9 lợi ích mà phương pháp giáo dục stem mang lại

Hiện nay, giáo dục STEM là một phương pháp giáo dục đang được chú ý rất nhiều. Phương pháp giáo dục STEM được áp dụng tích cực trong các chương trình giáo dục ở các nước phát triển (như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật bản……) tại Việt Nam, giáo dục STEM cũng đang được bộ giáo dục và đào tạo định hướng để phát triển cho các em học sinh, sinh viên trong những năm gần đây. Như vậy, phương pháp giáo dục STEM đóng vai trò đặc biệt quan trong trong sự nghiệp giáo dục. Chúng ta cần phải khai thác những điểm mạnh của Giáo dục STEM

Phương pháp giáo dục STEM

Phương pháp giáo dục STEM là gì?

Giáo dục STEM là phương pháp giáo dục tích hợp 4 bộ môn, bao gồm Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Theo “Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học quốc gia Mỹ” (NSTA), điểm đặc biệt của phương pháp này là cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học và lồng ghép các kiến thức lí thuyết trong bối cảnh thực tiễn. Nhờ vậy, học sinh có cái nhìn vừa đa chiều vừa có tính ứng dụng cao.

Các bài học STEM luôn dựa trên những câu chuyện hoặc những vấn đề xảy ra trong thực tế. Nhờ đó, học sinh cảm thấy những bài học trở nên sinh động và gần gũi. Các chủ đề học tập rất phong phú, không chỉ về khoa học mà còn về xã hội, văn hóa, và các môn nghệ thuật. Ở đó, học sinh được khuyến khích vận dụng óc sáng tạo về các môn nghệ thuật, các kiến thức về lịch sử và nhân văn để tạo ra một sản phẩm mới, có giá trị và ý nghĩa cho xã hội.

Các bài học STEM thường được lồng ghép với các dự án học tập thường kéo dài vài buổi học trong đó yêu cầu các học sinh làm việc theo nhóm hoặc làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức của các bài học đa ngành hoặc liên ngành để cùng tạo thành sản phẩm gắn liền với thực tế. Tùy theo trình độ của lớp học mà các dự án có thể đi từ đơn giản đến phức tạp, thực hiện tại lớp học, tại nhà, đi thực tế hoặc tìm hiểu các nguồn dữ liệu từ trên mạng, các thư viện, bảo tàng.

Với mô hình dạy học 5E: Gắn kết (Engage), Khám phá (Explore), Diễn giải (Explain), Củng cố (Elaborate), Đánh giá (Evaluate), học sinh từng bước khám phá kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã biết trước đó thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm.

Việc dạy học theo quy trình thiết kế công nghệ không chỉ giúp học sinh thực hành những kỹ năng giống như những kỹ sư thực thụ trong các bộ phận làm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, mà quan trọng hơn đó là giúp cho học sinh cảm thấy tự tin hơn vào bản thân khi tự mình có thể giải quyết được những vấn đề.

Quy trình thiết kế công nghệ gồm: nêu vấn đề – đề xuất giải pháp – xây dựng kế hoạch – thực hiện ý tưởng – kiểm tra, đánh giá. Nếu phát hiện sự cố hoặc chưa hoàn thiện, học sinh có thể điều chỉnh hoặc gia cố lại. Cuối cùng, học sinh sẽ có cơ hội chia sẻ thành quả của mình với bạn bè hoặc cộng đồng. Dựa trên phản hồi của cộng đồng, các vấn đề mới lại nảy sinh và quy trình lại tiếp tục lặp lại.

Thế mạnh của giáo dục STEM

Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và thông qua thực hành, ứng dụng. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.

Áp dụng phương pháp giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21. Điều này phù hợp với cách tiếp cận tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Vì thế, tư tưởng này của giáo dục STEM cần được khai thác và đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới.

Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Tư tưởng này của giáo dục STEM cũng cần được khai thác và đưa vào mạnh mẽ trong Chương trình GDPT mới.

Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết. Sự thẩm thấu kiến thức theo cách như vậy chính là một trong những định hướng mà giáo dục cần tiếp cận. Tuy vậy, có thể thấy phương thức dạy học như trên là không hề dễ dàng ngay cả đối với thế giới chứ không chỉ riêng trong điều kiện hiện nay của chúng ta

9 lợi ích của phương pháp giáo dục STEM

Phát triển sự khéo léo sáng tạo

Sự khéo léo và khả năng sáng tạo của các bé được STEM khơi dậy,  giúp các em phát minh ra những ý tưởng và dự án mang tính đổi mới. Nếu không nhờ vào sự sáng tạo, những bước phát triển vượt bậc gần đây trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và giáo dục kỹ thuật số sẽ không thể xảy ra. Chỉ những người sáng tạo mới có thể nghĩ ra những công nghệ đột phá này, họ hiểu rằng trí não con người có thể nghĩ ra việc gì, thì việc đó sẽ có khả năng trở thành hiện thực. Điểm chung của họ là được dạy bởi một người thầy STEM tuyệt vời.

Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề

Giáo dục STEM dạy cho học sinh cách giải quyết vấn đề bằng việc sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện. Khi trải nghiệm phương pháp giáo dục STEM, các em sẽ được học cách phân tích các vấn đề và lên kế hoạch để giải quyết chúng.

Rèn luyện sức bền bỉ

Trong các hoạt động giáo dục STEM, học sinh được học trong một môi trường an toàn, nơi mà các em có thể thoải mái thất bại rồi thử lại lần nữa. Phương pháp giáo dục STEM đề cao giá trị của sự thất bại như một công cụ giảng dạy quý giá, nó cho các em biết coi trọng thất bại, và chấp nhận nó như một phần tất yếu của quá trình học. Điều này giúp học sinh rèn luyện sự tự tin và tính bền bỉ, hai đức tính không thể thiếu để các em có thể vượt qua những khó khăn sau này. Bởi dù sao đi nữa, khó khăn và thất bại là một phần tất yếu trên con đường dẫn đến thành công.

Khuyến khích các cuộc thử nghiệm

Nếu không có một chút mạo hiểm và các cuộc thử nghiệm, rất nhiều bước tiến vĩ đại về công nghệ trong các thập kỷ vừa qua sẽ không xảy ra. Phần lớn các phát minh này khi mới đề xuất đều bị coi là viển vông, nhưng những vĩ nhân – tác giả đằng sau công trình trả lời rằng: “Hãy thử xem nào”. Chính quan điểm và cách nhìn này là điều mà giáo dục STEM mong muốn khuyến khích trong những năm học K-12. Làm thế nào để đạt được điều đó? Bằng cách cho phép học sinh thử nghiệm và mạo hiểm một cách an toàn trong các hoạt động học tập.

Khuyến khích làm việc nhóm

Phương pháp giáo dục STEM có thể áp dụng cho các học sinh ở tất cả các trình độ. Những học sinh có trình độ khác nhau vẫn có thể làm việc trong cùng một nhóm để giải quyết các vấn đề, ghi chép dữ liệu, viết báo cáo, thuyết trình và hơn thế nữa. Kết quả là những em học sinh được hợp tác với nhau và cùng phát triển trong môi trường yêu cầu khả năng năng làm việc nhóm cao.

Khuyến khích áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Trong giáo dục STEM, học sinh được dạy những kĩ năng có thể áp dụng vào cuộc sống thực. Điều này làm động lực để các em học, vì các em biết là các kĩ năng này có thể được sử dụng ngay lập tức để giúp cuộc sống của các em và gia đình trở nên tốt hơn. Khả năng áp dụng kiến thức vào các nhiệm vụ thực tiễn sẽ là một công cụ đắc lực cho các em trong môi trường làm việc sau này.

Khuyến khích sử dụng công nghệ

Giáo dục STEM dạy cho trẻ sức mạnh của công nghệ và các phát minh. Vì thế, khi trẻ được tiếp cận một công nghệ mới, các em sẽ sẵn sàng đón nhận chúng thay vì do dự hay lo sợ. Điều này sẽ giúp các em có được lợi thế lớn trong một môi trường toàn cầu đang ngày càng trở nên công nghệ hóa.

Khuyến khích sự thích nghi

Để thành công trong cuộc sống, học sinh cần khả năng áp dụng những kiến thức được học vào các tình huống khác nhau. Giáo dục STEM dạy các em khả năng áp dụng các khái niệm được học một cách phù hợp tùy vào vấn đề được đưa ra.

Tính giải trí cao

học với robot là một cách học đầy thú vị

Tính cạnh tranh vừa sức

Học sinh trải nghiệm thành công cũng như thất bại qua các cuộc thi đấu robot. Thông qua đó, các em phát triển trí tuệ một cách lành mạnh.

TƯ VẤN GIẢI PHÁP GIÁO DỤC STEAM – THIẾT KẾ PHÒNG LAB STEAM

(Cấp Mầm non- Cấp Tiểu học- Cấp THCS- Cấp PTTH)

Tư vấn miễn phí Hotline: 0934519822

Xổ số miền Bắc