Ăn uống như một người dân Singapore bản địa

Ăn uống là một vấn đề cầu kỳ tại Singapore, nhưng ăn uống như một người bản địa không chỉ là nếm thử các món ngon. Khám phá những thói quen lâu đời, học các phép tắc xã giao trên bàn ăn, và tận hưởng trải nghiệm ăn uống như một người dân Singapore bản địa, thông qua hướng dẫn về những chuẩn mực và văn hóa ẩm thực tại Singapore.

1. Chope ghế thật đúng điệu

Đồ ăn thức uống trên bàn tại khu ăn uống bình dân

Dạo quanh bất cứ khu ăn uống bình dân nào tại Singapore, bạn sẽ thấy những gói giấy ăn và cả những chiếc dù được để trên bàn ghế.

Trong tất cả những cách mà một người dùng để giữ chỗ, thì người Singapore chọn cách dùng những vật không quan trọng để giữ chỗ cho mình.

Thói quen này, được gọi là chope-ing (giữ chỗ), được hình thành như một cách yên lặng để người dân Singapore giữ các ghế trống, tránh việc mất thời gian bê khay thức ăn đi loanh quanh.

Vì vậy, lần sau khi bạn tới một khu ăn uống bình dân và thấy một túi giấy ăn hoặc chiếc ô tại những bàn trống thì hẳn bạn biết lý do vì sao rồi nhé.

2. Dùng tiếng lóng địa phương để nói về đồ ăn

Một cô gái mua cơm vịt tại quầy bán đồ ăn bình dân

Là một quốc gia đa văn hóa, tiếng lóng của Singapore (còn gọi là Singlish) được phát triển dựa trên sự pha trộn của các loại tiếng địa phương khác nhau. Makan, dabao và shiok chỉ là một trong số rất nhiều từ mà bạn sẽ được nghe từ các tín đồ ẩm thực địa phương. Để hiểu rõ ý nghĩa của những từ đó, chúng tôi sẽ đưa ra một vài nghĩa phổ thông nhất của chúng.

  • Makan là từ trong tiếng Mã Lai có nghĩa là ăn và thưởng được sử dụng dưới dạng động từ. Ví dụ, một người sẽ nói “bạn makan rồi à?”, dịch ra là “bạn ăn rồi à?”
  • Dabao nghĩa là “mua về” và thường được dùng để trả lời trong những câu như “tôi muốn dabao một gói cơm gà”.
  • Shiok được dùng để thể hiện cảm xúc hài lòng và thỏa mãn. Có nhiều cách sử dụng từ này nhưng bạn sẽ thường nghe thấy từ này khi ai đó ăn một bữa thật ngon. Ví dụ như bạn sẽ nghe thấy mọi người nói “cơm gà tại Katong Shopping Centre thậtshiok”.
  • Bạn cũng có thể sử dụng từ này để trả lời một câu hỏi ví dụ như “Bạn thấy món lor mee (mì vàng sợi dẹt ăn với nước sốt đặc sánh) tại Old Airport Road Hawker Centre thế nào?” “Rất là shiok, chắc chắn lần sau tôi sẽ quay lại đây!”
3. Hãy yêu những từ ngữ bày tỏ sự lễ phép này

Một quầy bán cơm gà Hải Nam tại khu ăn uống bình dân

Những người tới Singapore lần đầu có thể khá bối rối khi thấy người dân địa phương gọi người lớn tuổi là “chú” và “cô”.

Bạn cũng đừng ngạc nhiên nhé, họ không phải là họ hàng đâu. Đây chỉ là cách những người Singapore trẻ thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với người lớn tuổi, vốn là những giá trị truyền thống của rất nhiều nền văn hóa châu Á.

Bạn có thể thử dùng cách gọi này nếu bạn gọi đồ của một chủ quán lớn tuổi hơn bạn (nhưng đừng gọi họ là cô/chú khi bạn và họ trạc tuổi nhau). Họ sẽ nở nụ cười thân thiện với bạn và thậm chí bạn sẽ được nhiều đồ ăn hơn đấy!

4. Thuộc lòng tiếng lóng địa phương để gọi đồ uống

Hai cô gái đang mua đồ uống tại quầy bán đồ ăn bình dân

Với cái nóng nhiệt đới ở Singapore thì chắc chắn rằng các sạp đồ uống tại các khu ăn uống bình dân như Bedok Marketplace và Adam Road Food Centre luôn có nhiều hàng dài chờ đợi.

Và vì Singapore là một xã hội với nhịp sống nhanh nên người ta sử dụng tiếng lóng địa phương để gọi món được nhanh hơn. Một phần thú vui trong việc gọi đồ uống chính là việc sử dụng thành thạo những từ ngữ này. Điều đó chứng tỏ bạn rất quen thuộc với văn hóa nơi đây.

