BXH ngôn ngữ “khó nuốt” nhất thế giới: Bất ngờ với vị trí của tiếng Việt

Nếu bạn vẫn đang nghĩ tiếng Anh là thứ ngôn ngữ “khó nuốt” nhất, thì hãy nhìn bảng xếp hạng dưới đây để biết núi này cao thật nhưng vẫn có núi khác cao hơn nhé!

Có thể khoảng một thập kỉ trước, tiếng Anh là ngôn ngữ “vàng” được nhiều nước trên thế giới “ưa chuộng” và mong đạt đến ngưỡng thông dụng. Nhưng đến thời điểm hiện tại, tiếng Anh không còn là lợi thế nổi trội, bởi nó dường như đã trở thành loại ngôn ngữ cần thiết để hòa nhập cuộc sống hiện đại. Điển hình như tại Việt Nam, một đứa trẻ 3 tuổi đã bắt đầu bập bẹ làm quen với những từ tiếng Anh đơn giản.


Tiếng Anh vẫn dễ "nuốt" hơn nhiều thứ tiếng đấy.
Tiếng Anh vẫn dễ “nuốt” hơn nhiều thứ tiếng đấy.

Và phải mở rộng tầm nhìn, bạn mới thấy rằng học tiếng Anh vẫn chưa căng não bằng nhiều thứ tiếng khác. Trong đó, Việt Nam cũng là một ngôn ngữ được xếp vào hàng “khó nhằn” trên thế giới. Tiếng Việt thật sự là loại ngôn ngữ thách đố sự kiên nhẫn và tư duy của người nước ngoài đấy.

Muốn biết ngôn ngữ nào khó nhất trên thế giới, thì hãy cùng khám phá bảng xếp hạng từ thấp đến cao dưới đây nhé!


Nếu vẫn chưa tin thì hãy cùng khám phá bảng xếp hạng ngôn ngữ khó nhất thế giới dưới đây nhé!
Nếu vẫn chưa tin thì hãy cùng khám phá bảng xếp hạng ngôn ngữ khó nhất thế giới dưới đây nhé!


So ra tiếng Anh vẫn rất dễ nếu bạn chịu khó học đấy. Những ngôn ngữ thuộc top này cũng tương tự như tiếng Anh, không quá thách đố người học về kí tự và nghĩa của từ.
So ra tiếng Anh vẫn rất dễ nếu bạn chịu khó học đấy. Những ngôn ngữ thuộc top này cũng tương tự như tiếng Anh, không quá thách đố người học về kí tự và nghĩa của từ.


Ở bảng này, các ngôn ngữ sử dụng kí tự có phần khác biệt đôi chút so với chữ Latin. Tuy nhiên, độ khó của nó vẫn ở mức dễ thở nhé!
Ở bảng này, các ngôn ngữ sử dụng kí tự có phần khác biệt đôi chút so với chữ Latin. Tuy nhiên, độ khó của nó vẫn ở mức dễ thở nhé!


Đây đích thị là những ngôn ngữ khiến những người sử dụng chữ Latin phải khóc thét. Thay vì dùng bảng chữ cái, thì ngôn ngữ ở các nước này lại là chữ tượng hình với nhiều kí tự. Viết đã khó, phát âm cũng chẳng dễ dàng, nên loại ngôn ngữ này thường rất kén chọn người học.
Đây đích thị là những ngôn ngữ khiến những người sử dụng chữ Latin phải khóc thét. Thay vì dùng bảng chữ cái, thì ngôn ngữ ở các nước này lại là chữ tượng hình với nhiều kí tự. Viết đã khó, phát âm cũng chẳng dễ dàng, nên loại ngôn ngữ này thường rất kén chọn người học.

Trên thực tế, sự khó khăn trong việc tiếp thu ngôn ngữ mới thường xuất phát từ việc không có cùng hệ chữ. Nếu như người dân các nước dùng hệ chữ Latin cảm thấy rất khó khăn khi phải ghi nhớ bảng kí tự dài thăm thẳm khó nhằn của chữ tượng hình, thì người dân Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng rất vất vả để học tiếng Anh.


Chỉ là một câu: "Chúc ngủ ngon!" thôi đấy.
Chỉ là một câu: “Chúc ngủ ngon!” thôi đấy.

Riêng ở Việt Nam, ngoài tiếng Anh thì thứ tiếng được các bạn trẻ yêu thích và quyết tâm học nhiều nhất lại là tiếng Trung, Nhật, Hàn. Nhiều người cho rằng dù rất khó khăn để tiếp thu, nhưng do có nền văn hóa gần gũi nên người Việt  thích học tiếng của những đất nước này hơn. Các ngôn ngữ còn lại vẫn có người theo học nhưng không nhiều.


Tiếng Việt của chúng ta xếp vào độ khó trung bình.
Tiếng Việt của chúng ta xếp vào độ khó trung bình.

Sau tất cả, đây chỉ là bảng xếp hạng trên lí thuyết. Thực tế, việc tiếp thu một loại ngôn ngữ tốt hay không tùy thuộc vào sở thích, hứng thú và quan trọng là quyết tâm của chính bản thân mỗi người. Bạn có nghĩ như thế không? Hãy cùng chia sẻ với YAN thứ tiếng bạn yêu thích nhất và thứ tiếng theo bạn là khó “dung nạp” vào não nhất nhé!

(Ảnh: Tổng hợp/ Infographic: Voxy)

Xổ số miền Bắc