854 Software Engineer/ Kỹ sư phần mềm jobs in Vietnam, tháng 4 2023 | Glints

Software Engineer

trong tiếng việt được gọi là kỹ sư phần mềm, những người áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào quá trình nghiên cứu, thiết kế, phát triển, bảo trì, kiểm tra, kiểm thử và đánh giá phần mềm máy tính.

Thông thường kỹ thuật phần mềm sẽ được ứng dụng vào những hệ thống phần mềm lớn và phức tạp hơn là những những ứng dụng hoặc chương trình đơn lẻ. Trách nhiệm chính của kỹ sư phần mềm (Software Engineer job) là thiết kế các hệ thống, các lập trình viên sẽ chịu trách nhiệm mã hóa việc thực hiện nó. Kỹ sư phần mềm không phải là developer chỉ đơn thuần là công việc viết mã mà còn làm những công việc khác để phát triển phần mềm.

Công việc chính của Software Engineer bao gồm:

  • Thực hiện xác định sản phẩm phần mềm, phân tích nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng đối với sản phẩm để thực hiện phát triển, cải tạo hay nâng cấp sao cho phù hợp với những gì khách hàng đang cần.

  • Chi tiết hóa, phát triển và chọn lọc những nguyên mẫu, mô phỏng để tái xác định yêu cầu nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng.

  • Tinh giản hóa và phân tích những lợi nhuận, lựa chọn kiến trúc và thiết kế sao cho phù hợp với ứng dụng, đồng thời điều chỉnh chi phí sao cho phù hợp với dự án.

  • Tham gia vào quá trình phát hành, thông báo và tiến hành sản phẩm phần mềm, quảng bá công nghệ đồng thời phân tích sự cạnh tranh cho phiên bản của sản phẩm phát hành sau.

Để có thể ứng tuyển vào vị trí tuyển dụng,

việc làm Software Engineer

ứng viên phải có các nền tảng kiến thức về lập trình cụ thể như: C/C++, Java, PHP, Python, C# (.Net),… Ngoài ra, Software Engineer cần có các kỹ năng mềm khác như xử lý tình huống, giao tiếp, làm việc nhóm,…

Cơ hội việc làm trong ngành Software Engineer

Nhu cầu công việc cho ngành Software Engineer nói riêng và ngành công nghệ thông tin rất lớn (việc làm Software Developer, việc làm Senior Developer, Software Engineer job…), đặc biệt khi hiện nay công nghệ đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người.

Ngành Software Engineer có rất nhiều vị trí công việc cần tuyển dụng với số lượng ứng viên lớn, nếu bạn đang theo học ngành công nghệ thông tin đặc biệt là chuyên ngành kỹ sư phần mềm có thể ứng tuyển vào các công ty phát triển game hay tư vấn và thiết kế giải pháp công nghệ,… Ngoài ra, nếu có kinh nghiệm bạn có thể xin vào các vị trí khác như quản lý điều hành, quản lý các dự án cấp cao. Hay có đam mê giảng dạy bạn có thể học lên thạc sĩ, tiến sĩ để giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng.

Ngoài cơ hội việc làm mở rộng, ngành Software Engineer còn đem đến mức lương vô cùng hấp dẫn. Mức lương của ứng viên nhận được còn tùy vào năng lực và kinh nghiệm của ứng viên. Một số công ty sẽ trả lương cho nhân viên nhiều hơn so với mức lương trung bình nếu bạn có năng lực vượt trội và cống hiến cho công ty. Do đó, hãy không ngừng cố gắng và trau dồi kiến thức, kỹ năng của bản thân để có được cơ hội việc làm tốt nhất cho mình tại vị trí công việc phù hợp, xứng đáng với năng lực và kinh nghiệm mà mình đang có. Rất nhiều vị trí việc làm đang chờ đón bạn nếu bạn biết cố gắng.

Top 5 loại việc làm phổ biến nhất trong ngành Software Engineer

Dưới đây là một số việc làm phổ biến trong ngành Software Engineer mà ứng viên có thể tham khảo để có được vị trí công việc phù hợp nhất cho mình trong quá trình tìm việc, cụ thể:

Công việc chính của một lập trình web là xây dựng web, duy trì web và ứng dụng web. Vị trí công việc này tập trung chủ yếu vào phần mềm và cơ sở dữ liệu của web (back-end), một số khác tập trung vào giao diện và thiết kế hình ảnh web hoặc kết hợp cả hai. Nhiệm vụ chính của lập trình web là tạo ra những sản phẩm đáng tin cậu, dễ dàng tiếp cận khách hàng và đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Mức lương trung bình của một lập trình web sẽ dao động trong khoảng từ 7.000.000 – 30.000.000 triệu/thánh tùy vào từng vị trí công việc và năng lực kinh nghiệm của ứng viên.

Kỹ sư kiểm định có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá đặc tính để biết được sản phẩm có đạt được yêu cầu và thông số kỹ thuật đúng với bản vẽ trước đó. Phối hợp với đại diện bên tư vấn và Site En-charge để tiến hàng kiểm tra, xem xét và đưa ra phương hướng để khắc phục những khó khăn về chất lượng, bao gồm cả sau phạm về quy định thực hiện.

Vị trí việc làm kỹ sư kiểm định yêu cầu về kiến thức chuyên môn, cụ thể là các quy định phát triển phần mềm, công nghệ phần mềm công nghệ kiểm tra phần mềm, kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành,….

Mức lương của kỹ sư kiểm định dao động trong khoảng từ 8.000.000 – 40.000.000 triệu đồng/tháng.

Chuyên viên phát triển ứng dụng có công việc chính là chuyển những yêu cầu phần mềm thành ngôn ngữ lập trình có thể làm việc được để duy trình và phát triển các chương trình sử dụng trong doanh nghiệp. Hầu hết chuyên viên phát triển ứng dụng đều tập trung vào một lĩnh vực cụ thể như ứng dụng điện thoại, phần mềm tính toán, phần mềm đồ họa, phần mềm tiện ích văn phòng.

Mức lương trung bình của chuyên viên phát triển ứng dụng dao động trong khoảng từ 7.000.000 – 12.000.000 triệu đồng/tháng.

Chuyên viên quản trị an ninh mạng là vị trí công việc đòi hỏi ứng viên phải am hiểu các mối nguy hiểm từ mạng đến an ninh thông tin hay dữ liệu của một hay nhiều hệ thống đang quản lý. Nhiệm vụ chính của chuyên viên quản trị an ninh mạng là phân tích những sai phạm an ninh có thể xảy ra hoặc đang xảy ra để sửa chữa kịp thời, nhằm hạn chế những rủi ro, sai sót trong quá trình quản lý.

Mức lương trung bình của chuyên viên quản trị anh ninh mạng dao động trong khoảng từ 10.000.000 – 12.000.000 triệu đồng/tháng.

Nhà khoa học dữ liệu được coi là một trong những công việc mới của chuyên gia phân tích dữ liệu. Mặc dù tên công việc là nhà khoa học tuy nhiên không phải làm việc trong phòng thí nghiệm. Công việc chính của nhà khoa học dữ liệu là đào sâu và khai thác dữ liệu thông qua quá trình phân tích, xử lý nhằm tạo ra giá trị dữ liệu thành các insight.

Đây là một trong số những vị trí công việc thu hút nhiều nhân lực, bản chất của công việc này là sự kết hợp giữa kinh tế và khoa học, những người nhạy bén và nắm bắt tốt sẽ thành công.

Mức lương trung bình của nhà khoa học dữ liệu dao động trong khoảng 120,000 – 150,000 USD/năm.