Ẩm thực Sapa tháng 6 với những món ăn độc đáo 2023
Mục lục bài viết
Ẩm thực Sapa tháng 6 với những món ăn độc đáo 2023
Thiên nhiên đã ưu ái cho Sapa, ban tặng cho Sapa một hệ sinh thái đa dạng, khí hậu trong lành, mát mẻ, chiều lòng con người; con người hiền hòa, đôn hậu, thật thà, chất phác; nhiều thức quả đặc sản, những món ăn ngon chỉ riêng có ở Sapa. Mỗi tộc người lại mang trong mình những nét đẹp văn hóa sinh hoạt vô cùng độc đáo và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Bao quanh bản làng là những dãy núi non trùng trùng điệp điệp, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn tạo ra một bức tranh non nước hữu tình, nên thơ. Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên, con người nơi đây, Sapa còn làm nức lòng du khách trong văn hóa ẩm thực bình dị những vô cùng tinh tế, ngon và hấp dẫn khách du lịch tới với nơi đây. Hãy một lần du lịch Sapa để có cơ hội được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Để cảm nhận trọn vẹn nhất về thiên nhiên, con người nơi đây.
Thiên nhiên đã ưu ái cho Sapa, ban tặng cho Sapa một hệ sinh thái đa dạng, khí hậu trong lành, mát mẻ, chiều lòng con người; con người hiền hòa, đôn hậu, thật thà, chất phác; nhiều thức quả đặc sản, những món ăn ngon chỉ riêng có ở Sapa. Mỗi tộc người lại mang trong mình những nét đẹp văn hóa sinh hoạt vô cùng độc đáo và mang giá trị nhân văn sâu sắc. Bao quanh bản làng là những dãy núi non trùng trùng điệp điệp, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn tạo ra một bức tranh non nước hữu tình, nên thơ. Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên, con người nơi đây, Sapa còn làm nức lòng du khách trong văn hóa ẩm thực bình dị những vô cùng tinh tế, ngon và hấp dẫn khách du lịch tới với nơi đây. Hãy một lần du lịch Sapa để có cơ hội được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị núi rừng Tây Bắc. Để cảm nhận trọn vẹn nhất về thiên nhiên, con người nơi đây.
Lên Sapa chắc chắn bạn phải một lần thử món ăn đặc sản của tỉnh Lào Cai. Những món ăn đặc sản đó chỉ có ở Lào Cai như thắng cố, thịt lợn cắp nách, rượu táo mèo, cơm lam,… mà chỉ người dân Lào Cai mới có thể làm ra những món đó một cách chuẩn vị nhất. Hẳn bạn sẽ không hối hận khi thử những đặc sản đó đâu!
Du lịch Sapa tháng 6 đâu chỉ có hương sắc của các loài hoa mà bạn còn lạc vào những vườn trái cây sai trĩu cành. Bạn sẽ không thể nào quên được hương vị của trái mận tam hoa chín mọng, ngọt thanh. Hay là các trái đào nhỏ chỉ bằng chén có vỏ hồng hồng, vị ngọt ngọt, giòn giòn pha một chút chan chát tạo nên sự đặc biệt của loại đào chỉ có ở Sapa.
Mận Sapa (1)
Đào Sapa (2)
Thắng Cố được biết đến là món ăn truyền thống của người H’Mong, có nguồn gốc từ vùng núi Hà Giang.
Trước đây, người dân bản địa chế biến món ăn này từ nguyên một con ngựa và không nếm thêm bất cứ loại gia vị nào. Sau đó, họ còn cho cả thịt bò vào nấu với món thắng cố này. Ở Sapa, rất nhiều du khách được giới thiệu rất nhiều nơi nấu món Thắng Cố rất ngon như ở Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa – Lào Cai.
Món Thắng Cố được nấu khá đơn giản. Trước khi nấu, thịt và nội tạng động vật được rửa sạch, luộc chín, tẩm ướp gia vị cho thật vừa ăn rồi cho vào nồi nước dùng với xương ngựa, nội tạng, huyết ngựa, …
Thắng Cố của đồng bào dân tộc thiểu số còn cho thêm một số loại ngô, rau, gia vị dân dã như gừng, thảo quả, vỏ quýt, lá chanh,…. Tất cả các gia vị đó cộng lại là khoảng 12 loại gia vị truyền thống của đồng bào vùng cao.
