9 điểm về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng
4. Điểm khác biệt giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng
Trách nhiệm dân sự luôn là một chế định lớn được sự quan tâm của các nhà làm luật và toàn xã hội. Dựa vào tính chất và nguồn gốc của nghĩa vụ được tạo lập mà các vi phạm trách nhiệm được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng. Vậy, điểm giống nhau và khác nhau giữa hai loại trách nhiệm này là gì? Trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về quy định về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng
Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng là Bộ luật Dân sự năm 2015
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể hiểu là trách nhiệm dân sự của người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây thiệt ra thiệt hại về vật chất, tinh thần phải bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hổi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có 2 loại là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
- bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là bồi thường thiệt hại theo những điều kiên và thoả thuận trong khuôn khổ hợp đồng đã ký kết giữa các bên
- bồi thường thiệt hại trong ngoài đồng là bồi thường thiệt hại giữa các bên mà giữa họ không có hợp đồng liên quan
>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
3. Điểm giống nhau giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng
Bản chất của bồi thường thiệt hai trong hợp đồng và ngoài hợp đồng đều là trách nhiệm dân sự khi chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật dân sự nhằm buộc bên đó phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất, tinh thần cho bên bị thiệt hại.
- Tính chất của chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng đều là hậu quả pháp lý bất lợi mang tính tài sản dành cho người thực hiện hành vi vi phạm.
- Cả hai đều là biện pháp cưỡng chế mang tính chất pháp lý, do đó được đảm bảo thi hành bởi pháp luật và sự cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Điểm khác biệt giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
4.1. Sự khác biệt về tính chất:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự chỉ đặt ra khi có thiệt hại và người có trách nhiệm bồi thường sẽ phải bồi thường thiệt hại đó
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người đó có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất do mình gây ra.
4.2. Điểm khác biệt về căn cứ phát sinh
Cơ sở phát sinh bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là do có sự vi phạm những thỏa thuận đã có trong hợp đồng của một hay cả hai bên. Trách nhiệm này chỉ tồn tại khi hợp đồng tồn tại, có hiệu lực; trách nhiệm này phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.
Đó có thể là các loại hợp đồng dân sự nói chung, Hợp đồng thuê, cho thuê,Hợp đồng vay tiền,Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng dịch vụ,Hợp đồng liên danh,Hợp đồng liên doanh,Hợp đồng gia công,Hợp đồng nhượng quyền thương mại,Hợp đồng thương mại,Hợp đồng mua bán hàng hoá,hợp đồng dịch vụ logistics, hợp đồng dịch vụ quảng cáo, hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng ngoại thương….
===>>> Xem thêm: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
4.3. Điểm khác biệt về căn cứ xác định trách nhiệm
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Các bên được thỏa thuận đặt ra các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trong đó thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc, bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm dù đã có hay chưa có thiệt hại xảy ra khi bên kia bị vi phạm hợp đồng.
===>>> Xem thêm:Bồi thường thiệt hại vật chất trong lao động
Theo đó, trong nhiều trường hợp có thể chỉ cần có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường. Các bên có thể dự liệu và thỏa thuận trước về những trường hợp có thể thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong từng trường hợp.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm các yếu tố sau: hành vi vi phạm pháp luật, có thiệt hại thực tế xảy ra, có lỗi và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế.
4.4. Điểm khác biệt về hành vi vi phạm
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Hành vi ở đây là những hành vi vi phạm những thỏa thuận, những nghĩa vụ mà các bên cam kết trong hợp đồng và các hành vi này chưa chắc đã vi phạm các quy định pháp luật.
===>>> Xem thêm:Các trường hợp miễn trách nhiệm trong hợp đồng
Còn Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Hành vi vi phạm là những hành vi vi phạm những quy định của pháp luật nói chung, những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại. Theo đó, các hành vi này có thể vi phạm những quy định pháp luật chuyên ngành khác như hình sự, hành chính, xây dựng…
4.5. Sự khác biệt về yếu tố lỗi
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Thông thường phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đủ, không đúng hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Yếu tố lỗi trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý. Tuy nhiên, người có hành vi vi phạm cũng có thể chịu trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật có quy định.
