BÁN KHOÁN – Việt Lạc Số
Phàm trẻ con khó nuôi hoặc phạm giờ thì người ta thường bán lên chùa cho Đức Ông Cấp Cô Độc hoặc bán cho đức Thánh Trần. Khi hết tuổi Hoa Đào thì người ta chuộc về hoặc là bán tiếp cho đến hết đời.
Bán khoán là gì?
Người mẹ sau khi thụ thai được 15 ngày thì phải có Vong Hồn Nhị Giới Đầu Thai vào tạm thời tá túc thì thai đó mới giữ được. Khi có tim thai là vong hồn chính thức trú ngụ và hoạt động; từ đây một sinh linh được hình thành theo cơ chế sinh học của con người.
Vong hồn nhị giới đầu thai gồm:
- Vong hồn đầu thai giới cõi Thiên
- Vong hồn đầu thai giới cõi Địa
Dù là vong hồn cõi nào thì cũng phải trải qua các thời kỳ Định nghiệp; Chuyển nghiệp; Tái sinh luân hồi. Do đó tùy theo vong có nghiệp chướng bản thân nặng; nhẹ ra sao mà sau khi được sinh ra đứa trẻ có thể khó nuôi; dễ nuôi hoặc chết yểu.
Với những trẻ có triệu chứng khác lạ khiến cho việc chăm sóc; nuôi dưỡng gặp khó khăn; người ta thường bán khoán trẻ; mục đích là để trẻ có thể khôn lớn; phát triển bình thường và điều này là hoàn toàn có thật.
Trong siêu hình quy định việc bán khoán chỉ thực hiện trong 4 khóa (12 năm) và bán khoán cho những vị sau:
Đức ông; đức phật; đức Ngọc Đế; đức Trần Triều đại vương; đức Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng); đức Chử Đồng Tử; đức Tản Viên Sơn Thần; đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh…
Việc bán khoán con vào Chùa hay không là còn phụ thuộc vào ngày giờ sinh của bé có phạm xấu không hoặc cung mệnh (chứ không phải mệnh nhé) và cung mệnh của bố hoặc mẹ có khắc nhau không; chẳng hạn cung mệnh con và bố hoặc mệnh phạm vào Tuyệt mạng (chết chóc) thì nên bán khoán con vào Chùa.
Nên nhớ rằng; bán khoán con vào Chùa là gửi con cho Đức Phật; cho Đức Ông; Đức Thánh Trần (Hưng Đạo) hoặc Tam Toà Thánh Mẫu chứ không phải là gửi con cho thầy sư trụ trì nhà Chùa đó; để chư phật thánh gia ân bảo hộ cho con mình. Hoặc cho nhà nào đó nhận con nuôi cũng là cho con mình gia nhập vào dòng họ nội của nhà đó chứ không phải là cho con mình cho một ai cụ thể nào đó của nhà này nuôi.
Tất cả đều là tâm linh. Đây là một biện pháp hoá giải điều không hay cho con mình và gia đình mình. Đến năm 13 tuổi hoặc 18 tuổi là tuổi thành niên thì chuộc con về. Điều này không ảnh hưởng gì đến công danh sự nghiệp của con cả. Mọi người đừng hiểu nhầm. Còn nếu con không phạm gì xấu; cũng không khắc cung mệnh với bố hoặc mẹ thì không cần bán khoán hoặc cho người khác nhận con nuôi làm gì. Trẻ con dưới 3 tuổi ốm đau là chuyện bình thường. Miễn sao chăm sóc con tốt nhất là được rồi; kể cả bán khoán con vào Chùa mà chăm sóc con không tốt thì cũng không có ý nghĩa gì cả.
Trong thời gian bán khoán thì đứa trẻ là con nhà ông Thánh; ông Phật; nhờ đó mà có sự độ trợ từ siêu hình; được miễn truy hồn theo luật quy định; đứa trẻ sẽ được bản mệnh vững vàng; việc nuôi nấng chăm sóc cũng vì thế mà dễ dàng thuận lợi khác hẳn với lúc chưa bán khoán.