Tất cả mọi thứ được ninh trong nhiều giờ để thành một món ăn ngon miệng. Khi ăn, bạn có thể thưởng thức với một ít ớt, tiêu hoặc muối sẽ khiến món ăn trở nên đậm đà hương vị hơn nữa. Chắc chắn Thắng Cố sẽ là một món mà du khách tới với Sapa không thể bỏ qua được (3).
Thắng Cố – Lào Cai
Tại các bản làng của đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với ruộng bậc thang Sapa đẹp đến ngỡ ngàng, người dân còn chăn nuôi thả rông các loại động vật và gia cầm, trong đó có trâu, bò, ngựa, gà,… và cả lợn cắp nách.
Lợn Cắp Nách ở Sapa không to bằng lợn được nuôi ở các trang trại. Chúng chỉ có trọng lượng dao động từ 10 – 20kg được những người dân ở nơi đây bế trên tay để mang ra chợ bán. Đây là lý do lợn ở đây có cái tên gọi đặc biệt đến vậy “Lợn Cắp Nách”.
Các món ăn từ loại thịt lợn này luôn thơm ngon, tinh tế và hấp dẫn du khách. Thịt lợn ngọt, thơm, da giòn, có thể chế biến thành nhiều món ăn từ đơn giản đến phức tạp kèm theo gia vị đặc trưng của người dân bản địa.
Trong số các cách chế biến khác nhau, món ngon nhất là thịt heo quay cắp nách. Những miếng thịt heo nóng hổi, thơm lừng nghi ngút khói, bên trong lớp bì giòn tan là lớp mỡ mỏng sau đó là lớp thịt nạc mềm ngọt (4).
Thịt lợn cắp nách
Cá hồi có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người, là hải sản đặc trưng của vùng ôn đới, đã được nuôi trồng thành công tại Sa Pa – nơi có khí hậu tương đồng.
Cá hồi ở Sapa có màu cam tươi, thịt chắc và ngọt, từng thớ thịt trông cực kì đẹp mắt, như được ai đó dùng màu vẽ.
Cá hồi Sapa được chế biến thành nhiều món ngon khác nhau như lẩu cá hồi, cá hồi nướng,… Mỗi món được chế biến ra đều mang một sắc thái riêng nhưng thực khách vẫn cảm nhận được vị ngọt, mềm, hương vị đậm đà khó quên của cá hồi.
Trong khí hậu se lạnh, thưởng thức món lẩu cá hồi tươi sống kèm với các loại gia vị đặc trưng ở Tây Bắc thì quả nhiên là một điều khó có thể quên được, khi du khách đặt chân tới Sapa. Nước dùng đậm đà, ngon ngọt, chua chua nhờ đầu cá hồi, củ năng hầm, dứa cắt lát và cà chua. Còn thịt cá hồi được cắt lát mỏng nhúng vào nồi nước dùng đang sôi khiến thực khách cảm nhận được hết hương vị thơm ngọt của nó. Để món lẩu thêm phần hấp dẫn, người ta thường ăn kèm với bún tươi và các loại rau tươi sẵn có ở địa phương như bắp cải, mồng tơi,…. (5).
Cá hồi Sapa
Cá suối nướng Sa Pa là món ăn rất được lòng du khách bởi đây là món ăn dân dã nhưng lại vô cùng hấp dẫn những ai đã từng thử qua món ăn này. Cá suối Sapa tuy không to như cá sống ở ao, hồ nhưng có đặc điểm là thịt của nó rất chắc, mềm xương, thơm ngon và đặc biệt không tanh.
Thông thường, cá suối thì rất nhiều xương nên chủ yếu nướng hoặc chiên giòn để ăn cả xương và thịt chứ không nên nấu hoặc hấp.
Cá được chiên trong chảo ngập dầu chuyển sang màu vàng và có mùi thơm béo ngậy. Bạn sẽ cảm thấy cực kì thích thú với lớp thịt giòn, thơm, ngọt, nhai cả xương cá nhỏ. Loại cá nướng cũng là một ý tưởng không tồi đối với những vị du khách yêu thích hải sản tươi sống.
