#99 Trang trí bàn thờ ngày Tết và những lưu ý để đón tài lộc
Mục lục bài viết
Trang trí bàn thờ ngày Tết như thế nào để tài lộc vào năm mới
Trang trí ban thờ ngày Tết đã trở thành một phong tục, là nét đẹp văn hóa của người Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về. Dù có ở xa đến đâu thì mỗi người con mang dòng máu Việt đều cố gắng trang trí ban thờ một cách khang trang, ấm cúng để đón Tết. Cùng Nội thất Minh Đường tìm hiểu Cách trang trí bàn thờ ngày Tết qua bài viết sau.
1. Tục thờ cúng ngày Tết của người Việt
Tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tục lệ không thể thiếu trong văn hóa, tín ngưỡng và lối sống của người Việt. Đặc biệt vào mỗi độ Tết đến xuân về thì phong tục này lại càng đặc sắc hơn nữa, lúc này trên ban thờ của mỗi người Việt đều được trang trí vô cùng đẹp đẽ, đầy đủ hoa quả, đồ thờ cúng để tưởng nhớ và biết ơn tổ tiên, thần linh đã phù hộ cho mình trong một năm qua, đồng thời cầu mong một năm mới tốt lành, an khang thịnh vượng đến với bản thân và gia đình.
1.1. Nguồn gốc của việc trang trí ban thờ ngày Tết
Nguồn gốc của việc trang trí, thờ cúng vào ngày Tết bắt nguồn từ nền văn hóa lúa nước tại Việt Nam. Vào dịp Tết, năm mới cũng là lúc vừa kết thúc một mùa vụ, người dân nghỉ ngơi và thực hiện những hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, từ đó phong tục trang trí, thờ cúng gia tiên vào ngày Tết ra đời.
Tục thờ cúng tổ tiên vào ngày Tết có từ rất lâu
Phong túc thờ cúng tổ tiên ngày Tết thường tổ chức trong 4 ngày theo trình tự với những ý nghĩa khác nhau, kéo dài từ ngày 30 (một số năm thiếu có thể là ngày 29 Tết)
-
Ngày 30 buổi chiều cúng Tất niên, trình với ông bà, tổ tiên một năm cũ đã hết
-
Đêm giao thừa cúng sang canh, chuyển tiếp năm cũ sang năm mới
-
Sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên Đán – cúng sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới
-
Chiều mùng 1 Tết gọi là cúng Tịch Điện
-
Sáng mùng 2 Tết cúng gọi là Chiêu Điện, cúng chiều tối cũng gọi là Tịch Điện
-
Ngày mùng 3 Tết là ngày cuối cùng, cúng tạ ông vải với ý nghĩa 4 ngày Tết đã đủ đầy, sau đó cúng Hóa Vàng và thông báo cho gia tiên, thần linh rằng đã hết 4 ngày Tết.
1.2. Ý nghĩa của việc trang trí ban thờ ngày Tết
Thờ cúng tổ tiên, thần linh thì người Việt ta vẫn thờ cúng quanh năm, tuy nhiên vào dịp lễ Tết sẽ trang trọng hơn những ngày khác. Người Việt vẫn luôn có quan niệm “Trần sao âm vậy” do đó khi năm hết, mọi người cùng chung vui đón Tết thì việc trang hoàng, trang trí bàn thờ, thắp hương “mời” các cụ về ăn Tết cũng là một cách kết nối niềm vui với những người ở thế giới bên kia.
Thờ cúng ngày Tết trở thành một hoạt động có ý nghĩa
Việc trang trí ngày Tết cũng là một cách để hướng về nguồn cội, kết nối tâm linh, việc trang trí bàn thờ cũng giúp thể hiện sự quan tâm của con cháu đến với tổ tông, thể hiện lòng biết ơn đến với vong hồn gia tiên nơi chín suối vốn vẫn được quan niệm là luôn ở gần con cháu thông qua nơi trú ngụ chính là bát hương trên ban thờ.
