[A Crazy Mind] Sự Kỳ Diệu Của Tự Kỷ Ám Thị Và Cách Sử Dụng Tự Kỉ Ám Thị Hiệu Quả

Bộ não – cỗ máy nằm giữa hai bên tai bạn chính là thứ có sức mạnh lớn nhất trên trái đất.

Nó đã tạo ra các cuộc chiến tranh, xây dựng các thành phố và mở đường cho nhân loại đi lên từ thời kì đồ đá.

Và điều tuyệt vời nhất là? Ta hoàn toàn có thể xây dựng nó bằng “tự kỉ ám thị”.

Đây là bài viết chi tiết và kỹ lưỡng nhất về “tự kỉ ám thị” mà bạn có thể tìm thấy trên mạng. 

Ở đây, tôi tổng hợp các kiến thức từ những khối óc hàng đầu trong ngành tâm lý học và phát triển cá nhân, kèm theo đó là kinh nghiệm từ cá nhân, để cung cấp cho bạn phương pháp cơ bản và toàn vẹn nhất để có thể sử dụng kĩ thuật vô cùng mạnh mẽ mang tên “tự kỉ ám thị”.

Trong bài viết này, bạn sẽ biết được:

  • Tự kỉ ám thị là gì?

  • Tại sao tự kỉ ám thị lại có vai trò quan trọng trong thay đổi cách thức suy nghĩ của bạn?

  • Những kiểu tự kỉ ám thị có sức mạnh khổng lồ

Trước hết, tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện…

Tự kỉ ám thị là gì?

Tự kỉ ám thị – một hành vi tâm lý sử dụng việc lặp đi lặp lại những lời nói để gây ảnh hưởng tới tiềm thức – nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi của con người.

Tôi bắt gặp tự kỉ ám thị một cách tình cờ.

Trong cuốn “Nghĩ Giàu Và Làm Giàu” của Napoleon Hill, thuật ngữ “tự kỉ ám thị” được sử dụng để đề cập tới cách tạo ảnh hưởng đến tiềm thức.

Nó quan trọng đến nỗi tác giả đã dành cả một chương sách cho nó. 

TỰ KỈ ÁM THỊ là thuật ngữ đề cập đến tất cả những hình thức tự kích thích và khuyến khích bản thân thông qua năm giác quan của con người. Nó là quá trình tự tâm niệm, tự khích lệ. Tự kỷ ám thị đóng vai trò cầu nối giữa một bên là phần ý thức tạo ra tư duy và một bên là phần tiềm thức tạo ra hành động. – Napoleon Hill viết trong cuốn “Nghĩ Giàu Và Làm Giàu”

Ban đầu, tôi nghĩ nó thật ngớ ngẩn. 

Nghĩ Giàu Và Làm Giàu là một cuốn sách hay, nhưng bạn sao có thể dùng lời nói để gây tác động lên hành vi của mình?

Phải không?

Tôi bắt đầu tìm đọc những cuốn sách khác có nhắc tới thuật ngữ “tự kỉ ám thị” bí ẩn này, và hóa ra tất cả đều có cùng quan điểm như vậy. 

Vậy ra chẳng có gì bất hợp lý ở đây cả. 

Lý do là vì:

Con người học hỏi mọi thứ bằng cách lặp đi lặp lại chúng. Cách dắt bóng vào rổ, lời bài hát, cách đạp xe đạp, … tất cả đều được học bằng cách lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian.

Sự lặp đi lặp lại cũng là một yếu tố không thể thiếu trong việc tuyên truyền, Hitler – trong tư cách là thủ tướng Đức quốc xã – đã vận dụng điều này vô cùng thành thạo.

Chúng ta đều biết chuyện gì xảy ra sau đó.

Vậy, chìa khóa đầu tiên chính là sự lặp đi lặp lại.

