7 sách về văn hóa Nhật Bản hay nhất – VnLit
7 sách hay về văn hóa Nhật Bản. Khám phá văn hóa Nhật Bản, một nền văn hóa đặc sắc, hấp dẫn ngay từ những biểu tượng bề ngoài đến những tầng sâu bên trong.
Mục lục bài viết
Lãng Du Trong Văn Hóa Xứ Sở Hoa Anh Đào
Lãng du trong xứ sở hoa Anh đào cho độc giả thấy một Nhật Bản tuy chịu ảnh hưởng của Khổng học, Phật học và Lão học nhưng không phụ thuộc vào chúng mà đã tạo nên một nền văn hóa dân tộc độc đáo.
Trong diễn trình lịch sử, tuy phải đương đầu với nhiều vấn đề về “mối quan hệ truyền thống và hiện đại, Đông và Tây, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, sáng tạo và cải biên, quốc gia và quốc tế”, Nhật Bản vẫn vượt qua được bằng việc dung hòa các “yếu tố đối lập” trên một cách khéo léo, một mặt bảo tồn truyền thống, mặt khác tiếp thu những tinh hoa văn hóa nước ngoài. Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã “đề cập sâu sắc đến một số vấn đề cơ bản của Nhật Bản thuộc dĩ vãng và hiện tại” với cảm xúc tinh tế và một lối viết mang dáng dấp tùy bút, mộc mạc mà đằm thắm.
Có thể xem đây như một cuốn sách tham khảo cho những bạn đọc trong và ngoài nước yêu mến, và muốn tìm hiểu về văn hóa cũng như đất nước Nhật Bản.
Văn Hóa Nhật Bản: Từ Vựng, Phong Tục, Quan Niệm
Nói đến văn hóa là nói đến một lĩnh vực vô cùng rộng lớn. Những gì được cho là yếu tố cấu thành một nền văn hóa? Và những gì không được tính vào đó? Có vô vàn cách tiếp cận về vấn đề này, vô vàn những cửa ngõ đi vào tương ứng với sự rộng lớn của nó. Có cách tiếp cận hàn lâm, dựa trên các hệ hình lý thuyết hoặc xây dựng nên những lý thuyết; cũng như có những cách đơn thuần là liệt kê, mô tả, mang đến một cái nhìn tổng quan; có cách theo con đường đưa ra những biểu tượng tinh hoa để cô đọng lại một nền văn hóa..
Điều này đặc biệt thấy rõ trong những nẻo vào khám phá văn hóa Nhật Bản – một nền văn hóa đặc sắc, hấp dẫn ngay từ những biểu tượng bề ngoài đến những tầng sâu bên trong. Nó dẫn ta đến những mối liên tưởng quen thuộc: Hoa anh đào, núi Phú Sĩ, Sumo, Võ sĩ đạo… nhưng nó cũng có thể khiến ta bối rối trước sự mênh mông phong phú của vô vàn của những yếu tố khác. Nó mở ra nhiều cánh cửa khác nhau, mời gọi và cũng thách thức ta bước vào, khám phá.
Một cuốn sách không nặng màu sắc học thuật, nhưng qua những câu chuyện nhẹ nhàng, thú vị, ta có thể học được cách tiếp cận một nền văn hóa cực kỳ đặc sắc và phong phú, đặc biệt với những người đang và sẽ học tập, làm việc ở Nhật Bản.
Thiền và Văn Hóa Nhật Bản
Được xem như nhân vật có thẩm quyền bậc nhất Nhật Bản về Thiền Phật giáo, học giả Suzuki T. Daisetsu Đã có cống hiến lớn lao hơn cả là đi tiên phong trong việc mở một con đường bá yếu chỉ của Thiền tông tới thế giới Tây phương. Mất năm 1966 ở tuổi 95, ông đã dành trọn cuộc đời dài của mình cho sự nghiệp này.
Tuy nhiên , trong những gì ông viết, không một tác phẩm nào có thể gồm thu giáo huấn và triết lý nhà Thiền một cách có uy lực cho bằng Thiền và văn hóa Nhật Bản( Zen and Japanese Culture).
Quyển sách được ấn hành lần đầu vào năm 1938 và cải biên hầu như toàn bộ vào năm 1958. Trong ấn bản sau, ông còn đề cập đến nhiều chủ đề mới. Tác phẩm dã lôi kéo độc giả đến gần Suzuki và nó dược đánh giá như một nghiên cứu kinh điển về ” Tin thần thiền tông”.