Trang trí bàn thờ và thờ phụng tổ tiên ngày Tết cũng là dịp báo cáo với tổ tiên một năm qua đã làm và chưa làm được gì, qua đó xin tổ tiên phù hộ, độ trì cho một năm mới may mắn, an khang, thịnh vượng cùng với đó là tránh những tai ương sắp tới.
2. Cách trang trí bàn thờ ngày Tết theo vùng miền
2.1. Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc có nhiều quy tắc vì sự ảnh hưởng của văn hóa lúa nước và nho giáo vô cùng rõ rệt. Việc trang trí ban thờ ngày Tết miền Bắc luôn gắn liền với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và những nguyên tắc vô cùng khắt khe
Trên ban thờ chính giữa là mâm ngũ quả với nguyên tắc 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho ngũ hành Xanh lá – Mộc, Đỏ – Hỏa, Vàng – Thổ, Trắng – Kim, Xanh nước biển hoặc đen – Thủy
Ngoài ra việc dọn dẹp, bao sái cũng phải được thực hiện một cách cẩn thận, thành tâm và được coi như là một trong những việc quan trọng nhất trước khi đón tết.
Trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc có rất nhiều quy tắc phải tuân theo
Ngoài ra những quy tắc về hoa trang trí, cách bài trí cũng vô cùng phức tạp và cầu kì, bên cạnh đó là những điều được coi là kiêng kị nếu như bạn muốn có một cái Tết trọn vẹn.
Mời mọi người tham khảo Cách trang trí ban thờ ngày Tết miền Bắc để có thêm thông tin chi tiết về cách trang trí ban thờ ngày Tết miền Bắc
2.2. Cách trang trí ban thờ ngày Tết miền Nam
So với miền Bắc thì cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Nam có phần đơn giản và thoải mái hơn nhiều so với miền Bắc
Về mâm ngũ quả thay vì phải tượng trưng cho ngũ hành, phong thủy thì người Miền Nam lại có cách thể hiện ngưỡng vọng với tổ tiên thông qua mâm ngũ quả vô cùng thú vị. Năm loại quả đó chính là Mãng cầu, Sung, Dừa, Đu đủ, Xoài.
Khi xếp 5 loại quả này lên mâm ngũ quả đọc sẽ giống “Cầu sung vừa đủ xài” tức là mong cầu tiền tài trong năm mới no đủ.
Ngoài ra để trang trí ban thờ ngày tết người Miền Nam còn sử dụng thêm câu đối đỏ, cặp dưa hấu có dán chữ đỏ để tăng thêm phần vui tươi trong ngày Tết, đúng như tinh thần của những con người tại đây. Trên ban thờ Miền Nam ngày Tết còn có cây mai nhỏ được gắn câu đối, lời chúc trên thân cây để tăng màu sắc, sự trang trọng và tài lộc cho năm mới.
Mâm ngũ quả trang trí ban thờ ngày Tết miền Bắc
Không như Miền Bắc thì Cách trang trí ban thờ Miền Nam có ít điều kiêng kị hơn so với người Miền Nam do lối sống ít bị ảnh hưởng bởi nho giáo và đề cao sự trải nghiêm trong cuộc sống.
2.3. Cách trang trí tủ thờ ngày Tết
Ngoài việc việc trang trí các bàn thờ đứng quen thuộc thì trong nhiều gia đình còn sử dụng một dạng bàn thờ khác gọi là Tủ thờ.
Cách trang trí tủ thờ ngày Tết thực ra cũng không quá khác biệt so với trang trí các loại bàn thờ bình thường. Tuy nhiên do đặc trưng về ngoài hình nên việc trang trí tủ thờ ngày Tết cũng sẽ có một số khác biệt.
Cách trang trí tủ thờ liệu có giống cách trang trí tủ thờ ngày Tết?
Tủ thờ phổ biến trong các gia đình Miền Nam hơn Miền Bắc, các dạng tủ thờ thường được trang trí vô cùng bắt mắt và sang trọng với các họa tiết được đục chạm hoặc cẩn ốc xà cừ các hình ảnh như tứ linh, phong cảnh, tứ cảnh, nhị cảnh…
3. Cách trang trí bàn thờ ngày Tết – Hoa trên ban thờ nên cắm hoa gì?
Trang trí ban thờ ngày Tết không thể nào thiếu đi được hoa tươi, không ngoa khi nói hoa tươi chính là thứ làm nên không khí mùa xuân trong ngôi nhà và không gian thờ tự của gia đình bạn.