Nhưng đây là phần quan trọng hơn nữa:

Vì sao chúng ta nên học và luyện tập tự kỉ ám thị?

how to retrain your subconscious mind, how to program the subconscious mind, mind programming, how to reprogram your mind, subconscious mind reprogramming

Sức mạnh của suy nghĩ, của ý niệm là không thể đo đếm, là vô biên. Tư tưởng là thứ chi phối cả thế giới này. – Emile Coué

Học cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân như một người trưởng thành là điều cần thiết.

Nhưng chúng ta hãy xem xét lại khái niệm của bộ não – như một cỗ máy. Một siêu máy tính thì đúng hơn.

Trong một giây, não bộ của bạn có thể chạy được hàng triệu chương trình, thích nghi được với bất kì tình huống nào mà bạn nghĩ đến và càng về lâu dài, mức độ thích nghi của bạn càng tăng cao hơn và hành động của bạn càng cẩn trọng hơn.

Như một máy tính, bạn chạy trên một chương trình mặc định. Và chương trình chính là tính cách, khuynh hướng và trạng thái tinh thần đang chiếm ưu thế của bạn. 

Đây là một mẫu thức, và ta có thể thay đổi nó. 

Chương trình chính của bạn có thể mang nhiều chi tiết mang tính di truyền, nhưng chúng không đáng kể. Mỗi đứa trẻ được sinh ra trên thế giới này đều như là một tấm bảng trống, một trang giấy trắng.

Gen di truyền là một bản mẫu thiết kế, chứ không phải một kết quả hoàn chỉnh.

Từ một độ tuổi còn rất trẻ trung và đa cảm của con người, bản thiết kế đó đã bắt đầu được chỉnh sửa.

Bố mẹ dạy bạn cách ăn mặc, đi đứng, cử chỉ.

Giáo viên cũng vậy. Và ở một mức độ nào đó, bạn cũng có thể học hỏi những điều này từ bạn cùng trang lứa. 

Làm thế nào để lập trình lại tiềm thức của mình? 


“Khoảng 95% cuộc sống của chúng ta vào độ tuổi trung niên là một chuỗi những hành vi được lập trình trong tiềm thức, và chúng diễn ra như một cơ chế tự động – lái xe, đánh răng, ăn uống quá mức khi gặp áp lực, lo lắng về tương lai, phán xét bạn bè, phàn nàn về cuộc sống, đổ lỗi cho cha mẹ, tự ti về bản thân và giữ khư khư thái độ bực dọc chẳng hạn” – tiến sĩ Joe Dispenza viết trong cuốn “Phá vỡ lối mòn của bản thân”

Não bộ của bạn có năm trạng thái sóng não:

Gamma – Sóng sáng suốt, với khả năng xử lý thông tin với tốc độ cao.

Beta – Sóng ý thức, gắn liền với trạng thái tỉnh táo cao độ.

Alpha – Sóng thư giãn sâu, là cổng vào tiềm thức.

Theta – Sóng tiềm thức, xuất hiện trong suốt quá trình thiền giác ngộ và ngủ chưa sâu.

Delta – Sóng ngủ sâu, vùng của vô thức.

Người trưởng thành thường có mức độ hoạt động của sóng beta cao, đây là đặc trưng của vỏ não trước trán khi đã hình thành đầy đủ.

Vỏ não trước trán không thực sự bắt đầu phát triển cho đến khi 11 hoặc 12 tuổi. Cho đến năm 25 tuổi thì nó mới được hình thành hoàn chỉnh. Vỏ não trước trán chịu trách nhiệm đưa ra quyết định, tập trung, tự giác và một vài khía cạnh khác của một người có đầy đủ ý thức theo quan điểm chung.

Bởi vỏ não trước trán này của trẻ em (và não bộ nói chung) chưa phát triển đầy đủ nên trẻ em chủ yếu có sóng não theta, còn trẻ sơ sinh chỉ có trạng thái sóng delta. Trên thực tế, một đứa trẻ sơ sinh trông có vẻ như đang thức, nhưng sự thật là chúng đang ngủ. 

