BÀN VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
BÀN VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Giáo sư Hồ Ngọc Đại thời gian vừa qua đã có phát biểu khá sâu sắc về tình hình chung giáo dục ở nước ta “Ở trường tôi không xếp hạng, không khen thưởng, không chấm điểm”. Khi đó tôi nghĩ rằng liệu mọi người nghĩ thế nào khi so sánh giáo dục Việt Nam và giáo dục thế giới trong thời đại này?
Vì sao nền giáo dục Việt Nam vẫn chưa có bước phát triển vượt
Giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập
Học sinh trên cả nước vừa đón mùa khai giảng năm học mới trong niềm vui phấn khởi. Việt Nam vẫn được xem là quốc gia có triển vọng với tiềm năng phát triển so với các nước bạn. Thế nhưng sau khi chính thức độc lập từ năm 1975 đến nay, dường như nền giáo dục vẫn “dậm chân tại chỗ” sau khi trải qua bao thăng trầm. So sánh giáo dục Việt Nam và giáo dục thế giới khá là khập khiễng vì chưa có sự thay đổi trong suốt 35 năm qua. Theo một số quan điểm của nhiều người thì lý do chính được kể đến như sau:
Hệ thống ngôn ngữ
Bảng chữ cái Việt Nam trước kia là chữ Nôm nhưng nhờ vào công lao của Alexandre de Rhodes phổ biến chữ quốc ngữ như ngày nay chúng ta được học. Thế nhưng tiếng Việt có điều bất lợi đó là không phổ biến vì đó là hệ thống ngôn ngữ độc lập và chỉ có mỗi chúng ta sử dụng. Trong khi hầu hết các nước như Philippines, Indonesia, …vẫn dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 sau tiếng mẹ đẻ. Còn chúng ta chỉ mới đang bập bẹ cải cách lại giáo dục ngoại ngữ cho thế hệ con em.
Chương trình đào tạo
Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết các chương trình đào tạo của nước ta đều do bộ giáo dục biên soạn, không mang tính quốc tế chính vì vậy bằng cấp ít được công nhận trên thế giới. Với nền giáo dục “kín” như vậy sẽ gây nhiều trở ngại trong quá trình hội nhập toàn cầu. Chất lượng của các chương trình giảng dạy cũng chưa cải thiện được các hạn chế ban đầu, nặng lý thuyết và ít tính ứng dụng thực tế.
Thi cử và bệnh thành tích
Trong hệ thống giáo dục Việt Nam có những quy tắc “bất thành văn” mà ai cũng phải biết. Hàng năm, các kỳ thi cử luôn khiến các em học sinh “sống dở chết dở” vì áp lực từ gia đình lẫn nhà trường. Quy trình thi cử vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến các tệ nạn như quay cóp, gian lận, … để có được những con “điểm ảo”. Thế nhưng không dừng lại ở đó, chỉ vì những tấm bằng xuất sắc, giỏi mà nhiều người không tiếc bỏ ra một khoản tiền để mua điểm. Nhiều người bạn còn từng tâm sự với tôi rằng khi họ nhận được tấm bằng tốt nghiệp thì dường như chúng chẳng giúp ích gì cho công việc của họ.
Giáo viên
Tất nhiên chúng ta không thể đánh đồng tất cả những giáo viên ở Việt Nam đều vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm nghề nghiệp. Có rất nhiều người trong số đó rất tâm huyết với nghề nhà giáo và luôn mong muốn đem lại kiến thức truyền đạt cho học sinh. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều thay đổi trong cách giảng dạy, chưa có phương pháp riêng.
Một số nền giáo dục tốt nhất thế giới
Việt Nam nên học hỏi gì từ nền giáo dục tiến bộ trên thế giới?
Khi so sánh nền giáo dục Việt Nam và giáo dục thế giới thì chúng ta cần phải học hỏi rất nhiều từ những nền giáo dục chất lượng ở những nước sau đây:
Nền giáo dục Phần Lan
Giáo dục Phần Lan là nền giáo dục được cả thế giới công nhận về chất lượng đào tạo. Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của giáo dục Phần Lan là lấy học sinh làm nền tảng để điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp. Học sinh ở Phần Lan nhập học trễ hơn các nước khác, không tổ chức thi cử để tránh bệnh thành tích, mọi học sinh đều có quyền lựa chọn chương trình học phù hợp với năng lực bản thân.
Nền giáo dục Mỹ
Hoa Kỳ là quốc gia có tổng GDP cao nhất thế giới, với chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới. Nơi sản sinh ra nhiều nhân tài và các phát minh vượt bậc khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Giá trị cốt lõi của chương trình giáo dục tại Mỹ lấy tự do làm nền tảng để phát triển.
Nền giáo dục Nhật Bản
Nhiều người trên thế giới đánh giá cao nền giáo dục Nhật Bản bởi hệ thống giá trị đạo đức ở đây rất được coi trọng. Điều đáng học hỏi ở xứ sở hoa anh đào này là những phép tắc ứng xử, tinh thần tự tôn dân tộc và trách nhiệm xã hội. Trẻ em ở đây luôn được giáo dục đạo đức từ nhỏ nên có tinh thần tự giác rất cao.
Các học sinh Nhật Bản trong giờ thảo luận nhóm
Nền giáo dục Úc
Hệ thống giáo dục tại Úc luôn nằm trong top những nền giáo dục có chất lượng tốt trên thế giới. Chính phủ nước này luôn hướng đến sự công bằng, phát huy khả năng sáng tạo và cải tiến. Khuyến khích học sinh theo đuổi đam mê và sở thích của mình.
Nền giáo dục Singapore
Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng giáo dục tại Singapore lại khá phát triển so với các nước trong khu vực. Điều đáng học hỏi ở đây là hệ thống giáo dục phân chia thứ bậc khá rõ ràng, năng lực của giáo viên luôn được đánh giá thường xuyên.
Việt Nam cần học hỏi gì từ các nền giáo dục hàng đầu?
Đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn khiến nền giáo dục nước ta bị trì trệ và chậm phát triển. Chúng ta phải nhìn nhận lại những vấn đề đang gây cản trở và có biện pháp tốt hơn, một số điều tôi nhận thấy chúng ta cần phải học hỏi từ các nước bạn:
-
Học tập Nhật Bản lấy giáo dục đạo đức và nhân cách làm nền tảng cơ bản.
-
Học tập Phần Lan “học ít thực hành nhiều” để học sinh có thể ứng dụng vào cuộc sống.
-
Học tập Mỹ tạo sự tự do, công bằng trong giáo dục.
-
Học tập Úc thúc đẩy sự sáng tạo, khác biệt trong giáo dục.
-
Học tập Singapore đầu tư vào công nghệ và chất lượng giáo viên.
Việc so sánh giáo dục Việt Nam và giáo dục thế giới giúp chúng ta thấy được những hạn chế cần phải sửa chữa, để làm hành trang cho những cải cách hoàn thiện hơn. Giáo dục chính là cơ sở để đánh giá được trình độ dân trí cũng như sự phát triển của một quốc gia.
Các tin khác