Bí ẩn lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng: ‘Ngọn đèn vĩnh cửu’ ngàn năm tỏa sáng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở tỉnh Tây An (Trung Quốc). Ảnh News NPR.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nằm ở tỉnh Tây An (Trung Quốc). Ảnh News NPR.

Trong công cuộc khám phá hầm mộ kỳ bí, giới nghiên cứu khảo cổ đã thực sự sợ hãi khi chứng kiến những ngọn đèn vẫn sáng rực dù đã ở dưới lòng đất suốt mấy nghìn năm.

Tần Thủy Hoàng là một trong những vị Hoàng đế nổi danh và có tầm ảnh hưởng nhất lịch sử Trung Quốc. Lúc sinh thời, ông đã cho người xây dựng lăng mộ vĩ đại của mình trong suốt 28 năm. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng được coi là một cung điện dưới lòng đất và ẩn chứa vô vàn bí ẩn rùng rợn. Chính vì thế mà cho đến tận ngày nay, hậu thế vẫn chưa dám khai quật hoàn toàn ngôi mộ nổi tiếng này vì có quá nhiều nguy hiểm rình rập.

Ngọn đèn kỳ lạ này cũng từng được phát hiện ở một số ngôi mộ cổ khác. Ảnh News NPR.
Ngọn đèn kỳ lạ này cũng từng được phát hiện ở một số ngôi mộ cổ khác. Ảnh News NPR.

“Ngọn đèn vĩnh cửu” huyền bí

Lăng mộ của vị Hoàng đế quyền lực nổi tiếng vì hàng loạt bí ẩn khó lý giải như 8.000 tượng lính đất nung không đầu hay con sông thủy ngân kịch độc. Nhưng như vậy chưa phải là hết.

Bên trong mộ còn có những chiếc đèn được gọi là ngọn đèn vĩnh cửu. Khi được phát hiện, các nhà khảo cổ đều kinh hãi vì chúng vẫn luôn cháy rực, như thể ngàn năm qua chưa từng tắt, bất chấp việc ở trong môi trường tăm tối, ẩm thấp hàng ngàn năm dưới lòng đất sâu như vậy. Những chiếc đèn sáng rực được coi là “binh lính” canh gác cho giấc ngủ thiên thu của Hoàng đế.

Những chiếc đèn nghe rất phản khoa học này thực chất không chỉ được tìm thấy ở mộ Tần Thủy Hoàng. Ở một số lăng mộ cổ khác của Trung Hoa hay thậm chí nước ngoài như Ai Cập, Hy Lạp, người ta cũng từng ghi nhận sự tồn tại của “ngọn đèn vĩnh cửu”.

Ban đầu, chúng cũng được cho là những tình tiết được người đời đồn thổi và không có thật. Nhưng về sau, không ít chứng minh thực tế cho thấy ánh sáng vĩnh hằng này có tồn tại. Việc xuất hiện trong những ngôi mộ cổ khiến chúng nhuốm màu sắc tâm linh, huyền bí.

Nhiều khu vực trong lăng có những ngọn đèn cháy sáng không bao giờ tắt. Ảnh News NPR.
Nhiều khu vực trong lăng có những ngọn đèn cháy sáng không bao giờ tắt. Ảnh News NPR.

Câu trả lời thích đáng

Một giả thiết đã được đưa ra từ lâu rằng những ngọn đèn không bao giờ tắt được thắp sáng từ một nguyên liệu đặc biệt là mỡ cá voi chứ không phải nến sáp như thông thường.

Có ghi chép trong các sách cổ của Trung Quốc cho biết mỡ cá voi từng được dùng để thắp sáng vì chúng có độ bền vô cùng cao. Bên cạnh đó, đèn cũng được thiết kế một cách đặc biệt sao cho mỡ cá voi chảy ra lại rơi xuống bình chứa, từ đó có thể tái sử dụng bất tận.

Tuy nhiên, cách giải thích này về sau bị phản bác khá nhiều vì muốn đèn cháy cả ngàn năm vẫn là bất hợp lý. Sau biết bao thế kỷ tranh cãi, cuối cùng một nhà hóa học người Mỹ Simon Affik cũng đã công bố một công trình nghiên cứu nhận được rất nhiều sự đồng tình của giới khảo cổ khoa học khắp thế giới giải thích về ngọn đèn vĩnh cửu.

Ông Affik đã dành ra 30 năm trời thực hiện nghiên cứu, đồng thời thực hiện 700 lần thí nghiệm mới có đáp án cuối cùng. Trong 700 lần thí nghiệm, ông Affik đã thử đủ mọi nhiên liệu, điều chỉnh tỷ lệ khác nhau để cho ra được một loại nhiên liệu đặc biệt làm từ phốt pho trắng trộn với các chất cháy khác.

Đèn vĩnh cửu rất có thể không thực sự "vĩnh cửu" như mọi người nhầm tưởng. Ảnh News NPR.
Đèn vĩnh cửu rất có thể không thực sự “vĩnh cửu” như mọi người nhầm tưởng. Ảnh News NPR.

Loại chất mới này có tính chất rất dễ bắt lửa, có thể tự phát cháy và khó bay hơi. Ngày xưa, khi xây dựng mộ, đèn thắp sáng bằng chất này đã được sử dụng để soi đường. Đến khi hầm mộ được đóng lại, oxy cạn kiệt dần, đèn cũng sẽ tự tắt.

Điểm mấu chốt của nó là khi cửa mộ được mở ra, oxy trong không khí lại bay vào và đèn lại một lần nữa được bật sáng. Sau tất cả, không có ánh sáng vĩnh cửu nào như mọi người nhầm tưởng mà chỉ có ngọn đèn tự phát sáng mà thôi.

Những người vào sau không biết rằng, ánh sáng đã tắt từ bao lâu trước khi họ bước vào lăng mộ nên có ảo giác rằng ánh sáng đã cháy hàng ngàn năm.