#9+ Mẫu Cổng Làng Đẹp Nhất | Khái Niệm | Chức Năng
TIN TỨC
Cổng làng là công trình kiến trúc có từ xa xưa của người Việt mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Mỗi cổng làng đều có nét đẹp riêng để thể hiện văn hóa, bản sắc của mỗi làng quê
Cổng làng – hình ảnh biểu tượng cho làng quê, quê hương được đánh giá là đặc điểm phân biệt giữa các ngôi làng với nhau. Khái niệm và chức năng mẫu cổng làng đẹp nhất sẽ được giới thiệu dưới đây.
Mục lục bài viết
1: Cổng làng là gì?
Cổng làng là công trình kiến trúc có từ xa xưa của người Việt mang ý nghĩa vô cùng to lớn. Mỗi cổng làng đều có nét đẹp riêng để thể hiện văn hóa, bản sắc của mỗi làng quê. Hình ảnh cổng làng đẹp thường xuất hiện cả trên phim ảnh, trong các tác phẩm văn học. Do đó, cổng làng còn được ví như cột mốc danh giới ngăn cách giữa các ngôi làng với nhau.
2: Cấu tạo của cổng làng
Cổng làng có cấu tạo đơn giản có thể mang dạng cổng tam quan hay còn gọi là tam môn, tức là một lối đi chính và hai lối ngách. Cổng làng thường chỉ làm một lối xây vòm hoặc vuông góc, cổng gồm cổng trước và cổng sau.
“Cổng tam quan, ngoài chức năng được dựng làm cổng làng, một số mẫu lăng mộ đá hiện nay vẫn sử dụng cổng tam quan vì vẻ tôn nghiêm của nó”
3: Hình dáng của cổng làng
Cổng trước thường được xây to hơn và trên đỉnh cổng sẽ có một bảng trống để ghi tên làng cho mọi người dễ phân biệt. Cổng làng thường được xây dựng theo kiểu có 1 lối đi hoặc loại xây 3 lối đi gồm 1 lối chính giữa và 2 lối đi bên cạnh.
Hình dáng của cổng làng có nhiều mẫu mã kích thước khác nhau tùy thuộc vào không gian, diện tích của ngôi làng. Tuy nhiên, trước khi muốn xây cổng làng đẹp mọi người nên nhớ phải chọn hướng hợp phong thủy để cuộc sống của người dân trong ngôi làng luôn yên bình, đầm ấm.
Hướng lý tưởng nhất của cổng đình làng là cổng trước nhìn ra hướng Đông và cổng sau nhìn ra hướng Tây. Hình dáng mái cổng làng thường được xây 2 tầng chồng lên nhau hoặc xây gác mái cong giống vọng lâu. Trên nóc mái thường được chạm khắc hoa văn nổi bật hình con vật phong thủy. Ngoài ra, bố cục thường gắn với cổng đình làng là cây đa – hỉnh ảnh không thể thiếu được ở các làng quê Việt Nam.
4: Chức năng của cổng làng
Cổng làng có chức nang dùng để bao bọc, đánh dấu danh giới của toàn bộ ngôi làng dùng để phân biệt các làng với nhau. Không chỉ vậy cổng làng còn được ví như bộ mặt của toàn bộ ngôi làng, có kiến trúc thiết kể tùy thuộc vào văn hóa của ngôi làng đó.
Trải qua nhiều thời gian nhưng nhiều cổng làng đẹp vẫn gìn giữ được nét đẹp của mình là di tích văn hóa lịch sử đặc sắc, đỉnh cao trong kiến trúc cổ của những ngôi làng. Cổng làng không chỉ là nơi gắn bó của những người dân sinh sống tại đó mà còn là kỷ niệm của những người xa quê, nơi lưu truyền những giá trị tốt đẹp để tiếp nối cho các thế hệ sau.
Đặc biệt, trên các cổng làng thường có những câu đối hoặc những hoa văn độc đáo với mục đích nhắc nhở con cháu luôn làm điều hay lẽ phải. Ngoài ra, nếu có câu chữ trên cổng các bạn cũng phần nào hiểu được phong tục, tập quán của ngôi làng đó.
Cổng làng gồm cổng trước và cổng sau, 2 loại cổng này đều có chức năng riêng biệt.
-
Cổng trước
Cổng trước thường được xây dựng hướng về phía Đông Nam là hướng mặt trời mọc để đón gió lành, may mắn cho toàn bộ ngôi làng. Cổng trước thường dùng để đón quan khách về thăm làng, đón những người xa quê, đón trạng nguyên… với mong muốn đón những thứ may mắn, tốt đẹp vào làng.
-
Cổng sau
Cổng sau hay còn gọi là cổng phụ, được xây dựng hướng Tây – hướng mặt trời lặn với ngụ ý dùng để tiễn người chết, đuổi kẻ xấu, kẻ mang tội ra khỏi làng. Cổng sau có ý nghĩa để xua đuổi tà ma, những thứ không xứng đáng tồn tại trong làng và những thứ không tốt đẹp ra khỏi làng.
5: Các mẫu cổng làng đẹp và đậm chất làng quê nhất
Mẫu cổng làng bằng đá đẹp
Mẫu cổng làng bằng đá xanh tự nhiên
Mẫu cổng làng bằng đá đẹp nhất
6: Hiện trạng của cổng làng hiện nay
Kể từ sau thế kỷ 20 hiện trạng cổng làng thường mất đi bản sắc nguyên thủy do sự phát triển không ngừng của nông thôn mới với mong muốn hội nhập mở rộng. Xu hướng này dẫn đến một số công trình cổng làng không còn được bảo tồn và do nhu cầu giao thông đi lại nên nhiều ngôi làng đã bỏ cổng để đi lại cho thuận tiện. Tuy nhiên, cổng làng vẫn được duy trì tại một số nơi như làng cổ Đường Lâm thu hút rất đông khách tham quan.
Hiện nay, làng xóm Việt Nam không còn xây dựng hai cổng như trước mà các ngôi làng hiện đại còn xây 1 cổng to để ô tô đi lại cho dễ. Ngày nay nhiều làng quê không xây cổng làng to mà đơn giản chỉ ngăn cách bằng cây tre hoặc cái barie bằng ống nước là được. Do đó, với ý nghĩa văn hoá, giáo dục và quan niệm về sự sống, cái chết của cổng làng đã được thay thế bằng quan niệm thực dụng đơn thuần và thuận tiện hơn phù hợp với yêu cầu của thời đại hiện nay.
Hiện tại phát triển nhưng bản sắc văn hóa cổng làng vẫn không hề bị phai nhạt mà vẫn luôn gắn bó trong tiềm thức của mỗi người dân quê hương.
Hy vọng với những gì bài viết vừa chia sẻ bên trên sẽ giúp các bạn hiểu được khái niệm và chức năng của cổng làng trong đời sống của người dân Việt.