Tuy nhiên việc lựa chọn loài hoa gì để trang trí bàn thờ ngày Tết, đón một năm mới an khang thịnh vượng thì chắc vẫn nhiều người phải tìm hiểu.
Hoa để trang trí ban thờ ngày Tết cũng có nhiều quy tắc phải tuân theo
Những loài hoa ban thờ ngày Tết có thể kể đến như: Hoa đào, hoa mai, hoa đồng tiền, hoa cúc, hoa sen, hoa dơn, hoa hồng đỏ, hoa hải đường.
Bên cạnh những loài hoa nên cắm vào dịp Tết thì cũng có một số loài hoa không nên thậm chí là kiêng kị dùng để trang trí ban thờ ngày Tết như: Hoa phong lan, hoa ly, hoa móng rồng, hoa nhài, hoa sứ, hoa cúc vạn thọ, hoa phù dung…
Khi lựa chọn hoa để trang trí ban thờ ngày Tết, chúng ta nên lựa chọn những cành hoa còn mới, nụ vẫn chưa có dấu hiệu bung nở, tránh trường hợp hoa nở trước Tết và tàn trong Tết, điều này vừa làm mất thẩm mỹ vừa làm ban thờ đã mất lộc ngay trong những ngày đầu năm mới.
4. Các bước trang trí ban thờ ngày Tết đầy đủ nhất
Để trang trí được một ban thờ ngày Tết khang trang, ấm cúng, đón được nhiều tài lộc không hề đơn giản một chút nào, chúng ta phải trải qua rất nhiều bước, công đoạn khác nhau. Quá trình này phức tạp đến mức với nhiều gia đình đây chính là công việc chính trong dịp Tết.
Bước 1: Lựa chọn ngày đẹp để dọn dẹp, trang trí ban thờ ngày Tết
Điều này vô cùng quan trọng, việc lau dọn ban thờ tưởng chừng như đơn giản nhưng thực chất lại động đến tính ổn định và yên tĩnh của ban thờ nói riêng và không gian thờ nói chung. Do đó cần phải xem ngày tốt để có thể dọn dẹp.
Tất nhiên việc chọn ngày không cần quá cầu kì như việc lựa chọn ngày để cất nóc, cưới hỏi hay khai trương nhưng quý vị và các bạn cũng nên chọn một ngày thật tốt, không quá xấu để bắt đầu dọn dẹp và trang trí ban thờ cho dịp Tết sắp tới.
Bước 2: Dọn dẹp sách sẽ bụi bặm, rác thải, những thứ không liên quan xung quanh ban thờ
Việc lau dọn này là vô cùng quan trọng vì sau một năm, bụi bẩn thậm chí là các loại rác thải hay những vật dụng không cần thiết như túi bóng, vỏ hương… sẽ tập kết xung quanh ban thờ, việc đầu tiên cần làm là vứt bỏ những thứ này và loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn trên bàn thờ.
Bước 3: Tỉa chân nhang và tẩy uế bàn thờ
Đây là một bước vô cùng quan trọng, việc tỉa chân nhang phải được thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận và chỉn chu không một sai lầm. Việc làm động và xê dịch bát hương sẽ làm ảnh hưởng lớn đến phong thủy của cả không gian thờ.
Sau khi tia chân hương hãy tiến hành tẩy uế bàn thờ bằng nước ngũ vị. Việc lau bàn thờ, đồ thờ bằng nước ngũ vị vừa giúp tẩy uế không gian thờ, vừa làm không gian thờ có mùi thơm thoang thoảng, xua đuổi tà ma và những điều không may trong năm mới.