4.6. Về thời điểm phát sinh trách nhiệm
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh khi hợp đồng có hiệu lực và từ thời điểm có bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Phát sinh trách nhiệm kể từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.
4.7. Về phương thức thực hiện bồi thường và mức bồi thường
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Các bên có thể thỏa thuận mức bồi thường, phương thức bồi thường kể từ khi giao kết hợp đồng. Việc bồi thường thiệt hại sẽ không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng một cách thực tế.
Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra, tùy vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
===>>> Xem thêm:Chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng thế nào?
===>>> Xem thêm:Khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Do thiệt hại này thường nằm ngoài ý muốn của các chủ thể, cho nên các bên không thể thỏa thuận trước về phương thức bồi thường, mức bồi thường khi có thiệt hại. Bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ và kịp thời, dù là thiệt hại trực tiếp hay thiệt hại gián tiếp. Thông thường việc hoàn tất bồi thường thiệt hại sẽ làm chấm dứt nghĩa vụ của bên bồi thường đối với bên được bồi thường.
Mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường. Mức bồi thường thiệt hại chỉ có thể được giảm trong một số trường hợp đặc biệt như: người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ.
4.8. Phân biệt về tính liên đới chịu trách nhiệm
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng: Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì họ sẽ chịu trách nhiệm liên đới nếu trong hợp đồng có thỏa thuận trước về vấn đề chịu trách nhiệm liên đới của các chủ thể đó.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Trong trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại thì họ đều phải chịu trách nhiệm liên đới theo các quy định của pháp luật dân sự.
===>>> Xem thêm:Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động khi cho thuê lại lao động
4.9. Phân biệt về chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường
Đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì chủ thể chịu trách nhiệm là bên tham gia hợp đồng mà không thể áp dụng với bên thứ ba.
Ví dụ như bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng mua bán hàng hoá chỉ áp dụng với bên bán hoặc bên mua, bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng thuê, cho thuê chỉ áp dụng với bên thuê và bên cho thuê, bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng liên danh chỉ áp dụng với các bên liên doanh….
Đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì chủ thể chịu trách nhiệm có thể là chủ thể trực tiếp có hành vi vi phạm pháp luật hoặc người khác như cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân…
===>>> Xem thêm:Điều kiện đối với các bên chủ thể hợp đồng
5. Tóm tắt tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng
Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt ý kiến tư vấn về so sánh bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng là:
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều là trách nhiệm dân sự khi chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật dân sự nhằm buộc bên đó phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất, tinh thần cho bên bị thiệt hại. Tuy nhiên, hai loại bồi thường này cũng có rất nhiều điểm khác nhau về bản chất, căn cứ phát sinh, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường, tính liên đới chịu trách nhiệm, yếu tố lỗi…
===>>> Xem thêm: Phân biệt chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng
6. Dịch vụ tư vấn về vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng
Luật Thái An chuyên tư vấn, soạn thảo, rà soát các loại hợp đồng, đặc biệt là việc rà soát và bổ sung các điều khoản về bồi thường thiệt hại để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của khách hàng. Để tìm hiểu về dịch vụ, bạn vui lòng tham khảo các bài viết sau:
Trường hợp bạn có những khúc mắc, thậm chí là tranh chấp liên quan tới hợp đồng như chấm dứt hợp đồng,bồi thường thiệt hại, tranh chấp liên quan đến hợp đồng thì luật sư sẽ giúp bạn xử lý các trường hợp đó một cách chuyên nghiệp và có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Bạn có thể tham khảo bài viết Giải quyết tranh chấp hợp đồng của chúng tôi.
Nếu bạn cần dịch vụ, hãy gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật, để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới [email protected].
CÔNG TY LUẬT THÁI AN
Đối tác pháp lý tin cậy