9 điều tự hào về văn hóa ẩm thực Việt Nam

Trên đất nước Việt Nam, mỗi một vùng miền lại có những nét đặc sắc với các cách chế biến, trình bày, thể hiện đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt. 

Cùng tìm hiểu về ẩm thực Việt Nam, dù đặc trưng các vùng miền khác nhau nhưng vẫn có những nét chung làm nên điều tuyệt vời cho ẩm thực Việt Nam.

1. Ít dầu mỡ

Khác với ẩm thực của các nước trên thế giới, các món ăn Việt Nam chủ yếu từ các loại rau, quả, củ nên trong quá trình chế biến sử dụng ít dầu mỡ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không sử dụng nhiều thịt như ẩm thực phương Tây. Chính vì lẽ đó, ẩm thực Việt Nam tạo được hương vị riêng không giống với bất kỳ nước nào trên thế giới.

2. Sự tổ hợp đa dạng hài hòa

Trong lịch sử, Việt Nam trải qua rất nhiều năm tháng bị các nước đàn áp trên thế giới, chính vì lẽ đó người Việt đã tiếp thu văn hóa ẩm thực trên thế giới và biến tấu để tạo ra hương vị riêng cho ẩm thực Việt Nam. Đi khắp đất nước, mỗi vùng miền trên khắp Việt Nam lại có những nét riêng, nhìn chụng hương vị các món ăn Việt Nam là sự tổ hợp đa dạng của nền văn hóa ẩm thực thế giới với mùi vị hài hòa trong mỗi món ăn.

3. Sự tổng hợp nhiều mùi vị

Hiếm có ẩm thực của đất nước nào tổng hợp nhiều vị chua, cay, mặn, ngọt với nhiều loại thực phẩm kết hợp với nhau như tôm, thịt, cua, rau, củ… như ẩm thực Việt Nam.

4. Sự cân bằng

Nguyên tắc tạo ra các món ăn của người Việt Nam là phải cân bằng âm – dương; ẩm thực Việt Nam phân chia tính ấm – tính hàn của thực phẩm theo đông y, khi kết hợp các loại thực phẩm thành món ăn Việt là công trình nghiên cứu khoa học về dược tính mà chỉ Việt Nam mới có.

5. Sử dụng đũa gỗ

Đôi đũa gỗ của người Việt có mặt trong tất cả các bữa cơm gia đình của người Việt, ngay cả khi ăn các đồ quay, nướng… người Việt vẫn sử dụng đũ để gắp thức ăn. Người phương Tây không có thói quen sử dụng đũa như người châu Á (trong đó có Việt Nam), điều này tạo thêm sự hấp dẫn riêng bởi muốn ăn món Việt đúng chuẩn, người Tây phải mất thêm thời gian sử dụng đũa thành thạo.

  6. Ăn tập thể

Từ xa xưa, văn hóa cộng đồng làng xã đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, thói quen ấy thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt Nam bởi trong bữa cơm gia đình, luôn có bát nước mắm chấm chung hoặc các bát con được múc ra từ một bát canh chung. Khác với các nước châu Á như Nhật Bản hay Hàn Quốc, mâm cơm của người Việt đơn giản với tính sẻ chia rất cao, điều này hình thành nên tính cách cộng đồng gắn bó của người Việt.

7. Đậm đà hương vị

Khi chế biến món ăn, người Việt thường dùng nước mắm để nêm nếm hoặc kết hợp với nhiều loại gia vị khác để tạo nên sự đậm đà của món ăn. Mỗi một món ăn khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị riêng, điều này tạo nên sự khác biệt của ẩm thực Việt bởi người Tây không ăn nước mắm và cũng không sử dụng nước mắm trong nêm nếm món ăn.

  8. Sự hiếu khách


Sự hiếu khác của người Việt thể hiện trong lời mời cơm trước mỗi món ăn, trong văn hóa của người Việt người nhỏ tuổi mời người lớn tuổi ăn cơm; con cái mời bố mẹ ăn cơm và nếu trong bữa cơm có hàng xóm sang chơi đều được mời dùng cơm với gia đình. Trong bữa cơm của người Việt, không thiếu những câu chuyện trò gắn kết gia đình và thể hiện sự quan tâm tới những người xung quanh.

9. Dọn thành mâm

Người Việt có thói quen dọn sẵn thành mâm, dọn nhiều món ăn trong một bữa lên cùng một lúc chứ không như phương Tây ăn món nào mới mang món đó ra.

Còn rất nhiều điều lý thú về ẩm thực Việt Nam và ẩm thực trên thế giới, hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!

>>Những đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt