9 Điều Kiêng kỵ khi xây Cổng nhà Gia chủ cần “NẮM RÕ” !

Cổng nhà được ví như miệng. Có vai trò thúc đẩy vượng khí cho căn nhà. Cổng luôn được xây cố định, không dễ dàng tháo dỡ, sửa chữa. Vì thế, ngoài yếu tố thẩm mỹ, gia chủ cần phải đặc biệt chú trọng đến phong thủy. Tránh làm ảnh hướng đến tài lộc, phúc khí của gia đình. Dưới đây là 9 điều kiêng kỵ khi xây cổng nhà, gia chủ cần nằm lòng trước khi quyết định thi công.

Cổng nhà có vai trò gì?

Cổng nhà là một công trình phụ trong tổng thể kiến trúc của ngôi nhà nhưng lại có vai trò đặc biệt quan trọng. Xét về cả thẩm mỹ, phong thủy và ứng dụng thực tiễn.

  • Về ứng dụng:

Hiện nay, hầu hết các ngôi nhà mặt đất, nhà ống, biệt thự đều có cổng. Vai trò đầu tiên được nhắc đến ở đây chính là đảm bảo an ninh, đem lại cảm giác an toàn cho các thành viên. Cổng nhà nối liền với hai bên tường chạy dọc bao xung quanh ngôi nhà, đề phòng trộm, cướp đột nhập.

tam-quan-trong-cua-cong-nha

  • Về thẩm mỹ:

Cổng là điểm đầu tiên ta nhìn thấy trước khi bước vào bên trong ngôi nhà. Một chiếc cổng đẹp, độc đáo không chỉ tạo ấn tượng tốt và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Mà còn phản ánh gu thẩm mỹ, tầm đẳng cấp của chủ nhân. Vì thế, khi xây dựng, yêu cầu cổng nhà phải hài hòa, cân đối với tổng thể công trình.

  • Về phong thủy:

Ở góc độ phong thủy, cổng nhà là giới tuyến ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài. Bước qua cánh cổng, ở bên trong sẽ là vùng từ trường của gia đình, của không gian riêng tư. Còn phía ngoài kia là khí trường công cộng.

Cổng là nơi hai luồng trường khí này chuyển đổi. Nếu bố trí đúng phong thủy, hai luồng khí gặp nhau vẫn hài hoa và tương dung. Còng nếu trực xung tương tranh thì rất xấu, ảnh hướng đến vận khí, tài lộc, sức khỏe, hung cát của gia đình.

Bài viết liên quan:

Những điều kiêng kỵ khi xây cổng nhà

Cổng nhà có thể xây cùng lúc với thời điểm xây nhà hoặc sau khi ngôi nhà đã hoàn thiện. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu của gia chủ. Tuy nhiên, như đã nói, đây là một công trình phụ có tính kiến cố. Không giống như chiếc áo dễ dàng thay bất cứ lúc nào. Chính vì thế, khi đã xác định xây, gia chủ phải tìm hiểu rất kỹ vị trí, hướng, màu sắc, vật liệu và đặc biệt là phong thủy.

nhung-dieu-kieng-ky-khi-xay-cong-nha

Ở góc độ phong thủy, xây cổng nhà cần tránh những điều kiêng kỵ sau:

  • Không xây cổng nhà đối diện cửa nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh có chứa nhiều khí uế, âm khí nặng nề. Trong khí cổng nhà lại lưu chuyển vận khí, sinh khí của đất trời. Hai cửa này đối diện nhau sẽ ảnh hưởng đến trường khí, tài lộc của ngôi nhà.

  • Không xây cổng nhà đối diện phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi, thư giãn do đó phải yên tĩnh kín đáo, vận khí điều hòa nhịp nhàng. Trong khi cổng lại là nơi mọi người đi ra đi vào; là vị trí chuyển đổi trường khí. Nếu cổng hướng thẳng vào cửa phòng ngủ, trường khí xộc thẳng vào đó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chủ nhân.

  • Cổng nhà không đối diện với cửa chính

Cổng nhà đối diện với cửa chính sẽ tạo thành một đường thẳng tối kỵ. Trường hợp này xảy ra nhiều ở nhà ống, biệt thự. Ảnh hướng đến phong thủy, tạo ra sát khí không tốt cho ngôi nhà. Ngoài ra, nếu như cổng nhà đối diện với cửa chính, người ngoài dễ sét nét, dò xét không gian sinh hoạt riêng tư.

dieu-can-luu-y-khi-xay-cong-nha

Để tránh điều đại kỵ này, gia chủ làm cửa chính hoặc cổng lệch trái/ lệch phải. Trường hợp diện tích mặt bằng không cho phép và bắt buộc phải xây cổng đối diện cửa chính, gia chủ có thể khắc phục bằng cách treo gương bát quái hoặc dùng rèm cửa chính.

