Hòa mình vào 7 lễ hội đặc sắc ở Trung Quốc – Saigon Travel
Trung Quốc nổi tiếng với bề dày lịch sử của các triều đại cùng nền văn hóa lâu đời. Được biết đến như chiếc nôi của văn hóa phương Đông, quốc gia này có rất nhiều lễ hội truyền thống hằng năm được tổ chức nhằm giúp bạn bè thế giới hiểu hơn về những đặc trưng của Trung Hoa. Hãy cùng Saigon Travel điểm qua một số lễ hội đặc sắc trong văn hóa Trung Quốc nhé.
Lễ hội băng Cáp Nhĩ Tân (5 tháng 1, 25 tháng 2)
Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang nằm ở khu vực đông bắc Trung Quốc được mệnh danh là “thành phố băng” của Trung Quốc. Với khí hậu Bắc cực băng giá, nơi này rất thích hợp để tổ chức lễ hội băng. Bạn hãy đến đây để cảm nhận vẻ đẹp của các tác phẩm điêu khắc đá, những đèn lồng được trang trí công phu, tham gia trượt tuyết hay thậm chí thử hoạt động cực thú vị là bơi vào mùa đông. Lễ hội băng đã phát triển trong vài năm qua với nhiều những hoạt động như bắn pháo hoa và tổ chức các buổi hòa nhạc.
Lễ hội mùa Xuân là một trong 5 lễ hội truyền thống quan trọng nhất ở Trung Quốc. Tổ chức vào ngày 1 của tháng 1 Âm lịch (có thể vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2 Dương lịch) hàng năm, lễ hội còn được gọi là Tết Nguyên Đán. Vì là ngày Tết nên người dân sẽ dọn dẹp sạch sẽ, trang trí nhà cửa bằng những miếng giấy màu đỏ có ghi lời chúc may mắn, hạnh phúc và khoẻ mạnh. Cũng như ở Việt Nam, trẻ em trong ngày Tết Nguyên Đán được lì xì phong bì đỏ may mắn. Buổi tối thì cả gia đình cùng ngồi quay quần để ăn các món truyền thống trong không khí hoà thuận, vui vẻ. Nếu đi du lịch Trung Quốc vào thời điểm này, du khách sẽ được xem các buổi múa lân, múa rồng, bắn pháo hoa ở khắp nơi trên đường phố.
Lễ Thanh Minh (4 tháng 4)
Giống như ở Việt Nam, tết thanh minh là ngày giỗ tổ chung để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, gọi là đền đáp phần nào ơn sinh thành tạo dựng của tổ tiên. Vào ngày này các gia đình Trung Quốc sẽ quét dọn những ngôi mộ của tổ tiên và thả diều lên trời để cầu mong may mắn.
Lễ hội đèn lồng
Lễ hội đèn lồng cũng là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Trung Quốc, được tổ chức chỉ sau Tết Nguyên Đán khoảng 2 tuần. Trong ngày lễ này, món ăn thường thấy là bánh bao ngọt ăn chung với súp (Yuanxiao Tangyuan) – tượng trưng cho sự hoà hợp cùng nhau. Và người dân địa phương cũng ngắm pháo hoa với niềm tin xua đi linh hồn quỷ dữ và thắp sáng đèn lồng như biểu tượng cho một tương lai tương sáng hơn. Ngoài ra thì đây cũng là dịp để người Trung Quốc thể hiện tài năng sáng tạo của mình bằng việc thiết kế đủ loại đèn lồng với hình dáng, màu sắc và kích thướt khác nhau.
Lễ Phật Đản (14 tháng 5)
Đức Phật rất được tôn kính ở Trung Quốc như một biểu tượng của sự hòa bình. Được xem như một ngày lễ quốc gia, Phật đản là lễ kỷ niệm chung ngày đản sanh, ngày thành đạo và ngày nhập tịch của Đức Phật. Thay vì trang hoàng lộng lẫy với hình ảnh của Đức Phật, trong ngày lễ trang trọng này người ta lại thường phát đồ ăn cho những người nghèo khổ và đi thăm những ngôi đền Phật giáo để tỏ lòng thành kính như chùa Thiên Ninh ở Thường Châu, Phật tháp cao nhất thế giới.
Mục lục bài viết
Lễ hội Trăng rằm
Vào đêm của lễ hội này, mặt trăng trên bầu trời sẽ đẹp nhất, tròn nhất và sáng nhất. Người dân thường hay ăn bánh trung thu và uống trà dưới ánh trăng. Có rất nhiều truyền thuyết, tuy nhiên theo nhiều người thì Lễ hội Trăng rằm là ngày lễ truyền thống mà người Trung Quốc xưa tổ chức để ăn mừng vụ thu hoạch mùa thu. Không khí buổi lễ rất đông vui, náo nhiệt. Khách du lịch Trung Quốc sẽ nhìn thấy người dân treo đèn lồng trước cửa nhà, thắp hương cho các vị thần như Hằng Nga và biểu diễn múa rồng độc đáo. Hoà mình vào bầu không khí nơi đây sẽ là một trải nghiệm khó quên khi đi du lịch Trung Quốc.
Lễ hội thuyền Rồng
Đây là một lễ hội truyền thống rất có ý nghĩa ở Trung Quốc. Lễ hội thuyền Rồng là ngày người dân Trung Quốc cầu bình an trong cuộc sống và mong tránh xa bệnh dịch. Điểm nổi bật của ngày lễ là cuộc đua thuyền rồng trên sông. Các nhóm chèo thuyền sẽ cạnh tranh nhau quyết liệt cùng nhịp trống đập thình thịch vang dội cả khúc sông. Món ăn phổ biến của lễ hội thuyền Rồng là Tzung Tzu (cơm, thịt heo, đậu và trứng được gói chung trong lá tre). Theo sử sách thì lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ nhà thơ Khuất Nguyên – một anh hùng yêu nước của dân tộc đã nhảy sông tự sát. Ý nghĩa cuộc đua thuyền là tượng trưng cho việc cố gắng cứu vị anh hùng Khuất Nguyên.