BSR: Anh cả ngành dầu khí Việt Nam

BSR: Anh cả ngành dầu khí Việt Nam

Chủ đề:

Chuyên gia

24HMoney đã kiểm duyệt

Theo dõi 24HMoney trên

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Bộ lọc cổ phiếu

Bộ lọc cổ phiếuBSR: Anh cả ngành dầu khí Việt Nam

Ảnh Internet

Kính mời quý NĐT cùng đánh giá về rủi ro và triển vọng cổ phiếu BSR qua phân tích của NVC Team.

Triển vọng ngành dầu khí 2022

Trữ lượng dầu và khí ở Việt Nam khá dồi dào. Theo dữ liệu của BP Statistics, Việt Nam đang giữ 4,4 tỷ thùng dầu và đứng thứ 3 khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trữ lượng dầu đang nằm trong khu vực khó khai thác và đang tranh chấp. Tuy nhiên, trữ lượng khí rất lạc quan, Việt Nam có khoảng 600 tỷ mét khối khí (tương đương với 60 năm khai thác) cho nên tiềm năng khai thác khí rất tốt.

Với trữ lượng dầu khí như vậy thì theo kế hoạch của chính phủ, sản lượng khai thác dầu của Việt Nam sẽ giảm từ 10-12 triệu tấn/năm xuống gần 9 triệu tấn/ năm trong 2022-2025 do sản lượng mỏ cũ suy giảm và chậm đầu tư vào dự án mỏ mới.

Triển vọng sản lượng khí lại rất khả quan. Trong giai đoạn 2022-2026, kỳ vọng sản lượng khai thác khí ở mức 8-8.5 tỷ m3/ năm trước khi tăng lên 10 tỷ m3/ năm vào năm 2027 với sản lượng từ mỏ khí Lô B và Cá Voi Xanh.

Tổng quan doanh nghiệp

Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn được thành lập vào năm 2008. Một năm sau, BSR tổ chức đón dòng thương mại đầu tiên của NMLD Dung Quất. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu mốc lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam. Đến năm 2018, cổ phiếu BSR bắt đầu giao dịch trên hệ thống UPCoM của sở Giao dịch chứng khoáng Hà Nội.

BSR có lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là sản xuất dầu mỏ tinh chế và buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng, khí.

Tổng quan bức tranh tài chính BSR

Cập nhật kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022

Tổng giám đốc Lọc hoá dầu Bình Sơn cho biết tổng doanh thu 9 tháng đầu năm của đơn vị quản lý Nhà máy lọc dầu Dung Quất này đạt hơn 125.000 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước gần 14.000 tỷ đồng. So với kế hoạch doanh thu cả năm là 91.411 tỷ đồng, BSR đã vượt 36% chỉ tiêu.

Theo báo cáo soát xét bán niên nửa đầu năm, tổng doanh thu của BSR đạt hơn 87.174 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 12.444 tỷ đồng – vượt xa kế hoạch lợi nhuận cả năm. Như vậy ước tính trong quý 3, doanh thu của BSR khoảng 37.826 tỷ đồng, gấp 2,14 lần kết quả doanh thu cùng kỳ năm ngoái.

Tiềm năng tăng trưởng

Sở hữu nhà máy lọc dầu Dung Quất hàng đầu Việt Nam

CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) sở hữu Nhà máy Lọc dầu Dung Quất – nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, được khởi công xây dựng từ năm 2005 với tổng vốn đầu tư 3 tỷ USD, đi vào hoạt động thương mại từ năm 2011. Nhà máy lọc dầu có công suất chưng cất khoảng 6,5 triệu tấn dầu thô có hàm lượng lưu huỳnh thấp mỗi năm (tương đương 148.000 thùng/ngày).

Về kết quả sản xuất, kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2022, nhà máy lọc dầu Dung Quất (đơn vị do BSR quản lý, vận hành) đạt công suất vận hành trung bình 105%, sản xuất được khoảng 5,18 triệu tấn xăng dầu, đạt 106% kế hoạch 9 tháng và đạt 80% kế hoạch năm 2022.

Dung Quất do BSR quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho cả nước kể từ khi đi vào hoạt động, đáp ứng ~35% tổng nhu cầu nội địa. Trái ngược với nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, BSR vẫn duy trì công suất vận hành cao, lên tới 105-108% trong nhiều năm, cho thấy khả năng sinh lời cao, ngoại trừ năm 2020 do dịch Covid-19 bùng phát và giá dầu giảm mạnh.

Dự án mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất khả quan

Trong năm 2022, BSR đã trình đề xuất cuối cùng cho dự án mở rộng NMLD Dung Quất lên Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Petrovietnam đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh quy mô của Dự án Nâng cấp và mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất từ 192.000 thùng/ngày (khoảng 8,5 triệu tấn dầu thô/năm) trong phương án được phê duyệt hồi năm 2014, xuống còn 171.000 thùng/ngày.

Với phương án 171.000 thùng/ngày, một số sản phẩm như xăng RON97, nhựa đường sẽ không sản xuất nữa, hoặc dầu FO sẽ chỉ sử dụng nội bộ. Các sản phẩm khác như LPG, xăng RON92, Jet A1, dầu DO, Propylen, lưu huỳnh cũng giảm sản lượng. Đặc biệt là xăng RON95 từ chỗ không sản xuất trong phương án năm 2014, thì với phương án mới đã có sản xuất.

Dự án cũng giảm tổng mức đầu tư xuống còn 1,256 tỷ USD và được tìm kiếm từ nguồn vốn chủ sở hữu được khấu hao dồn tích, lợi nhuận sau thuế hàng năm và vốn vay dưới hình thức tín dụng xuất khẩu, từ ngân hàng thương mại.

Theo kế hoạch, dự án sẽ triển khai trong 37 tháng và sẽ hoàn thành vào quý IV/2025, vận hành thương mại quý I/2026. Khi BSR hoàn thành điều chỉnh kế hoạch, điều này sẽ có tác động tích cực và là động lực tăng trưởng trong dài hạn.

Rủi ro

Rủi ro giảm giá chính là các yếu tố bất ổn vĩ mô cả trong và ngoài nước có thể dẫn đến làn sóng tháo chạy khỏi các tài sản có tính rủi ro cao như cổ phiếu, kết quả là cổ phiếu có thể bị giao dịch ở mức chiết khấu sâu.

Khuyến nghị

Khuyến nghị: KHẢ QUAN với giá mục tiêu 1 năm 27.000 VNĐ/cp.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Chứng khoán NVC