Tuy nhiên việc bán khoán không phải mọi trường hợp đều có kết quả tốt; cũng có những trường hợp mặc dù trẻ đã bán khoán nhưng vẫn chết yểu. Điều này là do nghiệp chướng bản thân đứa trẻ đó quá nặng hoặc là nghiệp chướng dòng họ quá lớn khiến việc tái sinh luân hồi bị đứt đoạn.
Bán khoán tiến hành như thế nào ?
Thường thì xưa và nay; người ta bán cho Đức ông; ở chùa có tượng mặt đỏ; trùm vải đỏ; trông nghiêm nghị đầy thần khí; đặt trên bệ thờ phía tay phải nhà bái đường của ngôi chùa.
Khi tiến hành bán khoán; bố mẹ đứa trẻ lên chùa (hay vào đền; nếu bán cửa thánh) nhờ vị trụ trì hav người trông coi tại đó viết số; ghi rõ tên tuổi đứa trẻ; ngày; tháng; năm; giò sinh; bán cho Đức Thánh tên là gì…
Kèm với mâm lễ vật (thường là lễ mặn; như xôi gà; trầu rượu; vàng hương); đặt lên bàn thờ Đức Thánh mà đứa trẻ cần bán tới; khi cúng xong (cháy 2/3 hương) thì đem hoá vàng và sớ.
Thời gian bán khoán thường từ 10 – 12 năm; có khi đên 20 tuổi; sau đó mới làm lễ chuộc con về nuôi.
Trong thời gian làm “con nuôi” Đức Thánh; các ngày lễ trọng hàng năm: Như Rằm tháng Giêng; rằm tháng Bảy; Tết Nguyên đán; bố mẹ và đứa trẻ (khi đã lớn) đến đền; chùa thắp hương khấn lễ “cha nuôi”.
Đứa trẻ sinh vào những giờ nào thì phải bán khoán ?
Theo dân gian; những đứa trẻ sinh vào những giờ sau thì rơi vào các giờ hung phải bán khoán:
1. Phạm giờ Thiết xà:
- Sinh năm: Dần; Ngọ; Tuâ’t: Sinh vào giờ Tỵ
- Sinh năm: Tỵ; Dậu; Sửu: Sinh vào giờ Dần
- Sinh năm: Thân; Tý; Thìn: Sinh vào giờ Tỵ
- Sinh năm: Hợi; Mão; Mùi; Thìn: Sinh vào giờ Mùi.
2. Phạm giờ Kim tỏa:
- Tháng Giêng: Sinh vào giờ Thân; giờ Mão
- Tháng Ba; tháng Tám: Sinh vào giò Tuất
- Tháng Tư; tháng Mười: Sinh vào giờ Hợi
- Tháng Năm; tháng Một: Sinh vào giờ Tý
- Tháng Sáu; tháng Chạp: Sinh vào giờ Sửu
3. Phạm giờ Quan sát:
- Tháng Giêng: Sinh vào giờ Tỵ
- Tháng Hai: Sinh vào giờ Thìn
- Tháng Ba: Sinh vào giờ Mão
- Tháng Tư: Sinh vào giờ Dần
- Tháng Năm: Sinh vào giờ Sửu
- Tháng Sáu: Sinh vào giờ Tý
- Tháng Bảy: Sinh vào giờ Hợi
- Tháng Tám: Sinh vào giờ Tuất
- Tháng Chín: Sinh giờ Dậu
- Tháng Mười: Sinh vào giờ Thân
- Tháng Một: Sinh vào giờ Mùi
- Tháng Chạp: Sinh vào giờ Ngọ.
Để an toàn cho con trẻ sau này; tuy không phạm giờ; dân gian xưa vẫn lên chùa làm thủ tục bán khoán.