Axit clohidric là gì? Công dụng Axit clohydric ngành công nghiệp – ATH Group

Bài viết giới thiệu về Axit Clohidric, một trong những hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Nói về khái niệm Axit Clohidric, cấu tạo phân tử, các tính chất lý hóa của HCL, cách điều chế, ứng dụng và nơi mua Axit Clohidric uy tín và chất lượng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Axit clohidric là gì?

GIỚI THIỆU AXIT CLOHIDRIC

Axit clohidric là gì?

Axit clohidric là một hợp chất hóa học vô cơ có công thức HCl. Nó là một axit mạnh, có khả năng tác động ăn mòn và cháy nổ khi tiếp xúc với một số hợp chất khác nhau. Axit clohidric được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như sản xuất gốm sứ, dược phẩm, xử lý nước, mạ điện, và sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu và thuốc nhuộm. Nó cũng được sử dụng trong các ứng dụng khác như là một chất tẩy rửa và một chất xúc tác trong các phản ứng hóa học.

Tìm hiểu thêm: Axit acrylic là gì? Công thức và Phản ứng Hóa học

Cấu tạo phân tử HCL là gì?

Phân tử axit clohidric (HCl) là một phân tử đơn giản, gồm một nguyên tử hidro (H) và một nguyên tử clo (Cl) liên kết cộng hóa trị bởi một liên kết ion. Trong phân tử HCl, nguyên tử clo mang điện tích âm (-1), còn nguyên tử hidro mang điện tích dương (+1), tạo nên một phân tử phân cực.

GIỚI THIỆU AXIT CLOHIDRIC

TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA HCL

Tính chất vật lý của HCL

  • Đối với dạng khí, HCL tồn tại không màu, mùi xốc, tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit mạnh HCl; Nặng hơn không khí.
  • Đối với Dung dịch,  axit HCl loãng không màu, dung dịch HCl đậm đặc nhất có nồng độ tối đa là 40% và mang màu vàng ngả xanh lá. Ở dạng đậm đặc axit này có thể tạo thành các sương mù axit.
  • Độ hòa tan trong nước: 725 g / L ở 20 ° C.
  • Trọng lượng phân tử: 36,5 g / mol.
  • HCL là dung dịch không dễ bốc cháy nhưng dễ bay hơi.

Tính chất hóa học của HCL

Đổi màu chỉ thị màu.

Khi cho quỳ tím vào dung dịch HCL ta thấy hiện tượng giấy quỳ tím hóa sang đỏ. Đây là một trong những dấu hiệu dùng để nhận biết HCL .

HCL tác dụng với bazơ để tạo thành muối và nước.

  • Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
  • Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

HCL tác dụng với oxit kim loại sẽ tạo ra sản phẩm muối và nước với đặc điểm là kim loại sẽ giữ nguyên hóa trị.

  • Fe3O4 + 8HCl → 4H2O + FeCl2 + 2FeCl3
  • CuO+ 2HCl → CuCl2 + H2O

HCL tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học ( trừ Pb) tạo thành muối và giải phóng khí hydro.

  • Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

HCL Tác dụng với muối cho ra sản phẩm là muối mới và axit mới.

  • Na2CO­3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
  • AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3

HCL vừa mang trong mình tính oxi hóa vừa mang tính khử

Tính oxi hóa được thể hiện khi HCL tác dụng với các kim loại đứng trước H2.

  • MgO + 2H+1Cl → Fe+2Cl2 + H20

Tính khử được thể hiện khi HCL tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, …

  • 2KMn+7O4 + 16H+1Cl → 2KCl + 2Mn+2Cl2 + 5Cl20 + 6H2O.

