Ẩm thực Hàn Quốc – kết tinh của văn hoa lâu đời – Tèobokki
-
Người lớn ăn trước: người lớn tuổi nhất phải cầm đũa lên trước sau đó những người còn lại mới lần lượt dùng bữa.
-
Trong bữa ăn, tốc độ ăn không quá nhanh hay quá chậm, mà phải vừa vặn với tốc độ của mọi người, đặc biệt là người có tuổi.
-
Khi ăn phải ngồi ngay ngắn, nghiêm chỉnh, nhai từ tốn và không nhấc bát khỏi bàn.
-
Trước khi ăn phải chúc ngon miệng.
-
Khi nhận thức ăn hoặc đồ uống của tiền bối phải giữ cốc, bát bằng 2 tay
-
Không được mở miệng hoặc phát ra tiếng khi ăn.
-
Không lãng phí thức ăn: những đồ thừa trong bữa ăn thường được giữ lại và dùng cho bữa ăn tiếp theo.
-
Rót rượu Soju cho người lớn phải đúng cách: nâng chai bằng hai tay.
-
Sẽ là thất lễ nếu từ chối lời mời rượu của người khác, nhất là tiền bối.
-
Nguyên tắc cụng ly: người nhỏ tuổi phải để ly thấp hơn người lớn tuổi.
Hàn Quốc nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú với những món ăn cực kì tinh tế. Chúng ta có thể cảm nhận rất rõ điều này qua bài viết về ẩm thực Hàn Quốc dưới đây. Hãy cùng đi tìm hiểu nhé.
Giữa nhịp độ phát triển tất bật của xã hội, Văn hóa ẩm thực xứ Hàn luôn mang trong mình những nét riêng không hề trùng lắp.
Là quốc gia được thiên nhiên ưu ái với rừng núi trùng trùng, điệp điệp, cùng với đó là những đồng bằng màu mỡ và 3 phía được bao quanh bởi đại dương mênh mông. Nhờ vậy mà Hàn Quốc tích trữ được những nguồn tài nguyên vô tận. Cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi, Hàn Quốc đặc trưng là vùng ôn đới, khí hậu ôn hòa quanh năm, người dân ở đây nuôi trồng theo mùa vụ chẳng hạn như các loại đậu, hạt, rau củ quả, đặc biệt là hải sản.
Nói đến ẩm thực Hàn Quốc, người ta nghĩ ngay đến sự cầu kỳ trong cách bày trí nhưng lại giản dị trong cách chế biến. Đến với “xứ sở kim chi” mà chưa thưởng thức một bữa ăn truyền thống tại đây thì quả là một điều đáng tiếc!
Các món ăn phải được thực hiện hoàn tất mới được bày biện lên bàn ăn, cơm và canh phải được đặt lên trước, nước chấm và các món khác phải đặt giữa, món lạnh và rau đặt bên trái, đũa nĩa đặt bên phải bàn.
Một bữa ăn của gia đình Hàn Quốc thông thường đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày sinh hoạt và làm việc. Tương đồng với Việt Nam, cơm là món chính trong bữa ăn và đi kèm theo đó là các món phụ như soup, món hầm, rau, salad… tuy nhiên không thể thiếu cá khô, thực phẩm muối biển, kim chi cùng với nước sốt lên men đặc trưng. Người Hàn thường sử dụng rất nhiều gia vị khi chế biến món ăn, theo họ một món ăn càng nhiều gia vị thì càng mang đậm nét ẩm thực truyền thống quốc gia.
Nhắc đến Hàn Quốc, người ta lại nghĩ ngay đến kim chi, kim chi xuất hiện trên mọi bàn ăn của người Hàn. Sự kết hợp của bắp cải, bột ớt và những nguyên liệu như: tỏi, gừng, hành lá, muối ăn… được người ta bảo quản ở nhiệt độ thấp và cho lên men. Mặc dù có hàm trăm loại kim chi khác nhau, nhưng hầu hết các loại này đều có mùi thơm nồng và cay.
Kim chi được liệt vào danh sách “5 thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất” theo tạp chí Health Magazine của Mỹ do có rất nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe như: ngăn ngừa béo phì, tiểu đường, chống vi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa… Năm 2013, văn hóa muối kim chi của người Hàn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Có thể nói ẩm thực Hàn Quốc là một trong những nền ẩm thực đa dạng bậc nhất trên thế giới. Người Hàn Quốc có rất nhiều các công thức nấu ăn với những cách thức chế biến độc đáo, tạo nên sự phong phú về vị giác cho người thưởng thức. Lý do chính là bởi Hàn Quốc có một nền văn hóa mang tính triết lý phương Đông sâu sắc, người dân cũng có quan niệm về 4 mùa, về âm dương hòa hợp. Chính vì vậy, họ tin rằng mỗi mùa nên sử dụng những nguyên liệu nấu ăn riêng, phù hợp với từng mùa nhằm đưa đến những món ăn ngon miệng nhất và đảm bảo sức khỏe cho con người.