Vì trẻ em cần học rất nhiều về những thứ xung quanh, nên trong hầu hết mọi lúc, trẻ hoạt động trên trạng thái sóng tiềm thức theta.

 Đây là lý do vì sao trẻ nhỏ rất dễ bị tác động. Các bé nghe và nhìn thấy được tất cả mọi thứ đang diễn ra, bởi các bé đang hoạt động trong tiềm thức.

Điều này đồng nghĩa với việc nhiều người đã được “lập trình” với:

  • Những rào cản về tinh thần, niềm tin tiêu cực về bản thân.

  • Những thông tin lỗi thời và sai lệch.

Kết quả là, chương trình chính của bạn không phục vụ bản chất con người và hoàn cảnh sống của bạn trong hiện tại. Nó chứa rất nhiều thông tin rác mà cần phải xóa bỏ.

Nó là lý do vì sao:

  • Có những người không thể cải thiện được bản thân.

  • Có những người chịu yên phận với công việc mà họ chán ghét.

  • Có những người cảm thấy thoải mái khi ở cạnh những người khác.

  • Có những người rất giỏi quản lý thời gian của họ.

  • Có những người cực kì tệ trong khoản bắt chuyện với người khác giới.

 

Tất cả những gì bạn có được và thiếu sót trong đời đều được hình thành từ cách mà bạn suy nghĩ. Cách bạn suy nghĩ phần lớn được quyết định bởi cách bạn được “lập trình”.

Bạn có thể cho rằng mình là một cá thể tự do hành động, nhưng thực ra hầu hết những hành động của bạn là dựa trên những suy nghĩ tự động. Tiềm thức của bạn hoạt động 90-95% thời gian.

Bố mẹ của bạn, những người cùng tôn giáo, xã hội xung quanh bạn, giáo viên và cả các phương tiện truyền thông,… tất cả đều ảnh hưởng đến bạn ở một mức độ nào đó, trong suốt thời thơ ấu.

Sau khi ý thức được điều này, chẳng có gì là ngạc nhiên khi ở ngoài xã hội hiện nay, tội phạm, bạo lực gia đình và đủ loại tệ nạn khác vẫn đang diễn ra cả!

 

1. Trẻ em học theo hành vi của người lớn xung quanh chúng, như một khuôn mẫu cho những gì nên và không nên làm.

2. Khi đã trưởng thành, chúng cũng không hề xem xét lại những hành vi đó.

3. Chúng lớn lên, trở thành các bậc phụ huynh

4. Những đứa trẻ của chúng học theo những hành vi đó.

Vòng luẩn quẩn điên loạn này cứ không ngừng tiếp diễn (nhà tâm linh Eckhart Tolle gọi đây là “painbody” – tức là khối phiền não và khổ đau còn bám cặn trong cơ thể con người)

 

Bạn có thể trở thành một mắt xích phá hỏng cái vòng luẩn quẩn này.

 

“Lập trình” lại tâm trí của bản thân, nghĩ và hành động theo những hướng mới chính là cách để bạn lột xác.

Như một nhà thông thái từng nói:

“Gieo suy nghĩ, gặt hành động; gieo hành động, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận.”

 

Thực hiện phép tự kỉ ám thị và lập trình lại tâm trí như thế nào?

Phép tự kỉ ám thị chỉ là một trong số những công cụ giúp bạn thay đổi tiềm thức. Nhưng nếu bạn biết cách sử dụng nó đúng đắn, thì đây thực sự là một nước cờ xuất sắc!

Mức độ hiệu quả của phép tự kỉ ám thị dựa vào ba yếu tố sau:

  • Cảm xúc chiếm bao nhiêu phần trong việc đưa ra gợi ý
  • Số lần bạn lặp lại gợi ý của mình
  • Tầm quan trọng của những gợi ý

Có rất nhiều cách để thực hiện phép tự kỉ ám thị, nhưng cách hiệu quả và nhanh chóng nhất là thông qua những lời cam đoan.