CÁCH ĐIỀU CHẾ HCL

Trong phòng thí nghiệm:

HCL được điều chế bằng phương pháp axit sulfuric có thể nồng độ lên đến 40% với phương trình điều chế sau:

  • NaCl rắn + H2SO4 đặc → NaHSO4 + HCl  (< 2500C)
  • 2NaCl rắn + H2SO4 đặc → Na2SO­4 + 2HCl  (> 4000C)

Trong công nghiệp:

HCL trong công nghiệp thường được điều chế ở nồng độ phần trăm là 32 -34 % bằng phương pháp tổng hợp  với phương trình điều chế sau:

  • H2 + Cl2 → 2HCl (đun nóng)

CÁCH ĐIỀU CHẾ HCL 

ỨNG DỤNG CỦA AXIT CLOHIDRIC

– Dùng Axit HCL để tẩy gỉ thép để loại bỏ gỉ trên thép bằng nồng độ Axit HCL 18% là phổ biến.

  • Fe2O3 + Fe + 6 HCl → 3 FeCl2 + 3 H2O

– Dùng Axit HCL để sản xuất các hợp chất hữu cơ như vinyl clorua và dicloroetan để sản xuất PVC hoặc than hoạt tính.

  • 2 CH2=CH2 + 4 HCl + O2 → 2 ClCH2CH2Cl + 2 H2O
  • gỗ + HCl + nhiệt → than hoạt tính

– Dùng Axit HCL để sản xuất các hợp chất vô cơ theo phản ứng axit – bazơ để ra sản phẩm là  hợp chất vô cơ. Để sử dụng làm chất keo tụ và chất đông tụ để làm lắng các thành phần trong quá trình xử lý nước thải, sản xuất nước uống, và sản xuất giấy hoặc việc mạ điện và kẽm clorua cho công nghiệp mạ và sản xuất pin.

– Dùng Axit HCL để Kiểm soát và trung hòa PH cụ thể là điều chỉnh tính bazơ trong dung dịch. OH− + HCl → H2O + Cl−

– Dùng Axit HCL để tái sinh bằng cách trao đổi ion. Axit HCL này được dùng để rửa các cation từ các loại nhựa đem lại loại nước đã được khử khoáng. công dụng này được ứng dụng trong tất cả các ngành công nghiệp hóa, sản xuất nước uống, và một số ngành công nghiệp thực phẩm.

– Dùng Axit HCL trong sinh vật: Axit clohiđric chứa trong Axit gastric được tiết ra từ dạ dày se tạo môi trường axit trong dạ dày với pH từ 1 đến 2.

– Một số phản ứng hóa học liên quan đến axit HCl được ứng dụng trong sản xuất thực phẩm, các thành phần thực phẩm và phụ gia thực phẩm. Các sản phẩm đặc trưng như aspartame, fructose, axít citric, lysine, thủy phân protein thực vật, và trong sản xuất gelatin.

– Ngoài ra Axit HCL còn có ứng dụng khác như xử lý da, vệ sinh nhà cửa, và xây dựng nhà. Trong khai thác dầu, Axit HCL có thể được dùng để bơm vào trong tầng đá của giếng dầu nhằm hòa tan một phần đá hay còn gọi là “rửa giếng”, và tạo các lỗ rỗng lớn hơn.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN AXIT CLOHIDRIC

Khi sử dụng Axit Clohidric:

  • Khi tiếp xúc trực tiếp với Axit Clohidric chúng ta cần phải mang đầy đủ trang bị bảo hộ lao động như găng tay cao su khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ …
  • Tránh tình trạng rơi vãi hóa chất nếu xảy ra phải dùng ngay nước để xối rửa sạch những nơi bị Axit Clohidric rơi vãi.
  • Khi bị Axit Clohidric bắn vào người phải khẩn trương dùng nước xối rửa nhiều lần cho đến khi hết cảm giác ngứa hoặc nếu bắn vào mắt phải đưa đến cơ sở y tế để xử lý.

Bảo quản Axit Clohidric:

  • Bảo quản axit tại nơi khô thoáng tránh ánh nắng trực tiếp cũng như mưa.
  • Kho bãi cần có các biện pháp để tránh các nguy cơ gây nên đổ vỡ, rò rỉ axit ra ngoài
  • Nền kho chứa phải làm bằng vật liệu chịu axit
  • Tuyệt đối không bảo quản chung với các chất dễ cháy, các chất ôxy hóa (Đặc biệt Axit Nitric HNO3 và các hợp chất Clorat).
  • Không để axit tiếp xúc với các kim loại.

Xổ số miền Bắc