Tìm Hiểu Văn Hóa Truyền Thống Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với nền văn hóa đậm chất cổ truyền, vừa tỉ mỉ, tinh tế, lại vừa giản dị, gần gũi. Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những bộ kimono rạng rỡ, những món ăn hấp dẫn, những nghệ nhân khéo léo, những môn võ cổ truyền độc đáo…và đặc biệt là những con người lịch sự, chu đáo.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh vẻ náo nhiệt, phồn hoa, đầy hiện đại, đất nước mặt trời mọc không những vẫn lưu giữ và truyền thừa được những giá trị truyền thống tốt đẹp này mà còn phát triển sao cho phù hợp với hiện tại.
Hãy cùng tìm hiểu văn hóa truyền thống của Nhật Bản để khám phá nét đặc sắc, thú vị và đáng yêu của nó, bạn nhé!
Trà Đạo (Tiểu Luận) – Okakura Kakuzo
Trà đạo là một nét đẹp đã góp phấn làm nên diện mạo cho văn hóa truyền thống Nhật Bản. 100 năm đã qua kể từ lần xuất bản đầu tiên song tác phẩm Trà Đạo của Kakuzo Okakura vẫn được đánh giá là một trong những cuốn sách hàng đầu giúp bạn bè thế giới hiểu Trà đạo và thông qua Trà đạo, hiểu cốt tủy nền văn hóa Nhật Bản.
Nội dung tác phẩm Trà Đạo của Okakura Kakuzo xoay quanh bảy điểm chính yếu của trà luận Nhật Bản như Chén trà nhân loại, Các trường phái Trà đạo, Đạo Lão và Thiền tông, Trà thất, Hoa pháp, Trà nhân.
Với nội dung sâu sắc và đầy chất gợi cảm, nó giống như một sự khám phá và hiểu sâu hơn về Phương Đông, về cái lõi của những nền văn hóa truyền thống lâu đời. Cuốn sách sẽ đem lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc và những rung động riêng cùa chính mình.
Võ Sĩ Đạo – Linh Hồn Nhật Bản
Võ sĩ đạo là một bộ luật bất thành văn chi phối đời sống và hành động của các nhà quý tộc Nhật Bản (các samurai, tức thị vệ của các lãnh chúa)… Giới samurai trau dồi võ nghệ, họ trung thành với lãnh chúa của mình, lãnh đạm trước cái chết và nỗi đau đớn.
Tinh thần Võ sĩ đạo là quốc hồn quốc túy, là truyền thống dân tộc lâu đời của Nhật Bản, một trong những bí quyết làm cho nước này trở thành cường quốc quân sự châu Á đầu tiên từ cuối thế kỷ XIX và siêu cường kinh tế thế giới trong nửa sau thế kỷ XX. Tác giả “Võ sĩ đạo: Linh hồn Nhật Bản” – Tiến sĩ Inazo Nitobe, là người đầu tiên giới thiệu Võ sĩ đạo ra thế giới.
Cuốn sách này trình bày về Võ sĩ đạo của Nhật Bản bằng những từ ngữ đơn giản và do đó rất thú vị. Trong khi thuyết minh quan điểm của mình, tác giả đồng thời trích dẫn các thí dụ đối chiếu lấy từ lịch sử và văn học châu Âu. Cuốn sách đã giải đáp và tiếp tục giải đáp cho người Nhật cũng như người phương Tây, về nguyên nhân tại sao những tư tưởng và tập tục nào đó lại có thể thịnh hành ở Nhật Bản.
Nhật Bản: Hoa Anh Đào, Kimono & Gì Nữa
Nhật Bản hiện đại nhìn qua góc nhìn của một du học sinh, ngoài một Nhật Bản truyền thống với hoa anh đào tượng trưng cho sự vật và cô gái Kimono tượng trưng cho con người Nhật Bản. Văn hóa đại chúng Nhật với các bạn trẻ là phim hoạt hình Anime – Truyện tranh – Game…
Bên cạnh là đó là những phát hiện về cuộc sống học tập và làm việc của chính người Nhật, có những sướng khổ , để thấy ở đất nước này không chỉ có màu hồng. Qua những mảng màu xám để có thể thấy rõ hơn tinh thần vượt khó của người Nhật và những bài học giá trị.