8 sự thật về tiền điện tử Bitcoin bạn đã biết chưa?
Có thể nói, Bitcoin là một trong những đồng tiền điện tử đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư. Và thực tế đã chứng minh điều đó, sau hơn 10 năm kể từ lần đầu phát hành ra thị trường, cho đến nay, Bitcoin đang được giao dịch với mức giá cao kỷ lục (khoảng 46.000). Vậy những nguyên nhân nào khiến Bitcoin được nhiều người quan tâm đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1) Bitcoin được tạo ra bởi thuật toán mã hóa phức tạp dựa trên các phần mềm mã nguồn mở và công nghệ chuỗi khối (blockchain)
Mọi giao dịch Bitcoin được lưu trên sổ cái bockchain và chia nhỏ ra cho những người thuộc mạng ngang hàng cùng sở hữu nên những thông tin dữ liệu về giao dịch Bitcoin không thể thay đổi hay làm giả. Đây là một ưu điểm vô cùng ưu việt với Bitcoin so với cách thức giao dịch truyền thống.
2) Thực hiện giao dịch/đào Bitcoin ngốn rất nhiều điện
Theo nghiên cứu, người dùng khi thực hiện mỗi giao dịch Bitcoin có thể “ngốn” lượng điện tương đương mức tiêu thụ của một hộ gia đình trong một tháng. Ngay cả khi không có ai thực hiện giao dịch, mức điện cần thiết để duy trì toàn bộ mạng lưới vẫn sẽ tăng dần đều theo thời gian.
Ước tính lượng điện được sử dụng để khai thác Bitcoin mỗi năm vượt qua mức tiêu thụ điện hàng năm của đất nước Áo và lượng điện cần thiết để vận hành Bitcoin cũng như các đồng tiền ảo khác có thể chiếm đến 1/2 tổng nguồn cung điện trên toàn thế giới, cùng mức tiêu thụ được dự đoán đạt xấp xỉ 7,67 gigawa
3) Khả năng lạm phát thấp
Khi đồng tiền không có nguồn cung hạn chế thì nó rất dễ bị lạm phát. Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó.
Tuy nhiên với Bitcoin, lạm phát không phải là vấn đề bởi sự khan hiếm và số lượng có hạn. Hiện nay, tổng số lượng coin đang tồn tại là 21 triệu coin và rất khó để có thể tạo ra thêm.
4) Bitcoin không bị kiểm soát bởi bất kỳ ai
Bitcoin là đồng tiền không thể làm giả hay gian lận được vì nó đã được bảo mật theo một cách rất đặc biệt. Bitcoin được tạo ra bởi thuật toán phức tạp và được lưu giữ trên hệ thống mạng không tập trung, không phân cấp. Tất cả các máy đào và xử lý giao dịch Bitcoin đều được thực hiện ngay trên mạng lưới này. Do đó, mạng lưới Bitcoin không thể xảy ra việc thao túng, sập server hay bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan, cá nhân nào mà hoàn toàn do cộng đồng quyết định.
5) Bitcoin được công nhận, nắm giữ và sử dụng bởi nhiều tổ chức nổi tiếng trên toàn thế giới
Trước đây, nhiều doanh nghiệp lớn đã chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền ảo này bao gồm Overstock.com, Expedia, Newegg và Dish.
Trong đó, Peach Aviation trở thành hãng hàng không đầu tiên ở Nhật Bản chấp nhận thanh toán tiền vé máy bay bằng đồng Bitcoin trong bối cảnh hãng hàng không giá rẻ này đang cố gắng thu hút các khách hàng châu Á.
Còn trường đại học đầu tiên chấp nhận Bitcoin như một đơn vị thanh toán là trường Nicosia, thuộc nước Cộng hòa Síp.