Bước 4: Bày mâm ngũ quả và hoa
Sau khi dọn dẹp xong ban thờ các bạn có thể bày mâm ngũ quả luôn nếu muốn. Mâm ngũ quả như đã nói ở trên tùy thuộc vào văn hóa vùng miền mà có những thay đổi nhất định. Cái cốt vẫn là sự thành tâm của người dâng lễ đến với tổ tiên, thần linh.
Bước 5: Trang trí thêm cho ban thờ ngày Tết
Sau khi bày mâm ngũ quả thì cơ bản những thứ trên ban thờ đã đầy đủ, giờ đây ta có thể thêm những vật phẩm khác trên ban thờ như bia, rượu, nước ngọt, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, vàng mã… lên ban thờ để làm phong phú hơn ban thờ ngày Tết.
Cuối cùng có thể trang trí thêm một số loại đèn để không khí Tết chính thức về trên ban thờ nhà bạn.
5. Cách trang trí các loại ban thờ ngày Tết khác
Ngoài trang trí ban thờ gia tiên ngày Tết thì chúng ta còn một số ban thờ khác cũng cần trang trí để đón thật nhiều tài lộc như bàn thờ thần tài – ông địa, bàn thờ Phật hay ban thờ tổ quốc…
5.1. Cách trang trí ban thờ thần tài – ông địa ngày Tết
Cách trang trí ban thờ thần tài – ông địa ngày Tết cũng vô cùng quan trọng. Đây cũng là dịp báo cáo cho ông địa – thần tài biết được tình hình làm ăn của doanh nghiệp, gia đình trong một năm qua, qua đó xin thêm lộc, tiền tài trong năm mới.
Việc trang trí bàn thờ thần tài – ông địa ngày Tết nên bắt đầu từ 3 hũ đựng muối, nước, gạo trên bàn thờ. Vào dịp cuối năm người ta thường thay mới những gì bên trong sau một năm dài.
Sau đó hay dùng khăn sạch lau bàn thờ và bát hương, chú ý không làm xê dịch bán hương, khăn cũng không được tẩm nước vì hành Thủy khắc với ban thờ thần tài – ông địa vốn thuộc hành hỏa.
Sau khi dọn sạch ban thờ thần tài – ông địa thì bước tiếp theo đó chính là bày mâm ngũ quả. Do hạn chế về diện tích nên các bạn cũng không nên bày một mâm ngũ quả quá to như trên ban thờ gia tiên, tuy nhiên số lượng quả ở trên mâm nên là số lẻ và các loại quả cũng phải đầy đủ như trên mâm gia tiên.
Mâm cũng Thần tài – Thổ địa ngày Tết không thể thiếu món thịt quay
Ngoài việc chuẩn bị mâm ngũ quả trên bàn thờ thần tài – ông địa thì trong việc trang trí bàn thờ ông địa – thần tài ngày Tết không thể thiếu được mâm cúng ngày 30 Tết gồm những món đồ cúng đặc biệt chỉ có trên ban thờ Thần tài – Ông địa.
5.2. Cách trang trí ban thờ Phật ngày Tết
Ngoài ban thờ Gia tiên và ban thờ Thần tài – Ông địa thì một số gia đình còn có ban thờ Phật trong nhà. Việc trang trí bàn thờ Phật ngày Tết cũng vô cùng quan trọng.
Trang trí bàn thờ Phật ngày Tết không giống như ban thờ Gia Tiên hay ban thờ Thần tài. Phật tuy là Đấng tối cao trong tâm linh nhưng lối sống của người lại thanh đạm, giản dị, do đó trang trí ban thờ Phật cũng không nên quá cầu kì.
Trang trí Bàn thờ Phật ngày Tết cũng là một trong những điều cần quay tâm
Trên ban thờ Phật ngày Tết chắc chắn vẫn phải là một mâm ngũ quả, mâm ngũ quả này tốt nhất nên giản dị, quả to thì dùng một quả, quả nhỏ thì dùng ba quả, không nên làm mâm ngũ quả trên bàn thờ Phật quá lớn và cầu kì.
Bàn thờ Phật phải có hoa, nếu có điều kiện hãy cắm hoa sen hoặc một số loại hoa mang tính tâm linh nhé.
