999 mẫu trần thạch cao đẹp, hiện đại kèm theo báo giá 2023

999 mẫu trần thạch cao đẹp, hiện đại kèm theo báo giá 2023

Trước sự hội nhập quốc tế như hiện nay, có rất nhiều vật liệu xây dựng được nhập khẩu vào nước ta. Nhu cầu xây dựng nhà ở cũng ngày một tăng nên thị trường kiến trúc xây dựng liên tục cho ra đời rất nhiều vật liệu mới, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, chất lượng của con người. Trong số vật liệu xây dựng được ưu chuộng hiện nay phải nhắc đến trần thạch cao. Ra đời từ thế kỷ 20 và cho đến nay trần thạch cao vẫn giữ nguyên được rất nhiều gia chủ ưu chuộng và sử dụng cho công trình của mình. Cùng tìm hiểu thêm về trần thạch cao trong bài viết dưới đây.

Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến trong công trình hiện nay từ: nhà ở dân sinh, chung cư, quán café, nhà hàng, khách sạn… Tuy được sử dụng phổ biến những rất ít người có thể trả lời được câu hỏi: “Trần thạch cao là gì?” 

Trần thạch cao là loại trần được làm từ nguyên liệu chính là các tấm thạch cao. Thạch cao là khoáng vật trầm tích mềm với hai thành thành phần chính là canxi sunfat và nước. Chúng hình thành trong các lớp trầm tích đất đá phong hóa. Vì vậy, ngay từ đầu của trái đất đã có sự tồn tại của chất liệu thạch cao.

Chất liệu thạch cao từ lâu đã được sử dụng trong công trình kiến trúc của con người. Các nhà khoa học tìm thấy dấu tích của thạch cao trong các công trình kim tự tháp Ai Cập, hay đến tượng, thành cổ của người La Mã và người Hy Lạp với công trình kỳ vĩ của mình với mục đích làm mịn công trình ở thời điểm bấy giờ, tạo được thẩm mỹ và giữ được độ bền cho đến ngày nay.

Nhưng không phải ngay từ đầu chất liệu thạch cao được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong kiến trúc trần nhà như ngày nay. Những năm 1950 đến 1970, chất liệu thạch cao bị xa lánh bởi chúng chưa thực sự thích ứng với môi trường, thậm chí đã có rất nhiều thông tin về việc chất liệu thạch cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Sau khoảng thời gian này thì thạch cao dần được cải tiến chất lượng, phù hợp với điều kiện môi trường, ngày một đa dạng hơn về mẫu mã, lấy lại vị thế của mình và đến nay chưa một vật liệu nào soán ngôi được chất liệu này.

Để có thể làm nên trần thạch cao được ưu chuộng như hiện nay đều nhờ tấm thạch cao ghép lại với nhau. Các tấm thạch cao được gắn chắc lại với nhau bên dưới lớp bê tông. Để tạo nên sự gắn chắc ấy cần đến tổ hợp các lớp vật liệu của khung xương thạch cao, tấm trần thạch cao và sơn bả. Từng tổ hợp có một chức năng riêng để cùng nhau tạo nên thẩm mỹ, chất lượng cho công trình sở hữu.

  • Khung xương thạch cao: đây là phần quan trọng nhất, quyết định để chất lượng chung, độ bền của thạch cao khi sử dụng. Cố định trần theo khung xương có sẵn rồi mới đến tấm trần và sơn bả.
  • Tấm trần thạch cao: sau khi cố định được khung xương thạch cao là tấm trần thạch cao được vít lại bằng vít chuyên dụng để tạo bề mặt phẳng.
  • Sơn bả: cuối cùng là sơn bả. Cũng giống như sơn bả cho bề mặt tường nhà, sơn bả dành cho trần thạch cao mang lại độ mịn cho bề mặt, đều màu mang đến thẩm mỹ cũng như bảo vệ trần thạch cao khỏi tác nhân đến từ yếu tố bên ngoài như: thời tiết, khí hậu,…

Tại sao trần thạch cao lại được ưa chuộng?

Như đã đề cập phía trên, không phải tự nhiên mà mẫu trần thạch cao lại được ưu chuộng, và chưa có một vật liệu nào soán ngôi ở vị trí kiến trúc cho trần nhà. Thạch cao cũng đã trải qua một khoảng thời gian khủng hoảng và mất đi vị thế của mình. Sau thời gian đó các chuyên gia cải thiện để có chất liệu thạch cao như ngày nay. Trần thạch cao được ưu chuộng nhờ vào vượt trội trong: khả năng chống cháy, cách âm, chống nóng hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao.

Về khả năng chống cháy được các chuyên gia chỉ ra trong thành phần của thạch cao có chứa gần 21% thành phần hóa học chống cháy, giảm thiểu khả năng truyền nhiệt, truyền lửa, rất hiệu quả trong việc phòng chống hỏa hoạn.

Nhờ vào 21% thành phần hóa học trong đó có yếu tổ khả năng truyền nhiệt mà khi công trình có sử dụng trần thạch cao lượng tiêu thụ điện năng vào mùa hè tiết kiệm hơn so với công trình không sử dụng trần thạch cao. Cùng nhờ vào thành phần hóa học này đem lại thêm khả năng chống nóng vào mùa hè.

Về khả năng cách âm, thạch cao được đánh giá cao về khả năng cách âm của mình khoảng 32 đến 60dB. Đây ngưỡng cách âm khá cao nên trần thạch cao hay tường thạch cao thường sử dụng trong các công trình cần tách biệt giữa các không gian với nhau, đảm bảo độ yên tĩnh giữa hai không gian cạnh nhau như văn phòng, chung cư,…

Thêm một lý do để trần thạch cao được ưu chuông hiện nay chính là đến cấu tạo của trần từ tấm thạch cao được ghép lại với nhau. Những tấm thạch cao được phía đơn vị sản xuất hiện nay thiết kế với diện tích rộng nên nhanh chóng che phủ toàn bộ bề mặt trần. Nhìn bên ngoài tưởng như tấm thạch cao nặng nhưng thực chất chúng có khối lượng nhẹ, dễ dàng mang vác, dễ dàng thiết kế, thi công và sửa chữa.

Yếu tố để trần thạch cao được ưu chuộng trên thị trường kiến trúc hiện nay chính là tính thẩm mỹ. Với sự phát triển không ngừng như hiện nay, nhu cầu con người gia tăng nhưng yêu cầu đòi hỏi tính thẩm mỹ trong từng vật liệu xây dựng. Thạch cao cũng vì thế mà thay đổi, đơn vị sản xuất cho ra đời nhiều mẫu trần thạch cao đẹp khác nhau phù hợp với mọi công trình.

Ví dụ như công trình theo phong cách tân cổ điển, hay cổ điển đòi hỏi sử dụng rất nhiều hoa văn họa tiết cầu kỳ, đặc biệt là họa tiết vòm cổ kính đặc trưng. Trần thạch cao đáp ứng điều đó và tô điểm thêm nét kiến trúc cổ điển, sang trọng cho toàn bộ thiết kế.

Ví dụ trần thạch cao sử dụng cho ngôi nhà có diện tích nhỏ hẹp tại phố hiện nay. Thông thường chúng ta sẽ thấy những ngôi nhà nhỏ hẹp hạn chế sử dụng chất liệu thạch cao cho kiến trúc trần nhà bởi nhiều gia chủ cho rằng thạch cao sẽ chiếm diện tích và khiến không gian đã nhỏ nay càng nhỏ hẹp hơn. Quan điểm này gia chủ chưa đúng bởi với thiết kế và mẫu mã trần thạch cao hiện nay phù hợp với mọi diện tích của ngôi nhà. Khi sử dụng trần thạch cao, không hề tốn diện tích, cũng không làm cho ngôi nhà nhỏ hẹp đi hay chiều cao ngôi nhà giảm xuống. Với mẫu nhà này lựa chọn trần trơn kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng ánh sáng trắng sẽ giúp ngôi nhà trở nên sáng hơn, rộng hơn, góp phần giải quyết được nhược điểm về việc thiếu sáng cũng như lưu thông không khí trong ngôi nhà.

Những lưu ý khi làm trần thạch cao Phòng Khách 2023?

Một số lưu ý khi làm trần thạch cao như sau, đơn vị thi công cùng gia chủ hết sức chú ý để đảm bảo chất lượng, độ thẩm mỹ cũng như tiến độ hoàn thiện của công trình như sau:

1. Chọn kiểu trần phù hợp

Nếu như tìm hiểu về trần thạch cao thì trần thạch cao hiện nay có hai loại: Trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau, dựa vào đây kiến trúc sư, đơn vị nhà thầu tư vấn cho gia chủ lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp với công trình.

Ví dụ như trần thạch cao nổi phù hợp với công trình công cộng như hội trường, văn phòng, trường học hay quán café,.. để làm nổi bật không gian. Còn trần thạch cao chìm phù hợp với không gian riêng tư như nhà ở, chung cư, biệt thự,…

Hoặc gia chủ có thể lựa chọn trần thạch cao theo tính năng như: Chống nóng, chống ẩm, chống cháy, cách âm, tiêu âm cách nhiệt phù hợp với không gian gia chủ sử dụng. Việc lựa chọn trần theo tính năng giúp cho gia chủ có không gian sống tiện nghi, phù hợp với mục đích sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến không gian xung quanh.

2. Phong cách hài hòa với tổng thế

Sau khi lựa được kiểu trần phù hợp thì phong cách kiến trúc cũng như đồ nội thất nên cùng một phong cách, tránh phong cách kiến trúc này lại đi đồ nội thất kia và trần lại một phong cách khác như vậy gây ra cảm giác khó chịu cho chính gia chủ sử dụng.