Dưới đây là một số hướng dẫn hữu ích (với phần phát âm trong ngoặc vuông) sẽ giúp bạn gọi đồ như người bản xứ:

  • Teh [phát âm là ‘tey’]: nghĩa là trà
  • Kopi [phát âm là ‘ko-pee’]: nghĩa là cà phê
  • C [phát âm là ‘see’]: ám chỉ sữa không đường như trong ‘kopi C’ hoặc là ‘teh C
  • Gao [phát âm là ‘ow’, nhưng thêm chữ ‘g’] nghĩa là đậm thêm và có thể được dùng trong các cụm như Kopi gao, với ý nghĩa là thêm cà phê đặc.
  • Siu dai [phát âm là ‘see-ew dai’] nghĩa là ít đường
  • Kosong [phát âm là ‘co-sew-ung’] nghĩa là “không có gì” và được dùng khi gọi đồ uống với ý nghĩa không đường hoặc kem
  • Peng [phát âm là ‘peh-eng’] nghĩa là đá và có thể đi kèm với bất cứ thuật ngữ nào kể trên. Ví dụ, “Kopi peng” nghĩa là cà phê đá và “Teh peng” nghĩa là trà đá. 

Khi bạn đã nhuần nhuyễn những từ ngữ này thì bạn sẽ có thể gọi nhiều món cà phê phức tạp hơn. Để thể hiện trình độ của mình, hãy thử gọi kopi C gao kosong peng (cà phê đen đá sữa đặc không đường)!

5. Gắn kết tình thân với món zi char

Du khách ngồi ăn ngoài trời tại nhà hàng Keng Eng Kee

Cộng đồng phần lớn là người châu Á của Singapore coi việc ăn uống là câu chuyện cộng đồng, một quan niệm ăn sâu vào nhiều khía cạnh trong nền ẩm thực của chúng tôi.

Zi Char là một từ tiếng Phúc Kiến (tiếng miền Nam Trung Quốc) nghĩa là “nấu và chiên”. Từ này được dùng để mô tả các món nhà làm của Trung Quốc phù hợp với bữa ăn tập thể.

Khi đi ăn theo nhóm, mọi người thường hay gọi một số món địa phương bao gồm cua sốt ớt, sườn chua ngọt, cơm gà Hải Nam, món ăn đặc trưng của Singapore.

Có vô vàn những món khoái khẩu đang đợi bạn khám phá, hãy ghé thăm quán zi char tại Lau Pa Sat, Maxwell Food Centre và Golden Mile Food Centre.

6. Hãy tham gia vào “trò chơi quốc dân” của chúng tôi – Ăn uống và xếp hàng!

Mọi người xem thực đơn tại quầy Chinatown Food Street (Phố ẩm thực Chinatown)

Nếu việc ăn uống và xếp hàng là các môn thể thao Olympic thì có lẽ người dân Singapore sẽ giành huy chương vàng.

Trước khi thế hệ millennials nhận ra “hội chứng sợ bỏ lỡ” (FOMO) thì người Singapore đã đi trước một bước dù chúng tôi gọi đó là kiasu (hội chứng sợ lãng quên)”. Nếu thấy một hàng người dài đợi trước một quầy bán đồ ăn bình dân, bạn có thể tự tin rằng đồ ăn ở đó chắc chắn xứng đáng với công chờ đợi.

7. Trả lại khay vào đúng chỗ

Hình ảnh một chú cầm khay đồ ăn tại Chinatown Complex Food Centre

Do sự nhộn nhịp và tính phổ biến của các khu ăn uống bình dân địa phương nên các khu vực trả khay đồ ăn được phân bố ở một góc nhất định của nhà hàng. Người Singapore được khuyến khích mọi người quan tâm tới người ăn sau bằng cách trả lại khay ăn, đĩa và dao nĩa.

Có những khu vực riêng biệt cho các món có thịt và không thịt nên hãy nhớ trả lại khay của bạn vào đúng khu vực.

8. Tìm hiểu về cách cư xử trên bàn ăn ở địa phương

Khách đang giơ ngón cái hướng lên trời ở trước quầy bán đồ ăn bình dân Tiong Bahru Fried Kway Teow

Với lịch sử đa văn hóa, Singapore là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và chủng tộc bao gồm Người Mã Lai, Người Hoa, Người Ấn và Người Peranakan. Mặc dù không thể nói hết về các sắc thái trong phép tắc xã giao từ mọi nền văn hóa, nhưng có thể liệt kê một số thói quen ăn uống chung nhất:

  • Cách để đũa: Tránh việc cắm đũa vào bát cơm vì nó sẽ giống nén nhang trong văn hóa Trung Hoa.
  • Ăn bốc: Đôi khi mọi người ăn bốc với một số món Mã Lai và Ấn Độ. Nếu bạn được mời ăn bốc hãy tránh việc dùng tay trái để ăn bốc, đưa hoặc cầm thức ăn vì tay trái bị coi là không sạch sẽ trong văn hóa Mã Lai và Ấn Độ!
  • Boa hay không boa: Mặc dù việc tặng tiền boa được đánh giá cao ở các nhà hàng nhưng việc không tặng tiền boa cũng chẳng phải là hành động mất lịch sự vì phí dịch vụ thường được tính trong hóa đơn rồi.
  • Ăn cùng người lớn tuổi: Nếu ăn chung với người dân địa phương thì bạn nên mời người lớn tuổi ăn trước để thể hiện sự lịch sự.

*Đây là từ Indonesia/Malay có nghĩa là “được sinh ra tại địa phương”, thường chỉ những người có nguồn gốc Trung Hoa và Malay/Indonesia.