5.3. Cách trang trí ban thờ tổ quốc ngày Tết
Bàn thờ tổ quốc là một dạng ban thờ thường xuất hiện vào ngày Tết, đặc biệt ở trong miền Nam hoặc tại những gia đình có người từng là cựu chiến binh. Bàn thờ tổ quốc được lập ra đề cao tinh thần yêu nước, ca ngợi công lao của Đảng, nhà nước, Bác Hồ đã không quản ngại hy sinh để mang về cuộc sống bình yên cho dân tộc.
Trang trí bàn thờ tổ quốc ngày Tết là môt việc làm nhiều ý nghĩa
Không giống như những loại ban thờ khác, để trang trí ban thờ tổ quốc ngày Tết phải bắt buộc có những món đồ sau:
-
Cờ tổ quốc
-
Di anh Bác Hồ (hoặc tượng Bác)
-
Câu đối thể hiện tinh thần dân tộc
-
Hoa
-
Mâm ngũ quả
6. Những lưu ý, kiêng kỵ khi trang trí ban thờ Tết
Việc trang trí ban thờ ngày Tết là một việc ít khi làm, một năm chỉ làm một lần. Do đó không nhiều người nắm được những nguyên tắc và lưu ý sau đây. Hãy ôn lại một lần nữa để đảm bảo mình không mắc sai lầm trong việc trang trí ban thờ ngày Tết.
-
Không nên dịch chuyển bát hương sai vị trí
-
Mâm ngũ quả bắt buộc phải có đầy đủ 5 thức quả
-
Tuyệt đối không được bày hoa giả, quả giả trên ban thờ
-
Không được đặt cành lộc thỉnh ở chùa hoặc bẻ đêm 30 về bày trên ban thờ
7. Lời kết
Việc trang trí bàn thờ ngày Tết là một việc làm vô cùng quan trọng và phải có sự chuẩn bị, đầu tư kĩ càng từ việc lựa ngày dọn dẹp, cách dọn dẹp rồi còn những nguyên tắc về mâm ngũ quả, hoa quả, ban thờ thần tài, ông địa. Tất cả làm nên một văn hóa thờ cúng, tâm linh nổi bật của người Việt và làm không khí Tết thêm phần thú vị.
Cuối cùng thì quý vị và các bạn cũng biết được các cách trang trí ban thờ ngày Tết rồi, chúc mọi người thành công và có một cái Tết vui vẻ, an khang, thịnh vượng bên gia đình.
8. Minh Đường – Đơn Vị Thiết Kế Thi Công Không Gian Thờ Tại Miền Bắc.
Nội thất Minh Đường chuyên nhận thiết và thi công trọn gói nội thất phòng thờ cho các công trình chùa, nhà thờ gỗ, không gian biệt phủ, biệt thự, chung cư, nhà phố,…
Với quá trình học tập, kinh nghiệm trải qua nhiều năm trong nghề, Minh Đường luôn có đội ngũ thợ tay nghề cao, kiến trúc sư chuyên nghiệp, khách hàng đi đến chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được những bản thiết kế, mẫu mã mang đậm yếu tố nghệ thuật đạt chuẩn mực về thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Chúng tôi tin rằng nội thất Minh Đường sẽ đem lại chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đem đến cho các bạn những thiết kế phòng thờ uy nghiêm và sang trọng.
Liên hệ với Nội Thất Minh Đường ngay hôm nay để được tư vấn, đặt hàng.
Showroom 1: Số 266D Trần Nguyên Hãn, Lê Chân, Hải Phòng
Showroom 2: Số 396 Lạch Tray, Ngôi Quyền, Hải Phòng
Showroom 3: Số 18 ĐT351, Thị trấn An Dương, Hải Phòng
Hotline: 0913.339.889
Liên kết với chúng tôi:
Facebook: Không gian thờ Minh Đường
Twiter: Đang cập nhật
Instagram: Đang cập nhật
Pinterest: Đang cập nhật
Linkin: Đang cập nhật
Nội thất Minh Đường – Hưng gia vượng tộc
Chia sẻ bài viết: