9 cuốn sách về nghệ thuật sống của người Nhật

Một đất nước có diện tích khiêm tốn, tuy nhiên trong từ điển văn hóa toàn cầu, những từ ngữ liên quan đến “lối sống Nhật”, “phong cách Nhật” luôn có một sức hút lạ lùng, bất kể đó là kinh nghiệm sống tích lũy từ ngàn năm lao động bền bỉ trên một mảnh đất cằn tài nguyên và lắm thiên tai, hay là những tri thức bảy phần hài hước ba phần… khiến người ta cạn lời (vì thứ gia vị dị biệt rất đỗi Nhật Bổn).

Trong bài viết này, Bookish mang đến cho độc giả 9 cuốn sách viết về văn hóa, túi khôn và những điều đáng ghi nhớ mà người Nhật đã đúc kết được, hi vọng bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể vận dụng được để khiến cuộc sống thêm phần hương sắc.

Triết lý sống từ vùng quê Nhật Bản.

“Tôi muốn cuộc sống của mình trở lại với những điều giản đơn: một bức tranh, đĩa và nồi, một ống sáo, vài loại rau củ, nấu một bữa ăn, đọc một câu chuyện.”

Ước
muốn này vốn là lý tưởng cổ xưa của người Nhật Bản: lên núi và sống một
mình trong một túp lều như ẩn sĩ; dành cả ngày để hát và đọc thơ. Với
mười nhân vật trong cuốn sách này, đó không đơn thuần là bỏ lại tất cả
để “trú ẩn”. Đó thực sự là những biến đổi cá nhân sâu sắc; từ đó giúp họ
thoát khỏi căng thẳng, chủ nghĩa tiêu dùng, sự bận rộn và thói quen phụ
thuộc vào công nghệ của cuộc sống hiện đại.

Ở thế giới mà quá nhiều người vội vã, hối hả, âu lo, và áp lực với thời gian, Sự đủ đầy của giản đơn là lời nhắc nhở nhẹ nhàng rằng ta vẫn còn những lựa chọn khác: Đó chính là kiến tạo sự đủ đầy từ tinh thần sáng tạo, bền vững với môi trường và những gì giản dị nhất.

Toshimi Kayaki lớn lên tại Nhật, với tuổi thơ sống cùng bà và mẹ, cô đã học được cách sống khỏe mạnh mà không sử dụng thuốc hay mỹ phẩm đắt tiền. Sau khi định cư ở Mỹ, cô bắt đầu áp dụng tinh thần sống “xanh như lá trà” vào đời sống. Không chỉ uống trà xanh hàng ngày, Kayaki còn thực tập trong việc chăm sóc – vệ sinh thân thể, trong chế độ ăn uống, tập luyện và quản lý nhà cửa,…

Quyển
sách là tổng hợp các phương pháp sống thông thái của người Nhật giúp
người đọc cải thiện cách nhìn và cảm nhận thế giới, bên cạnh việc tôn
trọng thiên nhiên và môi trường. Bằng những cách thức đơn giản như: mang
theo đũa riêng khi ăn ngoài, dùng nước gạo làm nước lau sàn, đi bộ hay
đạp xe thay vì lái xe, cách giữ dáng và chăm sóc da đẹp tự nhiên… Những
thông điệp “sống xanh” mà Kayaki chia sẻ trong quyển sách này rất hy
vọng sẽ mang đến nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống của bạn.

Trong cuốn sách thú vị này, bạn sẽ được khám phá kho tàng ý tưởng về sự đơn giản, tiết kiệm, các phương pháp tự chế và cả trí tuệ của người Nhật. Chính Kayaki đã áp dụng điều mà cô gọi là “Green tea living” – gồm ăn thực phẩm ít calo, tập thể dục và thiền định,… vào cuộc sống.

Trong tiếng nhật, Kin nghĩa là “vàng”, còn Tsugi có nghĩa “hàn gắn”. Kintsugi là nghệ thuật cổ của Nhật Bản giúp hồi sinh những đồ gốm bị vỡ. Bàn tay tỉ mỉ của các nghệ nhân nâng niu và gắn kết từng mảnh gốm vỡ bằng chất kết dính đặc biệt, để khi hoàn thành, tác phẩm – tưởng đã mất đi giá trị – lại càng thêm nổi bật với những vết nứt xinh đẹp.