Tôi sẽ nói thật chi tiết về từng bước trong quá trình này 

ĐẦU TIÊN, HÃY XÁC ĐỊNH NHỮNG GÌ BẠN MUỐN THAY ĐỔI.

 “Lecky quan niệm về tính cách như một hệ thống những ý tưởng nhất quán với nhau. Những ý tưởng không nhất quán với hệ thống sẽ bị từ chối, phản bác và loại trừ. Những ý tưởng có vẻ nhất quán với hệ thống thì sẽ được chấp nhận” – Maxwell Maltz – tác giả cuốn Tâm lý học điện tử – chia sẻ.

 Não bộ của bạn là một cỗ máy tự động tìm kiếm mục tiêu. Nếu bạn không “lập trình” nó với những mục tiêu mới, bạn sẽ tự động phấn đấu hướng tới những mục tiêu được đặt trong tiềm thức của bạn.

Đoán xem chúng là gì nào?

Chính là những thứ mà người khác đã ám thị cho bạn. (chúng có thể để lại ảnh hưởng tiêu cực)

Nếu những gì bạn ám thị là hoàn toàn trái ngược với những mục tiêu đã được đặt xuống trong tiềm thức, chúng sẽ là vô ích. Các mục tiêu trước đây đã được cắm vào tiềm thức của bạn rất lâu, đủ để bén rễ. Kết quả là chúng mạnh mẽ hơn. Cần phải nhổ bỏ tận gốc chúng trước khi đặt những thay đổi tích cực vào thế chỗ. Điều này có thể được thực hiện thông qua phép tự kỉ ám thị. 

THỨ HAI, THẢ LỎNG VÀ THƯ GIÃN 

how to retrain your subconscious mind, how to program the subconscious mind, mind programming, how to reprogram your mind, subconscious mind reprogramming

Phép tự kỉ ám thị sẽ hoạt động dễ hơn khi tiềm thức của bạn – gã bảo vệ gác ở cổng – đã đến giờ tan ca. Điều này thường xảy ra khi bạn:

  • Ngủ
  • Lái xe
  • Các công việc yêu cầu nhập vai
  • Các trạng thái tương tự thôi miên (ví dụ như thiền)
  • Những hoạt động thư giãn (ví dụ như xem tivi)

Một nhà thôi miên chuyên nghiệp có thể đưa những gợi ý vào tiềm thức của bạn và khiến bạn sẵn sàng làm theo.

 

Xem tivi cũng là một hình thức thôi miên. Các nhà quảng cáo biết và lợi dụng điều này. Đây là lý do vì sao cách quảng cáo có sử dụng sóng âm kích thích tiềm thức bị cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

 

Để thực hiện phép tự kỷ ám thị, thiền trong một môi trường tách biệt là cách hiệu quả nhất.

 

Thiền khiến bạn thả lỏng người và rơi vào trạng thái tỉnh táo dễ chịu. Nó đưa bạn vào hôn mê, mở ra tiềm thức của bạn, sẵn sàng cho những tác động lớn hơn nữa.

 

THỨ BA, HÃY TIN TƯỞNG!

  

Sự ám thị của bạn phải có thể tin tưởng được.

Bạn phải thật sự tin tưởng vào những điều bạn có thể thay đổi ở bản thân nói riêng, và ở cuộc sống của bạn nói chung.

Hầu hết mọi người dành thời gian để suy nghĩ về những điều tiêu cực, những kết cục tiêu cực. Tại sao chúng ta không thể thử một lần nghĩ theo hướng tích cực hơn?

THỨ TƯ – BÍ QUYẾT MANG TÊN “CẢM XÚC”

 

“Cảm xúc đến trước khi bạn bắt đầu hành động, và nó là nền tảng của tất cả những cử chỉ, hành vi. Hãy chú trọng hơn đến tâm trạng và cảm xúc của chính bạn, bởi giữa thế giới cảm xúc và thế giới hữu hình luôn luôn tồn tại một cánh cửa liên kết không thể phá vỡ. Cơ thể của bạn là một bộ lọc cảm xúc, là nơi chứa những dấu ấn đặc trưng của những cảm xúc thường thấy ở bạn.”  Neville Goddard viết trong cuốn “Bí mật mang tên Cảm Xúc”.

Càng trang bị cho mình nhiều cảm xúc hơn khi thực hành phép tự kỉ ám thị, kết quả mà bạn có được càng khả quan hơn. Chương trình chính – tiềm thức của bạn – thường bị tác động mạnh mẽ bị cảm xúc. Điều này mang lại lợi ích như thế nào? Bạn có bao giờ tự hỏi không?

Rất nhiều gã rất tệ trong việc làm chủ cảm xúc của bản thân. Vậy nên có rất nhiều gã cố giải quyết mọi vấn đề bằng vũ lực. Tôi thật sự phải nói thẳng rằng: điều đó vô ích.

 

Hãy nhớ rằng, chúng ta không suy nghĩ bằng lời – ta nghĩ bằng cách mường tượng ra những hình ảnh. Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi thành công đạt được mục tiêu của bản thân? Hãy thả mình vào trạng thái cảm xúc đó và để nó trở thành điều chi phối bạn.

 

Hãy lặp lại điều này một lần nữa, không ngừng lặp lại.

 

THỨ NĂM, “TÔI”

how to retrain your subconscious mind, how to program the subconscious mind, mind programming, how to reprogram your mind, subconscious mind reprogramming

Những điều bạn đang muốn ám thị/thôi miên bản thân phải ở ngôi thứ nhất, thì hiện tại. Ví dụ như: “Tôi …” 

Bạn phải nhìn nhận tương lai phía trước như là một thứ đã được hoàn thành. Bạn phải suy nghĩ về một tương lai dài lâu.

Theo vật lý lượng tử, không có gì gọi là quá khứ hay tương lai, bởi chúng chỉ là những quan niệm trong tâm trí con người. Mọi thứ tồn tại ở hiện tại và sẽ luôn là như vậy, bởi đấy là thực tại duy nhất.

Điều này có nghĩa là một “chính bạn” mà  bạn đang mong muốn trở thành đang thực sự tồn tại, và bạn chỉ cần hiện thực hóa nó trong cuộc sống bằng cách hành động.

 Đúng là rất khó để hiểu được điều này, nhưng một khi bạn đã hiểu được, bạn sẽ thấy như được khai sáng hoàn toàn. Điều này nôm na muốn nói lên rằng: bằng cách ngẫm nghĩ về quá khứ và lo lắng về tương lai, bạn sẽ chỉ nhận được những điều tương tự như những điều bạn đã luôn nhận được từ xưa đến nay.

Nếu bạn cảm thấy ổn với chúng, thì cũng tốt thôi, hãy cứ tiếp tục làm những gì bạn thích. Nhưng tôi đoán ắt hẳn rằng có muốn cải thiện lối sống của bản thân thì bạn mới đọc đến tận những dòng này.

THỨ SÁU, SUY NGHĨ TÍCH CỰC

Những điều bạn muốn tự ám thị bản thân phải mang ý nghĩa tích cực – bạn không được dùng những cụm từ như “không, đừng, không bao giờ, không thể” và những từ tương tự để ám thị bản thân. Tiềm thức của bạn chỉ phản ứng với những lời đề nghị tích cực như là “tôi luôn luôn tự tin”, thay vì câu “tôi không bao giờ lo lắng”.

Bạn có thấy sự khác biệt ở đây không?

Thật đáng buồn là tiềm thức không thể phân tích nổi những lời bông đùa. Và nếu có, nó cũng sẽ hiểu sai và khó chịu với những câu đùa đó. Nghĩa là nó sẽ không chấp nhận câu “Ha ha, đùa thôi bạn tôi ơi.” Không bao giờ. Bạn bảo nó làm gì thì nó sẽ làm đúng hệt như thế.

Khi bạn chú tâm vào suy nghĩ rằng “tôi không bao giờ lo lắng”, bạn đang chú tâm vào phần “đừng lo lắng, đừng lo lắng,.. làm ơn đừng lo lắng mà…” Và chuyện gì xảy ra nào? Bạn trở nên lo lắng.