Nếu như phong cách kiến trúc của ngôi nhà theo hướng hiện đại thì gia chủ nên lựa chọn kiểu trần thạch cao ít chi tiết, thiên về sự tối giản để phù hợp với sự thông minh, hiện đại của không gian. Còn nếu như phong cách kiến trúc ngôi nhà theo hướng tân cổ điển và cổ điển thì gia chủ lựa chọn kiểu trần thạch cao với nhiều chi tiết hoa văn được gia công cầu kỳ, mang hơi hướng cổ điển.

Hay không gian nhà rộng lớn thì trần thạch cao lựa chọn phù hợp, có thể lựa chọn loại trần thạch cao giật cấp, có nhiều chi tiết để nhấn mạnh về độ rộng lớn của không gian. Với những không gian rộng lớn thì trần thạch cao giúp không gian trở nên bớt trống. Ngược lại với không gian nhỏ hẹp, gia chủ lựa chọn mẫu trần trơn, không họa tiết, không giật cấp giúp không gian trở độ cao hơn hơn, gọn gàng hơn và rộng hơn so với diện tích thực tế của toàn bộ ngôi nhà.

3. Lựa chọn vật tư đồng bộ chính hãng

Vật tư đồng bộ ở đây chính là 3 phần của trần thạch cao đã được nhắc đến trong bài viết này bao gồm: khung xương thạch cao, tấm trần thạch cao và sơn bả cùng với ốc vít chính hãng để đảm bảo chất lượng của công trình.

Lưu ý với khung xương thạch cao phải đặc biệt chú ý. Nếu như chỉ vì ham rẻ mà lựa chọn khung xương kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ trần, gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Khung xương thạch cao được ví như bộ đỡ của trần thạch cao, khung xương thạch cao đảm bảo đúng chuẩn thông số kỹ thuật, lựa chọn từ đơn vị uy tín, chất lượng. Vì phần khung này không chỉ là đỡ tấm thạch cao bên dưới mà còn bao gồm hệ thống đèn chiếu sáng, đèn chùm cùng hệ thống dây điện.

Với tấm thạch cao chọn tấm mịn, cứng chắc và chọn đều tấm có chất lượng như nhau. Việc chọn như vậy khi thi công cũng dễ dàng hơn, dễ uốn cong. Nếu không lựa chọn kỹ càng hay vật liệu kém chất lượng khi thi công xảy ra tình trạng bung giất hay khi uốn dễ nứt, gãy.

4. Lựa chọn đơn vị, công ty uy tín chất lượng

Đối với bất cứ nguyên vật liệu nào được sử dụng trong thi công nhà đều phải lựa chọn một cách kỹ càng thông qua đơn vị, công ty uy tín.

5. Cân nhắc về giá

Luôn là vấn đề mà bất cứ gia chủ nào cũng quan tâm. Rất nhiều gia chủ vì ham rẻ mà lựa chọn vật liệu kém chất lượng ảnh hưởng việc sử dụng sau này của gia chủ. Chính sự ham rẻ gia chủ mất đến 2 lần với một hạng mục công trình.

6. Tham khảo ý kiến

Luôn luôn là điều mà gia chủ nên làm trước khi quyết định sử dụng trần thạch cao cho thiết kế. Chỉ có gia chủ đã đang sử dụng mới có lời khuyên chính xác nhất về từng loại trần thạch cao, và như thế gia chủ mới lựa chọn trần thạch cao phù hợp với không gian nhà của mình.

Ưu điểm là nhược điểm khi sử dụng trần thạch cao

Ưu điểm của trần thạch cao đã được nhắc đến trong phần Tại sao trần thạch cao lại được ưa chuộng? phía bên trên. Bởi chính ưu điểm này đã đưa trần thạch cao trở thành vật liệu được ưu chuộng nhất hiện nay.

Một sản phẩm luôn tồn tại hai mặt ưu và nhược, vậy nhược điểm khi sử dụng trần thạch cao chia theo 2 loại là:

Với trần thạch cao nổi: Khó thay đổi thiết kế bởi tấm thạch cao sử dụng thường là cố định. Hơn nữa tấm thạch cao nổi có kích thước nhỏ dễ tạo ra cảm giác không gian bị chia cắt.

Với trần thạch cao chìm chia làm 2 loại trần thạch cao phẳng và trần thạch cao giật cấp.

  • Với trần thạch cao phẳng: mẫu thiết kế không đa dạng. Cần xử lý tỉ mỉ nếu không để lộ mối nối gây mất thẩm mỹ, thậm trí khiến trần nhà lồi lõm không đẹp mắt, ảnh hưởng chất lượng.
  • Với trần thạch cao giật cấp: quá trình thi công phức tạp, thời gian thi công kéo dài. Nếu như xảy ra hỏng hóc thì phải tiến hành dỡ toàn bộ chứ không thể gỡ bỏ một tấm hỏng để thay thế.