Bên cạnh đó ẩm thực của người Hàn Quốc còn thay đổi theo vị trí địa lý. Cùng một món ăn nhưng người dân xứ Hàn lại có những cách thức chế biến khác nhau ở từng địa phương, tạo nên sự khác biệt cho món ăn đó. Đặc biệt mỗi vùng miền sẽ có những món ăn vô cùng độc đáo và thu hút rất nhiều du khách đến đây và thưởng thức.
Khí trời khác biệt của 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, ẩm thực Hàn Quốc cũng vì lẽ đó mà có sự thay đổi tự nhiên sao cho hòa hợp với tự nhiên và cân bằng sức khỏe.
Là mùa của những loại rau quả, trái cây thanh mát cùng với 1 lượng hải sản dồi dào, phong phú. Bạch tuộc con Jukkumi, Cua hoàng đế là những hải sản tươi ngon, và thường được xuất hiện trong các bữa tiệc hoàng gia. Mùa xuân – mùa cây cỏ đâm chồi, rau tề, hành dại, ngải cứu, dương sỉ.. là những loại rau tốt cho sức khỏe, được người Hàn sử dụng để cân bằng những bữa ăn.
Tại Hàn Quốc nhiệt độ lên đến 39 – 40 độ C, gây cảm giác nóng bức, khó chịu vậy nên người ta thường tìm đến các món ăn có tính mát, giúp giải nhiệt hiệu quả. Naengmyeon hay được gọi là mì lạnh, món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc được nhiều người trên thế giới biết đến với hương vị độc đáo, sợi mỳ rất dài cùng với dưa leo, trái lê và soup nước lạnh tạo nên vị thanh mát “cứu rỗi” những trời hè nóng bức.
Bên cạnh đó, Patbingsu – đá bào sốt đậu của Hàn Quốc cũng là 1 cái tên đáng để thưởng thức trong mùa này. Patbingsu được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây và gây được hiệu ứng rất tốt cho những tín đồ sành ăn.
Bật mí thêm 1 điều nho nhỏ nữa là người Hàn rất thích “mộc tồn” – thịt chó vì họ quan niệm thịt chó giúp tăng cường sức đề kháng và giải nhiệt.
Mùa dễ chịu nhất trong năm, cùng với đó là mùa của lễ hội nhộn nhịp nhất của Hàn Quốc. Tết Trung Thu – Chuseok, tết lớn và rất đỗi quan trọng của người Hàn, kỷ niệm 1 vụ mua bội thu khi mà trái cây, ngũ cốc dồi dào, người dân dùng gạo để làm bánh và rượu để dâng cúng tổ tiên. Tôm, cá mồi chấm, nấm hương, quả hồng… là những thực phẩm mang bản sắc mùa thu đặc trưng của Đại Hàn Dân Quốc.
Tiết trời mùa đông buốt giá cũng là thời điểm thích hợp cho những món ăn cay nóng làm ấm cơ thể. Đây chính là thời điểm vàng cho ẩm thực đường phố tại Hàn Quốc chẳng hạn như phố Gopchang Anjirang tại Daegu, phố Topokki Sindang-dong ở Seoul, phố Đậu phụ Chodang ở Gangneung…Những cái tên vàng không thể không kể đến như: Topokki, Geotjeori, Hotteok, Gyeran bbang…
Nếu “chẳng may” lạc vào khu phố ẩm thực đường phố trên, hãy dừng chân, mua 1 vài món ăn nhắm nháp cùng rượu Soju sẽ là 1 kỉ niệm khó quên cho những ai vô tình yêu ẩm thực Hàn Quốc.
Theo các bài tiểu luận về ẩm thực Hàn Quốc, vì chịu ảnh hưởng bởi đạo Khổng trong triều đại Joseon, người Hàn thường rất xem trọng đạo lý, trên kính dưới nhường. Vì lẽ đó mà phong cách ẩm thực tại “xứ sở kim chi” cũng vô cùng khắc khe. Người Hàn coi trọng những bữa ăn vì đó là lúc các thành viên sum họp, quây quần bên nhau.