8 Quyển sách hay nhất từ Osho bạn nên đọc – First News – Trí Việt
Osho đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người tìm kiếm trên Thế Giới. Sự hiện diện của ông, thông điệp của ông đối với chúng ta là rất rõ ràng, rất mạnh mẽ. Bạn chỉ cần đọc vài dòng những bài nói của ông thôi cũng đủ làm rung chuyển sâu sắc tâm hồn của bạn.
Osho tên thật là Chandra Mohan Jain, sinh ngày 11/12/1931 tại bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Ông là bậc thầy tâm linh, chứng ngộ vào năm 1952, và bắt đầu khơi dậy phong trào thiền học “đánh thức sự sống” vào năm 1962. Cái tên Osho chính thức được Chandra sử dụng vào năm 1989 – theo tiếng Nhật cổ, có nghĩa là “đạo sư” của một dòng Thiền. Osho không viết sách, nhưng có tới 8 cuốn sách đề tác giả là Osho, những cuốn sách này đều là do học trò ghi lại dựa trên những bài thuyết giảng của ông. Để giữ được cái thô, nhưng chất, ông không cho phép ai chỉnh sửa lại sách của mình. Sách của Osho viết về những đề tài khác nhau. Nhưng khi kết hợp lại sẽ thành một món ăn tinh thần hoàn hảo cho mỗi người.
Cho đến hiện nay, sách của Osho được dịch lại với hơn 60 thứ tiếng và có mặt ở rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Trong đó, chúng ta không thể không kể đến bộ sách Osho gồm 8 cuốn:
Bộ sách của OSHO đầy đủ nhất
Trong Sáng tạo – Bừng cháy sức mạnh bên trong, Osho đã giúp người đọc tiếp cận với Sáng tạo từ những bước đầu tiên. Ông khiến bạn đọc nhận ra rằng, bản chất cuộc sống là một vũ điệu, một bài thơ mỹ miều, chứ nó không trơ trọi như một cục đá sừng sững trước mặt bạn. Và vũ điệu đó, bài thơ đó, là do chính bạn viết nên. Không ai có thể làm hộ bạn điều đấy. Và dĩ nhiên, nếu muốn sáng tạo, điều đầu tiên bạn cần làm là tự mình bước ra khỏi đám đông. Bạn phải tự vạch ra cho mình hướng đi riêng, và tự mình giải mã những bí ẩn mà không để tư tưởng bị tác động bởi bất kỳ một yếu tố nào. Kết quả là dần dần, bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống một cách đúng nghĩa và trọn vẹn nhất.
>> Xem thêm
Người ta vẫn hay ước mơ về điều mà họ luôn muốn có, nhưng chưa có được. Cũng giống như vậy, ai càng đau khổ, người ấy càng khát khao được hạnh phúc. Bất hạnh càng nhiều, nỗi khát khao ấy càng lớn. Tuy nhiên, hạnh phúc không có nghĩa là chối từ sự khổ đau. Cũng không phải là chịu đựng sự âm ĩ và mãi khóc than cho nỗi đau đó. Trong Hạnh phúc tại tâm, Osho không định nghĩa hạnh phúc, cũng chẳng chỉ ra lý thuyết hạnh phúc. Osho không chỉ cho ta cách khước từ đau khổ để kiếm tìm hạnh phúc, Osho cũng không khuyến khích chịu đựng và khóc than đau khổ. Osho muốn chúng ta chăm sóc nỗi khổ đau, đối diện và vượt qua nó.
>> Xem thêm
Bạn biết không, tất cả chúng ta ai cũng sắm cho mình rất nhiều “khuôn mặt”. Nó giống như một cách thức giúp ta bảo vệ chính mình trong xã hội này vậy. Bởi vì có những cấm kỵ, có những kìm hãm, có những gièm pha, nên chúng ta có xu hướng nghĩ một đằng, thể hiện một nẻo.