  • Cổng nhà không xây đối diện với bếp

Cổng nhà đối diện với bếp thường xuất hiện ở các công trình biệt thự, biệt thự vườn, nhà vườn có nhiều công trình phụ xung quanh. Khi KTS thiết kế, bố trí công năng thiếu kinh nghiệm, có thể vô tình mở một cửa bếp ra vào đối diện với cổng chính. Điều này sẽ làm cho đường tiền tài, may mắn từ trái tim của ngôi nhà đi ra bên ngoài. Đồng thời, ảnh hướng đến hạnh phúc, sức khỏe của các thành viên.

  • Không xây cổng nhà đối xung trực tiếp với đường đi

Với những ngôi nhà nằm ở ngã ba ngã tư đường đi, kiêng kỵ xây cổng đối xung trực tiếp với con đường. Vì khi lái xe không làm chủ được tốc độ rất có thể sẽ đâm thẳng vào nhà, gây nguy hiểm, thiệt hại về tiền bạc.

  • Không để vật nhọn đối xung với cổng nhà

Các vật nhọn đối xung với cổng nhà cực kỳ xấu. Đây là một điều kiêng kỵ khi xây cổng nhà. Có thể khiến người nhà dễ mắc các bệnh về tim mạch hoặc xảy ra hỏa hoạn. Trường hợp cổng đã xây dựng từ trước đó nhưng bây giờ mới có vật nhọn đối xung, gia chủ hỏa giải bằng cách treo gương bát quái  hoặc đặt một đôi sư tử đá ở cổng. Thực tế, ngay cả khi không có vật nhọn đối xung, nhiều nhà cũng đã làm theo cách tương tự.

  • Xây cổng nhà kỵ thủy sát, hỏa sát, âm sát, phong sát

Thủy sát: Cổng nhà không đối diện với đài phun nước, thác nước hoặc cây liễu. Bởi vì nếu đối diện, rất có thể con cái thất tiết, có người đào hoa ngoại tình trong nhà.

Hỏa sát: Cổng không đối diện trạm dừng xe bus, nhà hỏa táng, bãi đỗ xe, cây xăng, bãi tha ma. Bì hậu quả dễ khiến người thân trong nhà mắc bệnh tim mạch và bệnh về mắt.

Âm sát: Cổng không đối diện ủy ban nhân dân, viện kiểm sát, tòa án, đồn cảnh sát, chùa đền miếu, nghĩa trang. Âm khí không tốt từ đây đi vào trong nhà dễ khiến người thân gặp tai họa, nhiều chuyện kỳ quái.

Phong sát: Cổng nhà không nên đối diện khu cánh đồng hoang vắng, dễ bị cô lập trong cuộc sống; người nhà mắc bệnh về tinh thần, thần kinh.

xay-cong-nha-can-luu-y-gi

  • Không xây cổng cao hơn nhà – kích thước

Trường hợp này thường xảy ra đối với nhà cấp 4 có 1 tầng. Cổng xây quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của ngôi nhà, hao tiền tốn của. Vì thế, trước khi xây, phải tính toán kích thước chiều rộng, chiều cao cho phù hợp.

Trồng cây leo trên tường rào, cổng nhà tuy rất đẹp. Nhưng gia chủ cũng nên để chừa khoảng trống cho sinh khí lưu thông.

  • Cổng nhà không đối diện với cây

Một trong những đại kỵ khi xây cổng nhà đó là cổng không được đối diện với cây to. Kể cả khi xây trong nhà hoặc bên ngoài. Về lâu dài, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tiền tài của gia chủ.

Bài viết liên quan:

Phong thủy khi xây cổng nhà

Về hướng

Theo ngũ hành

Bố trí hướng cổng nhà theo phong thủy được căn cứ trên mệnh, tuổi của gia chủ theo Ngũ Hành. Dựa trên cách tính này, gia chủ sẽ chọn được hướng cổng phù hợp. Tránh các yếu tố xung đột, tương khắc bất lợi. Cụ thể như sau:

  • Mệnh Kim: Xây cổng mở theo hướng của hành Thổ (Tây Nam, Đông Bắc). Kỵ hướng Nam – hành Hỏa.
  • Mệnh Mộc: Xây cổng nhà mở theo hướng của hành Thủy (Hướng Bắc). Kỵ mở cổng theo hướng Tây, Tây bắc thuộc hành Kim.
  • Mệnh Thủy: Xây cổng nhà mở theo hướng Tây, Tây Bắc thuộc hành Kim. Kỵ hướng Đông Bắc và Tây Nam thuộc hành Thổ.
  • Mệnh Hỏa: Xây cổng nhà mở theo hướng của hành Mộc gồm Đông, Đông Nam. Kỵ hướng Bắc thuộc hành Thủy.
  • Mệnh Thổ: Nên xây cổng nhà theo hướng Nam thuộc hành Hỏa. Kỵ hướng Đông, Đông Nam thuộc hành Mộc.