Đến năm 2020, công ty thanh toán PayPal cũng đã tuyên bố cho phép khách hàng sử dụng tiền ảo. Tổng giám đốc (CEO) Dan Schulman của PayPal chia sẻ “việc dịch chuyển sang các dạng kỹ thuật số của tiền là tất yếu, vì những lợi ích rõ ràng về bao trùm và khả năng tiếp cận về tài chính; hiệu quả, tốc độ và sự vững vàng của hệ thống thanh toán; và khả năng của chính phủ trong việc giải ngân nhanh chóng cho người dân”.
Trong hồ sơ công khai, không dưới 23 tổ chức nắm giữ Bitcoin cho đến thời điểm hiện tại.
6) Bitcoin là tài sản ẩn danh đầu tiên trong lịch sử
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều ghi lại thông tin khách hàng như: lịch sử tín dụng, địa chỉ, số điện thoại, thói quen chi tiêu,… Và điều này hoàn toàn khác biệt so với Bitcoin, vì ví điện tử Bitcoin không cần người dùng khai báo các thông tin cá nhân. Vì vậy, không ai có thể truy ra bạn đang sở hữu những ví Bitcoin nào, tổng tài sản Bitcoin của bạn là bao nhiêu.
Điều đó cũng có nghĩa là nếu bạn quên mật khẩu ví chứa Bitcoin, bạn sẽ vĩnh viễn không lấy lại được. Và trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp như vậy.
7) Phí giao dịch thấp
Một ưu điểm khác của Bitcoin đó là phí giao dịch thấp, do không phụ thuộc vào bất kỳ ngân hàng trung ương nào.
Các hình thức thanh toán quốc tế truyền thống thường tốn khá nhiều thời gian và phí giao dịch khá cao. Thông thường, phí giao dịch dao động từ 3,5% đến trên 10% và mất nhiều ngày để xử lý thành công.
Bitcoin cũng có phí. Tuy nhiên, mức phí giao dịch cho loại tiền điện tử này thường thấp hơn nhiều so với các hình thức thanh toán khác.
Trong tương lai, khi dịch vụ thanh toán của các ngân hàng lỗi thời và không còn đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thì Bitcoin chính là phương án thay thế phù hợp và hiệu quả nhất.
8) Bitcoin tạo ra cơ hội kiếm lợi nhuận cao
Khi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2009, Bitcoin gần như không có giá trị.
8 năm sau (2017), giá bitcoin tăng lên chạm mức 1.000$. Và sau đó lần lượt lập đỉnh mới như 3.000$, 5.000$, 7.000$ và đỉnh điểm là 20.000$…
Hiện nay, sau nhiều lần tụt giá và trải qua biến động thị trường, Bitcoin đang được giao dịch tại mức giá 13.600$ (tại thời điểm viết bài).
Trên thực tế, nếu như vào năm 2010, bạn quyết định đầu tư 1,8 triệu VND vào tiền điện tử Bitcoin. Thì đến nay, số tiền đó đã sinh sôi này nở thành 9,2 triệu đô-la, tức là khoảng 215 tỷ đồng Việt Nam. Theo ước tính, với mức thu nhập trung bình của một người Việt ở độ tuổi trưởng thành, số tiền này có thể giúp bạn chi tiêu trong vòng 2232 năm. Thật không thể tưởng tượng được phải không!
Ngoài ra, Bitcoin (BTC) còn có giới hạn về số lượng (cụ thể là 21.000.000 coin). Và không ai có thể thay đổi tăng/giảm số lượng này, chính vì thế nó càng làm tăng giá trị của BTC hơn nữa.
Mặc dù Bitcoin là khoản đầu tư tạo ra tiềm năng lợi nhuận cao nhưng đây cũng là tài sản có mức độ biên độ biến động lớn. Do đó, nếu không có kiến thức, chiến thuật giao dịch thông minh và các phương pháp quản lý vốn chặt chẽ, bạn rất dễ bị thua lỗ. Do đó, hãy trang bị cho mình đầy đủ những kỹ năng và thực hành giao dịch thuần thục trước khi đi vào thực chiến.
* Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Đây không phải là lời khuyên tài chính. Nó chỉ dành cho mục đích giáo dục. Bạn nên tự nghiên cứu trước khi đầu tư.
Nguồn: Investing.vn