Bạn đã từng sẵn sàng “lột bỏ” tất cả các vỏ bọc trước một ai chưa? Dù là với một người nào đó rất thân thiết, là người đầu tiên xuất hiện trong đầu khi bạn cần giúp đỡ. Theo cuốn Thân mật – Cội nguồn của hạnh phúc, Osho lột bỏ hết tất cả. Nghĩa là không còn bao biện, không còn che giấu, không còn phòng thủ, không còn nỗi sợ bị đánh giá. Chỉ còn bản thân bạn trơ trọi với sự thật. Đó chính là lúc bạn hoàn toàn mở lòng mình, để tất cả mọi người đều có thể bước vào, và thân mật cùng bạn. Vậy tại sao chúng ta không một lần thử chỉ nói ra những điều mà chúng ta nghĩ, làm những việc mà chúng ta muốn. Thân mật chỉ thực sự diễn ra khi bạn hoàn toàn gạt đi bản năng giới tính và không bị đè nặng bởi những điều trụy lạc. Tâm hồn bạn phải hoàn toàn tinh khiết. Vào thời khắc đó, cuộc gặp gỡ tâm giao sẽ tràn ngập niềm hân hoan và mãn nguyện.
>> Xem thêm
Đạo – Con đường không lối là cuốn sách được viết theo dạng hỏi – đáp. Với cách kể chuyện này, Osho đã chỉ ra cho người đọc thấy được sự uyên nguyên của Đạo trong cuộc sống thường nhật. Cũng giống như những tác phẩm khác của mình, lần này, Osho cũng không quên thổi vào từng câu chữ sự mới mẻ trong tư tưởng. Qua đó, đọc giả có thể dễ dàng nhận thức được sự đối lập giữa lý trí – phi lý trí, giữa tính dương – tính âm, giữa tuân thủ khuôn mẫu – tự nhiên. Đạo là con đường, hoàn toàn không ai nói về đích đến. Bạn chỉ việc hành Đạo, đích đến sẽ tự lo, bạn không phải lo đích đến.
>> Xem thêm
Nếu bạn cho rằng một người can đảm là khi bản thân không sợ trời, không sợ đất thì có lẽ bạn đã sai. Can đảm không phải là không có một nỗi sợ nào. Nhận thấy được sự hiện hữu của sợ hãi một cách rõ ràng nhất, nhưng lại không để chúng chế ngự bản thân mình, đấy mới là can đảm.
Trong Can đảm – Biến thách thức thành sức mạnh, Osho đã định nghĩa can đảm là đánh đổi sự quen thuộc để đến với những điều mới mẻ. Không ai biết được bản thân mình sẽ mạnh mẽ và can đảm đến đâu, cho đến khi có được sự lựa chọn cuối cùng. Khi bước qua mọi thách thức, vượt qua mọi nỗi đau, bạn sẽ biết được đâu là giới hạn chịu đựng của mình. Đến cuối cùng, điều mà bạn sẽ vỡ lẽ ra chính là: bạn không có bất kỳ một giới hạn nào cho sự can đảm cả. Tất cả mọi thử thách mà số phận mang đến, bạn đều đủ sức để vượt qua. Chỉ là bạn chưa thực sự can đảm để bước ra khỏi vùng an toàn mà thôi.
Thông qua cuốn sách này, Osho muốn mọi người hiểu “Nỗi sợ” trên nhiều phương diện, và làm thế nào để tìm thấy “Can đảm” để biến nỗi sợ ấy thành sức mạnh và vượt qua nó.
>> Xem thêm
“Nếu thiền là một bông hoa, thì từ bi chính là hương thơm”. Đó là một câu trích dẫn nổi tiếng trong cuốn sách Từ bi của Osho. Theo ông, từ bi là một dạng tình thương, khiến chúng ta muốn chia sẻ niềm vui của mình với vạn vật xung quanh. Ai cũng biết tất cả chúng ta đều sở hữu những năng lượng riêng. Tuy nhiên, nếu không có thiền, thì năng lượng đó chỉ đang tồn tại dưới một hình thức của lòng đam mê. Ngược lại, nếu có thiền, thì năng lượng đó sẽ hóa từ bi.
Bằng kiến thức uyên thâm về thiền định và tâm linh của mình, Osho đã dẫn dắt người đọc qua những câu chuyện của Đức Phật và Chúa Jesus. Tại đây, bạn đọc sẽ có cơ hội hiểu được từ bi và những ý nghĩ sâu xa nằm sau đức tính này. Do đó, Từ bi không chỉ đơn giản là một cuốn sách, mà còn là một người đồng hành với những ai đang tìm kiếm niềm vui và sự tích cực trong cuộc sống.