Nếu bạn muốn đáp xuống Florida, đừng bắt xe chạy vòng sang Canada.

THỨ BẢY, KHÔNG NGỪNG TẬP LUYỆN

how to retrain your subconscious mind, how to program the subconscious mind, mind programming, how to reprogram your mind, subconscious mind reprogramming

 Nếu bạn muốn phép tự kỉ ám thị có hiệu quả, bạn cần phải luyện tập thường xuyên.

Liên tục lặp lại phép ám thị là cách tốt nhất để gây tác động lên tiềm thức. Từ trước đến nay bạn học về mọi thứ bằng cách nào? Đương nhiên là bạn luyện tập chúng hết lần này đến lần khác.

Với phép tự kỉ ám thị cũng tương tự vậy. Bạn cần phải tập hết lần này tới lần khác cho đến khi bạn thực sự cảm thấy chúng đang ứng nghiệm lên bạn.

Đây là một bài tập để bạn có thể bắt đầu:

1.   Viết ra 10 khẳng định/mục tiêu mà bạn muốn hoàn thành trong thời gian sắp tới

2.   Sử dụng những bước tôi đã phác thảo phía trên.

3.   Khoanh tròn một mục trong danh sách những điều bạn muốn ám thị bản thân – đây là trọng tâm mà bạn đang muốn hướng tới, và tất cả những điều khác sẽ tập trung xoay quanh nó.

4.   Thực hiện điều này mỗi ngày, liên tục trong 12 tháng tới

Tự kỉ ám thị thường mang lại kết quả khả quan nếu bạn sử dụng nó đúng cách, tuy nhiên, nó không phải là một liều thuốc chữa bách bệnh. Bạn nên xem nó như một trong những công cụ giúp ích cho việc cải thiện bản thân. Cũng như những thứ khác, chẳng có đường tắt cho tự kỉ ám thị.

Nhưng nếu bạn kiên trì, siêng năng và không ngừng nghỉ, cuộc sống của bạn sẽ dần thay đổi một cách đáng kinh ngạc. Tôi đảm bảo điều này.

Dưới đây là một vài cuốn sách tuyệt vời, chúng là cảm hứng để tôi viết nên bài viết này. Hãy thử đọc chúng nếu bạn muốn nghiên cứu về tiềm thức và việc lập trình cho tâm trí. Những tác giả này đều (đã từng) là bậc thầy về tâm lý con người. 

Những tác phẩm này đã để lại những tác động lâu dài đối với tôi và tôi đảm bảo rằng chúng cũng sẽ như vậy với bạn.

  • Nghĩ Giàu Và làm giàu (

    Think & Grow Rich

    ) – Napoleon Hill

  • Tâm lý học điện tử (

    Psycho-Cybernetics

    ) – Maxwell Maltz

  • Phá vỡ lối mòn của bản thân

    (Breaking the Habit of Being Yourself)

    – Joe Dispenza

  • Sức mạnh của những suy nghĩ tích cực

    (The Power of Positive Thinking) –

    Norman Vincent Peale

  • Bí quyết mang tên “cảm xúc” (

    Feeling is the Secret

    ) – Neville Goddard

        

  • Làm chủ bản thân thông qua tự kỉ ám thị (

    Self Mastery through Conscious Autosuggestion

    ) – Emile Coué

[A Crazy Mind là một tổ chức cộng đồng hợp tác với YBOX – Kênh Thông Tin Chất Lượng Cao Của Giới Trẻ & Sinh Viên Việt Nam nhằm nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng. Với sứ mệnh này, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc những đa dạng chủ đề về tâm lý học giúp cho việc nhận thức về sức khỏe tinh thần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết]


Dịch: Anne

Biên tập: #Zealous

Nguồn:  Autosuggestion Mind Programming


(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind – Ybox.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.


(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL

Xổ số miền Bắc