Cuộc
sống thực chất cũng đẹp đẽ và mong manh như gốm. Ta chẳng thể nào tránh
được những tổn thương về tình cảm, những thất bại trong đời… Nghịch
cảnh cứ thế một ngày nào đó gõ cửa cuộc đời bạn, theo nhiều cách khác
nhau và khiến tâm hồn bạn tan vỡ như những mảnh gốm kia.

Với Kintsugi – Tái sinh vụn vỡ, Tomàs Navarro sẽ cùng bạn nhặt lên những mảnh vỡ tâm hồn mình, áp dụng nghệ thuật hàn gắn bằng vàng để chữa lành những vết thương trong bạn. Để những vụn vỡ có thể thực sự tái sinh.

Và, để bạn nhận ra rằng: “Cả đồ gốm và cuộc sống đều có thể vỡ ra thành nghìn mảnh, nhưng đó không nên là lý do để ta dừng việc sống thật trọn vẹn, làm việc hết sức và nuôi dưỡng tất cả những hy vọng, ước mơ của ta.”

Người Nhật là bậc thầy của lối sống tối giản, có thể “lấy ít làm nhiều” trong mọi khía cạnh của cuộc sống, cho dù là loại bỏ bớt đồ dùng cá nhân hay nấu các món ăn theo mùa tinh tế. Nhưng, cốt lõi của tất cả những việc đó chính là Kakeibo: sổ nhật ký chi tiêu được dùng để đặt ra các mục tiêu tiết kiệm tiền và tiêu tiền thông thái.


đây chính là một cuốn sổ Kakeibo theo phong cách Nhật. Bạn có thể coi
nó như một cuốn sách – vì có những hướng dẫn chi tiết về cách tiết kiệm
tiền theo phong cách Nhật, đồng thời, có thể coi nó như một cuốn sổ – vì
có những mục để bạn ghi chép cụ thể về kế hoạch và thực tế chi tiêu
định kỳ.

Bằng
cách sử dụng sổ Kakeibo này, bạn có thể theo dõi tình hình chi tiêu và
bắt đầu chinh phục các mục tiêu của bản thân, tìm cách tiết kiệm tiền
cho những việc thực sự quan trọng trong cuộc đời. 

Japonisme – Những điều rất Nhật Bản là một cuốn sách mang đầy hơi thở của xứ sở hoa anh đào, là nguồn cảm hứng vô tận để bạn khám phá nghệ thuật kiếm tìm hạnh phúc, sự đủ đầy cho Kokoro (trái tim và tâm trí) lẫn Karada (thân thể) của mình.

Với
cuốn sách, bạn có thể tìm ra ikigai (mục đích) – thứ thôi thúc bạn rời
khỏi giường vào mỗi sáng. Phát hiện vẻ đẹp của wabi-sabi – chấp nhận bản
chất của sự vô thường, thoáng qua và trân trọng những điều không hoàn
hảo. Hay tìm thấy vẻ đẹp trong sự tan vỡ, thông qua nghệ thuật kintsugi.

Mỗi triết lý, mỗi nghệ thuật đều là những lăng kính mới để bạn có thể nhìn vào mọi thứ. Để rồi từ đó, tìm thấy sự bình yên trong tâm trí, giữa cuộc sống đầy bất định và hỗn độn này.

Trong một trà thất cổ tại Kyoto, có một tấm biển bằng gỗ treo trên một cột trụ tối màu khắc dòng chữ:  一期一会 Ichigo ichie – Nhất kỳ nhất hội, cụm từ mang nghĩa là “một lần, một cuộc gặp gỡ”, hay “vào khoảnh khắc này, một thời cơ”.

Triết
lý này gắn liền với nghi lễ trà đạo của Nhật Bản. Một nghi thức mà
người chủ nhà cùng những vị khách của mình quý trọng từng chi tiết được
chuẩn bị của buổi lễ và tham dự nó bằng cả trái tim mình, với ý thức
rằng mỗi khoảnh khắc đều thật đặc biệt và độc nhất.

Trong cuộc đời bạn sẽ có bao nhiêu cơ hội gặp gỡ? Những người bạn nói chuyện hôm nay liệu còn được hội ngộ lần sau? Bầu trời mà lúc này bạn bỏ qua có còn xanh ngắt vào ngày mai? Những cảm xúc, đam mê trong hiện tại liệu sẽ vẹn nguyên đến mai này? Từ đó, ichigo ichie luôn là một ý niệm được trân quý, một lời nhắc nhở con người rằng: Hiện tại là một món quà, thứ kho báu tuyệt đẹp sẽ không bao giờ lấy lại được. Nếu ta để nó trôi qua mà không trân trọng, cơ hội sẽ vĩnh viễn biến mất.

