hóa Trung Quốc mang sức hấp dẫn của thời đại đang dần bước hình thành.

Lịch sử & văn hóa Trung Quốc – W.Scott Morton và C.M.Lewis

Lịch Sử & Văn Hóa Trung Quốc của W.Scott Morton và C.M.Lewis kết hợp lịch sử và văn hóa theo trật tự niên đại, đan xen văn hóa Trung Quốc vào những triều đại khác nhau, thường tập trung vào một hay nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn, thơ được chọn lọc trong thời Đường, đạo Phật trong Lục triều, kỹ thuật trong thời Tống, tiểu thuyết trong thời Thanh…

Sách này cố gắng tóm gọn nhất những vấn đề trọng yếu trong từng giai đoạn lịch sử triều đại Trung Quốc cùng những vấn đề khác xuyên suốt từ thời thượng cổ tới giai đoạn hiện đại. Đặc biệt, sách còn nói nhiều hơn về thập niên 90 và những năm đầu của thế kỷ XXI với những phát triển vượt bậc của Trung Quốc.

Gợi ý

  • Những cuốn sách hay về Tần Thủy Hoàng đầy hấp dẫn và lôi cuốn người đọc

Phục Sức Trung Quốc

Cuốn Phục sức Trung Quốc giới thiệu một cách có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển phục sức Trung Quốc qua các thời kì lịch sử, làm cho tâm trí người đọc có thể quay trở lại đất nước Trung Quốc cổ xưa, tìm hiểu về chất liệu, kĩ thuật chế tác, kiểu dáng, hoa văn trang trí và các phụ kiện kèm theo trang phục từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Ngoài ra, trong cuốn sách còn có những hình ảnh minh họa sinh động, giới thiệu về từng bộ trang phục, từng món phụ kiện đặc trưng của từng thời kì.

Cuốn sách mang nội dung phong phú, đa dạng, cụ thể và sinh động, đem đến cho người đọc nhiều thông tin có giá trị trong việc tìm hiểu về lịch sử phục sức Trung Quốc và cũng là nguồn tư liệu cho sáng tác thời trang vừa mang tính thời đại vừa giữ được bản sắc truyền thống của phục sức Trung Quốc.

Gợi ý

  • Những cuốn sách hay về Tần Thủy Hoàng đầy hấp dẫn và lôi cuốn người đọc

Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa

Giữa những năm 30 của thế kỉ này, khi các đế quốc châu Âu, châu Mĩ đang đà cường thịnh, khi bản đồ Á Phi còn tô một màu thuộc địa xám xịt, thì Will Durant cho ra bộ LỊCH sử VĂN MINH THẾ GIỚI với phần MỞ ĐẦU là lịch sử nền văn minh của các nước phương Đông: Ai Cập, Tây A, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản…

Hôm nay, ta nghe đâu đó có lời dự báo rằng cán cân kinh tế của các thập kỉ sau sẽ nghiêng về châu Á. Nhưng 55 năm trước, w.Durant đã viết: “Tương lai ở phía Thái Bình Dưưng và chúng ta phải hướng cặp mắt và trí óc về phía đó”! Nhà Sử học, nhà bác học Mĩ gốc pháp này đã cùng vợ bỏ ra gần ba chục năm để nghiên cứu các dân tộc châu Á và phươg Đông và đã viết về các quốc gia này với thái độ công bằng, trân trọng. Từ khi sách ra đời đã mấy thập kỉ, nhưng công trình nghiên cứu này ở ta vẫn chưa phổ biến nhiều; trong lúc đó hãy còn một số giờ dạy và một số tài liệu khác vẫn xem nền văn hóa châu Âu mở đầu với HI-LA là tột đỉnh, là khỏi nguyên của mọi nền văn hóa. Quan điểm này đã bị w. Durant phê phán ngay tại nơi nó được phát sinh, là giới sử gia phương Tây.

Trong phần văn minh phương Đông, w. Durant viết khá kĩ về Ấn Độ và Trung Hoa. Hai quốc gia này là nơi phát sinh hai nền văn minh lớn có tác dụng và ảnh hưởng đến hai phía cửa lục địa châu Á trong đó có Việt Nam.