Mùi thơm lừng lan tỏa khi cá nướng bắt đầu chín vàng và khi ăn, du khách sẽ cảm nhận được vị ngon ngọt, giòn giòn, thơm mùi khói và để ấn tượng của một món ăn mang đậm hương vị của thiên nhiên núi rừng.
Bên cạnh đó, nước chấm đậm đà, vừa miệng là một thứ không thể thiếu khi bạn thưởng thức món cá nướng. Với hạt tiêu và một số loại gia vị từ cây địa phương trồng trong vườn, món ăn này sẽ khiến mọi giác quan của bạn cảm thấy hài lòng.
Thưởng thức món cá nướng với cơm nếp cùng vài chén rượu ngô, rượu nếp sẽ thể hiện được nét riêng của món ăn Sapa (6).
Cá suối nướng Sapa
Tày là một trong những dân tộc chính ở Sa Pa. Trong chuyến du lịch Sapa, bạn sẽ có cơ hội khám phá văn hóa của họ qua phong tục tập quán, ẩm thực và cuộc sống hàng ngày của họ. Đối với ẩm thực, xôi ngũ sắc là một trong những món ăn truyền thống nhất định phải có trong các dịp lễ Tết, mùng 5 Tết hay khi đãi khách quý. Trên thực tế, nó được gọi là “xôi ngũ sắc” vì nó được làm từ năm loại gạo nếp khác nhau với năm màu sắc đặc trưng, bao gồm đỏ, vàng, xanh, đen và trắng. Năm màu tượng trưng cho ngũ hành. Cụ thể, màu vàng là màu của đất, màu xanh lá cây là màu của gỗ, màu đỏ là màu của lửa, màu trắng là màu của kim loại và màu đen là màu của nước. Tùy từng vùng mà người ta có thể pha các màu này hoặc dùng màu khác thay cho 5 màu cơ bản. Tuy nhiên, màu sắc chủ đạo phải là đỏ, vàng và xanh lá cây
Để làm được món xôi ngũ sắc, người ta phải chuẩn bị rất kì công. Họ phải ngâm gạo nếp trong nước từ 6 đến 8 tiếng để gạo nở ra và phải chọn loại gạo ngon nhất, thơm nhất. Sau đó, họ chia nó thành năm phần tương ứng với năm màu sắc. Để nhuộm nếp tự nhiên, khá đơn giản và dễ dàng bằng cách sử dụng một số loại rau củ quả phổ biến từ rừng địa phương. Cụ thể, màu đỏ được làm từ lá mít non hoặc lá đỏ, màu xanh là từ lá gừng hoặc vỏ bưởi, màu đen từ tro hòa với nước vôi trong, màu vàng từ nghệ và tía. một là từ cây cơm cháy.
Sau khi kết thúc công đoạn nhuộm màu, người ta sẽ chuyển sang công đoạn cuối cùng đó là sắp xếp màu và trang trí. Bước này đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và sự khéo léo của người nấu để có được món xôi ngũ sắc thơm ngon nhất. Thông thường, màu dễ phai nhất sẽ ở dưới cùng, tiếp đến là các màu khác và màu trắng ở vị trí trên cùng. Đặc biệt, người ta có thể trang trí nó theo nhiều cách khác nhau. Một số hình dạng phổ biến là hoa, ruộng bậc thang hoặc tháp. Theo quan niệm của người Tày, xôi của gia đình này càng nhiều màu và chuẩn màu thì năm nay họ sẽ ăn nên làm ra (7).
Xôi ngũ sắc
Sapa vào tháng 6 quả thật là hấp dẫn đúng không? Bạn còn đợi chờ gì nữa hãy cùng với bạn bè của mình nhấc vali lên và khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của Sapa thôi nào. Dù cho bạn có quay lại Sapa bao nhiêu lần đi chăng nữa, có lẽ bạn cũng chưa thể khám phá được hết vẻ đẹp của nơi này! Vậy nên bạn hãy đến Sapa thử một lần để xem ở đó có gì đẹp và có món ăn gì ngon mà lại khiến những du khách xao xuyến và đem lòng yêu mến nơi này đến vậy. Hãy đi để trải nghiệm, bởi đến một vùng đất mới là chúng ta sẽ được làm quen với những nét văn hóa mới, những con người mới! Hãy đi để thấy Việt Nam thật tuyệt vời!
PV : Nguyễn Lan Anh
BT : Đặng Thị Hải Hà