Vậy nên, hãy sống thật trọn vẹn từng khoảnh khắc vốn chỉ có một lần trong đời.

Ikigai là một từ tiếng Nhật: Nó được viết bởi bốn ký tự với ý nghĩa “sự sống”, “những gì xứng đáng”, “sự ưu tiên, khởi xướng” và “vẻ đẹp, sự thanh lịch”. Nói ngắn gọn: Có một lý do tốt đẹp để thức dậy mỗi sáng.

Vốn
được lưu truyền như một bí quyết sống hạnh phúc và lâu dài của người
Nhật, ikigai không đơn thuần chỉ là những điều mang lại niềm vui, sự hài
lòng cho cá nhân trong mọi lĩnh vực đời sống, mà còn là nguồn động lực
và đích đến cho một cuộc sống đầy ý nghĩa.

Vậy, làm thế nào để tìm ra ikigai của riêng mình?

Cuốn
sách này không phải một chiếc la bàn, chính xác thì nó giống như một
“khoảng lặng”, dẫn dắt bạn khai phá từng khía cạnh của bản thân, từ đó
tìm ra con đường lý tưởng trong hành trình giải đáp câu hỏi đầy triết lý
nhưng không kém phần hấp dẫn và thi vị này.

Hãy quan sát thế giới bằng một góc nhìn mới mẻ, miệt mài dấn thân vào những hoạt động tưởng chừng như ‘vô bổ’, để mặc cho bản thân được sống và trải nghiệm, đừng lo lắng sẽ lãng phí thời gian và chấp nhận sự chán chường, chậm chạp, tĩnh lặng. Bằng cách không làm gì cả, tạo ra sự trống rỗng nhàn rỗi trong mọi khía cạnh, bạn sẽ tìm được ikigai của mình.

Samuel
duy trì mối quan hệ từ tám năm trước với Gabriela, nhưng vẫn tiếp tục
sống trong căn hộ dành cho người độc thân của mình, bận rộn với các giờ
giảng tiếng Đức và thỉnh thoảng giúp đỡ ông hàng xóm Titus biên soạn
sách.

Buổi sáng đầu tiên của tháng Sáu, anh nhận được một tấm bưu thiếp có dấu tem từ Nhật Bản với hình ảnh một con mèo giơ cao chân trước và dòng chữ bí ẩn: “Wabi Sabi”. Nhiều ngày sau, một tấm bưu thiếp khác lại tới, lần này có hình ảnh một ngôi đền.

Một
sự kiện không ngờ tới thúc đẩy anh đi tới đất nước Đông Á kia, nơi anh
học được vẻ đẹp của những điều bất toàn và mở ra một cơ hội không ngờ
tới cho tình yêu.

Nếu chúng ta coi tình yêu như một nghệ thuật nhân sinh, thì theo người Nhật nó sẽ tuân theo các nguyên tắc của Wabi Sabi. Tình yêu không hoàn hảo, bởi vì các cặp đôi đều là sự tổng hợp và xung đột của hai cá thể không hoàn hảo. Tình yêu dang dở vì các mối quan hệ không bao giờ ngừng phát triển, dù là theo hướng tốt hay xấu. Tình yêu tạm thời và dễ hỏng, đương nhiên rồi. Cần phải tận hưởng khi nó vẫn còn.

Cuộc
đời bạn đôi khi thật khó khăn. Đôi khi việc giao tiếp với ai đó khiến
bạn mệt mỏi biết mấy. Đôi khi có những tình huống rối ren bạn không biết
phải làm sao để xử trí. Đôi khi bạn không biết cách để bày tỏ tấm lòng
mình và nói ra hết những yêu thương này.

Nhưng thực ra thì, tất cả mọi thứ đều sẽ dễ dàng hơn nhiều khi bạn quan tâm tới người khác, đặt mình vào hoàn cảnh và nhìn từ góc độ của họ, sau đó hành xử sao cho họ cảm thấy dễ chịu và hạnh phúc. Và đó chính là omoiyari – cốt lõi trong nghệ thuật đối nhân xử thế của người Nhật.

Thế giới này đôi khi chỉ cần một chút ân cần của bạn!

Hết.