Sự phát triển của Ấn Độ và Trung Hoa trong thập kỉ này, tuy mỗi nước có một đặc điểm riêng, nhưng luôn luôn tập trung sự chú ý của cả loài người, đặc biệt của vùng Đông Nam Á, do sự chuyển mình vươn lên với cả quá trình sôi động và phức tạp của nó. Những con rồng nhỏ chung quanh đang trên đà phát triển, con rồng lớn đang đứng trước sự thử thách lớn lao. Thử đi ngược lại những thời kì lịch sử trước đây của Trung Hoa, Ấn Độ để làm cơ sở, tìm hiểu xu hướng phát triển hiện nay của hai nước láng giềng Việt Nam. Đó là mục đích của chúng tôi khi xuất bản tập LỊCH SỬ VĂN MINH TRUNG QUỐC trong bộ sách của w. Durant.

Với các giai đoạn lịch sử xa xưa, có điều kiện thử thách, tham bác được nhiều tài liệu, tác giả đã trình bày một cách uyên bác, dẫn chứng các tu liệu phong phú, phân tích tình thế. Với văn hóa và con người Trung Hoa, kể cả những người dân lao động, nghèo khổ, ít học… tác giả đã dành những lời khen ngợi, những cảm tình đặc biệt. Và ngược lại, tác giả cũng đã phê phán thẳng thắn những tệ nạn của xã hội phong kiến, độc tài…

Nền Văn Hóa Phật Giáo Trung Quốc

Phật giáo được xem là một hiện tượng Văn hóa Tôn Giáo của lịch sử, bao gồm các nội dung cực kỳ rộng rãi và có các mối liên hệ tương quan. Giáo điều phật giáo thể hiện một tín ngưỡng đối với lực lượng thần bí siêu tự nhiên, siêu hiện thực.

Phật Giáo đã phát triển ở Trung Quốc hơn hai ngàn năm. Trải qua sự thăm dò, xung đột, cải biến, thích ứng, dung hợp mà Phật giáo đã xâm nhập thâm sâu vào văn hóa truyền thống Trung Quốc. Văn hóa nhân loại là một quá trình liên tục không ngừng, văn hóa hiện đại và văn hóa truyền thống không thể và sẽ không được phép tách nhau hoàn toàn.

Chúng ta phải suy tưởng về quá khứ, tìm kiếm các nhân tố sinh tồn của văn hóa Phật giáo trong quan niệm truyền thống của con người, phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo trong tâm linh của loài người. Chỉ có như thế chúng ta mới có thể hấp thụ được các tinh hoa có giá trị của Văn hóa Phật Giáo Trung Quốc.

Bách Khoa Thư Văn Hóa Cổ Điển Trung Quốc

Dân tộc Trung Hoa có lịch sử lâu dài, trong mọi lĩnh vực, mọi thời đại phát triển của lịch sử xán lạn ấy đều có những sáng tạo, phát minh có tính dẫn đầu khai sáng được thế giới ngày nay công nhận và đã đóng góp cống hiến không nhỏ cho nền văn minh nhân loại.

Có điều cần nói rõ, dân tộc Trung Hoa là một gia đình do nhiều dân tộc anh em kết hợp thành (Hán, Mãn, Mông…). Sống chung trong một lịch sử quá lâu dài đương nhiên đôi khi có xảy ra những tranh chấp tạo thành chiến tranh, nhưng phần lớn thời gian lịch sử họ vẫn là một dân tộc đoàn kết để chống lại xâm lược từ bên ngoài, cùng dung hợp với nhau để xây dựng đất nước chung rộng lớn vào bậc nhất nhì thế giới. Nhất là, họ luôn luôn dung hợp về văn hóa, cùng sáng tạo một nền văn minh xán lạn. Nền văn hóa ấy hình thành được một truyền thống ưu mỹ từ nhiều thế hệ dung hòa với nhau và tạo thành nền văn hóa Trung Hoa, khiến nó có một đời sống tập quán và tư duy, chuẩn tắc đạo đức đặc biệt có nhiều đặc sắc khác hẳn với những dân tộc khác.

Hiểu được hoàn cảnh sản sinh ra nền văn hóa vĩ đại của dân tộc Trung Hoa tức là hiểu được cả tinh hoa tự thân nền văn hóa ấy. Và do hoàn cảnh lịch sử riêng biệt giữa Trung Hoa và Việt Nam, hiểu được tinh hoa tự thân văn hóa Trung Quốc là điều kiện cần thiết để hiểu được tinh hoa tự thân văn hóa truyền thống Việt Nam.