>> Xem thêm
Trò chuyện với vĩ nhân là tổng hợp những câu chuyện của Osho về 20 vị vĩ nhân – gồm triết gia, nhà tư tưởng, đạo sư lỗi lạc nhất trong lịch sử, như Phật Thích Ca Mâu Ni, J. Krishnamurti, Heraclitus, … v.v. Ở cuối mỗi câu chuyện trong Trò chuyện với vĩ nhân, người đọc sẽ có dịp ngộ ra những chân lý về tôn giáo và thiền định. Qua đó, họ có thể liên kết chúng với cuộc sống đời thực của mình. Họ có thể nhận ra những trắc trở và xung đột là những điều không thể tránh khỏi trong cuộc đời này. Vậy nên, Osho muốn người đọc nhận ra bản chất của niềm vui trong cuộc sống và biết cách trân trọng chúng. Có như vậy, họ mới có thể tìm ra con đường đến đó một cách dễ dàng.
Trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã góp phần làm cho chúng ta thiếu thời gian dành cho bản thân. Có bao giờ bạn cảm thấy mắc kẹt trong thế giới của riêng mình? Có bao giờ bạn hoài nghi về cách mà xã hội nỗ lực kiếm tiền, nỗ lực tiêu tiền? Có bao giờ bạn cảm thấy ngột ngạt với những thước đo thành công và chuẩn mực hạnh phúc?… Nếu câu trả lời là có thì có thể 7 cuốn sách trên với những lời khuyên của Osho sẽ giúp bạn bình tâm nhìn nhận lại đoạn đường mình đã đi qua, hướng suy niệm vào bên trong. Và rồi đến một lúc nào đó, bạn có thể kết nối chính mình và nhận ra mục đích cuối cùng của mình.
>> Xem thêm
Một chỉ dẫn “yêu không sợ hãi” đầy ngạc nhiên từ bậc thầy tâm linh Osho
Những người đói khát trong nhu cầu, những người luôn kỳ vọng ở tình yêu chính là những người đau khổ nhất. Hai kẻ đói khát tìm thấy nhau trong một mối quan hệ yêu đương cùng những kỳ vọng người kia sẽ mang đến cho mình thứ mình cần – về cơ bản sẽ nhanh chóng thất vọng về nhau và cùng mang đến ngục tù khổ đau cho nhau. Trong cuốn sách Yêu, Osho – bậc thầy tâm linh, người được tôn vinh là một trong 1000 người kiến tạo của thế kỷ 20 – đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về nhu cầu tâm lý có sức mạnh lớn nhất của nhân loại và “chỉ cho chúng ta cách trải nghiệm tình yêu”.
Trong “Yêu” (Tựa gốc: Being in Love), Osho dẫn người đọc vào một hành trình tìm hiểu táo bạo và đầy sôi nổi về “hiện tượng bí ẩn” mang tên tình yêu. “Điều bạn cần làm không phải là học cách yêu, mà là loại bỏ những cách đánh mất tình yêu”, ông mở đầu. Trước tiên, Osho đưa ra một danh sách những điều “không phải là tình yêu”. Ông phân tích những nhu cầu đi kèm tình yêu thương đã phá hủy tình yêu ra sao, điều này diễn ra kể từ khi con người mới chào đời cho đến khi trưởng thành. Những thói quen đòi hỏi, mong muốn sở hữu người khác, kỳ vọng vào người khác… đều tạo nên sự hủy diệt và xung đột trong mọi mối quan hệ tình cảm, bao gồm cả tình yêu. Theo ông, tình yêu không bao gồm cảm giác ghen tuông, chiếm hữu, cạnh tranh, phụ thuộc, hay việc đòi hỏi người mình yêu phải hoàn hảo. Những điều trên đều khởi nguồn từ cái tôi, và Osho cho rằng: “Khi bạn thật sự yêu ai đó, cái tôi của bạn bắt đầu tan chảy và biến mất”.
>> Xem thêm
Mục lục bài viết
Đặt mua bộ sách của Osho ngay bên dưới