Theo hướng linh vật

Ngoài căn cứ theo Ngũ Hành, gia chủ cũng có thể nghiên cứu mở cổng theo hướng linh vật. Theo đó, sẽ có 4 hướng chính tương ứng với 4 linh vật. Dựa vào đây, hình thành quy tắc xác định hướng của cổng nhà. Gia chủ chọn được 1 trong 4 hướng say.

  • Hướng Đông – Thanh Long – Hướng bên trái
  • Hướng Nam: Chu Tước – Hướng phía trước
  • Hướng Tây: Bạch Hổ – Hướng bên phải
  • Hướng Bắc: Huyền Vũ – Hướng phía sau

phong-thuy-khi-xay-cong-nha

Theo bản đồ Bát trạch (bát quái)

Bên cạnh 2 cách ở trên, cổng nhà còn có thể chọn mở theo hướng bát trạch. Sẽ gồm 4 hướng hướng Đông tứ trạch và 4 hướng Tây tứ trạch.

  • Đông tứ trạch: Khảm (tọa Bắc, hướng Nam); Chấn (tọa Đông, hướng Tây); Tốn (tọa Đông Nam, hướng Tây Bắc); Ly (tọa Nam, hướng Bắc).
  • Tây tứ trạch: Khôn (tọa Tây Nam, hướng Đông Bắc); Đoài (tọa Tây, hướng Đông); Càn (tọa Tây Bắc, hướng Đông Nam); Cấn (tọa Đông Bắc, hướng Tây Nam).

Như vậy, trạch nằm ở tọa, vị trí xây cổng sẽ nằm ở hướng đối diện. Ví dụ: Khảm trạch tọa hướng Bắc, cổng sẽ xây ở hướng Nam.

Về hình dáng, màu sắc, vật liệu

Căn cứ vào ngũ hành và mệnh của gia chủ, ta có thể xem xét đến việc thiết kế hình dáng của cổng nhà.

  • Hành Kim: Người mệnh Kim có thể làm mẫu cổng nhà có hình dáng cong tròn. Ưu tiên lựa chọn các loại vật liệu thiên về kim loại. Những màu sắc thích hợp cho cổng nhà: trắng, ghi, vàng, nâu.
  • Hành Mộc: Gia chủ mệnh Mộc thì cổng nhà làm bằng gỗ là hợp phong thủy hơn cả. Hoặc cũng có thể chọn các mẫu cổng bằng sắt nhưng có họa tiết hình hoa lá, nhiều thanh song song. Những màu sắc thích hợp như: đen, xanh ngọc, xanh da trời, xanh lá cây.
  • Hành Thủy: Một số màu sắc có thể dùng để sơn cổng nhà như: trắng, ghi, đen, xanh ngọc, xanh da trời.
  • Hành Hỏa: Những người mệnh Hỏa thường phù hợp với mẫu cổng nhà có nhiều nét nhọn, vát chéo hoặc bên trên có thể làm mái ngói nhọn. Một số màu sắc theo phong thủy như: xanh lá cây, đỏ, cam, tím.
  • Hành Thổ: Nên xây cổng nhà có hình dáng vuông vức. Gia chủ có thể kết hợp với tường rào xây bằng gạch đá. Những gam màu thích hợp như đỏ, vàng, nâu, cam, tím.

Về kích thước cổng nhà

Từ cả góc độ của KTS và các chuyên gia phong thủy thì kích thước của cổng nhà đều được căn cứ theo thước Lỗ Ban. Cần lưu ý chiều rộng – chiều cao nên là âm (số chẵn) và dương (số lẻ). Các chuyên gia phong thủy đều cho rằng đây là những con số biểu hiện cho sự cát tường, phồn vinh, phúc lộc.

Mặc dù chọn được chiều rộng chiều cao tốt theo phong thủy, nhưng gia chủ cần căn cứ vào nhu cầu và diện tích đất thực tế của gia đình. Yêu cầu xây cổng nhà phải cân đối với công trình nhà ở, thuận tiện cho phương tiện ra vào. Cổng nhà không nên quá hẹp hoặc quá rộng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và trực quan.

Tóm lại

Cổng nhà có vai trò cực kỳ quan trọng, xét trên cả phong thủy, thẩm mỹ và tính ứng dụng. Hi vọng những điều kiêng kỵ khi xây cổng nhà mà Kiến trúc Tây Hồ tổng hợp, chia sẻ trên đây sẽ giúp gia chủ có quyết định đúng đắn nhất.

Bài viết liên quan:

Rate this post