Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình là ai ? – Phủ Dầy Nam Định

Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình tên thật là Đinh Thị Vân, là một nhân vật huyền thoại của người Mường sinh quán trên đất Hòa Bình dưới thời nhà Lê (cũng có sách nói dưới thời nhà Trần) nổi tiếng là bà chúa linh thiêng nhất Hòa Bình. Trong bài viết này xin tổng hợp một số thông tin liên quan về Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình gửi tới bạn đọc.

“Ai mà vận hạn khó qua
Lòng thành kêu Chúa Thác Bờ cứu cho
Chúa cứu cho người qua tai nạn khỏi
Lại cứu người khỏi cõi trầm luân
Nước tiên tẩy sạch bụi trần
Thanh tao rồi lại mười phần thanh cao”

bà chúa thác bờ hòa bình

          >>> Xem thêm: Sự tích đền chúa Hang Miếng

Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình là ai ?

Như đã nói ở trên Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình tên thật là Đinh Thị Vân là con gái của một tộc trưởng người Mường ở Kim Bôi, Hòa Bình. Chúa vốn là tiên nữ trên Thiên Đình vâng lệnh vua cha Ngọc Hoàng giáng trần xuống làm con gái của tộc trưởng họ Đinh, người Mường ở đất Kim Bôi, Hoà Bình để giúp dân phò vua.

Trong tài liệu nghiên cứu của Sở văn hóa thông tin tỉnh Hòa Bình kể về Sự tích Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình như sau:

Vào năm 1430 – 1432, Vua Lê Lợi đem quân dẹp loạn tại đèo Cát Hãn ở Mường Lễ, Sơn La. Khi vua Lê Lợi kéo quân đến Thác Bờ thì thấy giữa dòng nước xoáy phía trước một thác nước hiểm trở xô bọt trắng xóa, với muôn vàn mỏm đá lởm chởm nên không thể tiến quân lên được. Lúc này bà Đinh Thị Vân đã hô hào, vận động trai tráng và nhân dân trong bản lên rừng chặt cây, xẻ gỗ đóng thuyền chở binh sỹ qua Thác Bờ, quyên góp lương thảo cho Vua Lê Lợi nuôi quân. Khi Lê Lợi chiến thắng trở về, bà đã tổ chức lễ hội khao quân, đồng thời huy động người dân chặt tre làm bè để đưa nghĩa quân về kinh. Trong thời gian ở đây, Lê Lợi đã dùng kiếm Thuận Thiên khắc lên đá một bài thơ khích lệ tinh thần quả cảm của quân lính và sự anh dũng của người dân nơi đây, hiện tảng đá đang được lưu giữ ở Nhà văn hóa trung tâm thành phố Hòa Bình.

Sau khi chiến thắng trở về, vua Lê Lợi dừng chân nơi Thác Bờ chốn cũ làm lễ khao quân. Bà lại vận động dân bản quyên góp thịt muối, cơm lam, rượu cần để liên hoan ăn mừng quân chiến thắng.

Khi thanh bình, tại nơi đây bà còn giúp dân ổn định cuộc sống, dạy nhân dân lên rẫy làm nương, xuống sông Đà làm lưới bắt cá. Tương truyền, người còn giúp dân trị thủy, chế ngự sống Đà cuồn cuộn sóng dữ. Về sau khi bà mất, nhớ công ơn của bà vua đã sắc phong Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình và cho lập đền thờ bà trong vùng để thờ cúng muôn đời sau.

Đền Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình linh thiêng liêng ngự trị trên dòng sông Đà thơ mộng

Đền thờ Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình nơi linh thiêng thờ bà Đinh Thị Vân và một bà người dân tộc Dao không rõ tên tuổi. Bà người Dao ở Vầy Nưa lo liệu quân lương, thuyền mảng. Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương. Thuyền mảng vượt thác Bờ tiến quân lên Mường Lễ, Sơn La dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Sau khi mất, 2 bà thường hiển linh giúp dân vượt thác an toàn. Phù hộ cho trăm dân trong vùng mưa thuận, gió hoà. Nên nhân dân tôn kính phụng thờ cả 2 bà làm thánh và lập đền thờ tại nơi đây để tỏ lòng thành kính và mong muốn nhờ anh linh ơn đức của hai bà sẽ phù hộ, che chở cho họ khỏi nguy hiểm khi đi qua dòng nước.

Lâu nay, người dân trong vùng tôn kính hai bà là “Chúa Thác Bờ”. Hàng năm vẫn mở hội đền vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch. Tuy nhỏ nhưng vẫn cho cảm giác uy nghi bởi hòa vào tổng thể cảnh quan núi non sông nước hùng vĩ. Ðặc biệt, đền có rất nhiều tượng, với 38 pho lớn nhỏ trong đó có 2 pho tượng đồng hai bà là tượng thờ chính.

 

Với địa thế được ví như “vịnh Hạ Long trên cạn” vì vậy du khách muốn cần tuần thụ đi từ đến Đền Trình rồi sau đó lên Đền Chúa các đền này nằm trên hai đảo khác nhau. Để lên được chống thiêng thờ du khách cần phải vượt qua 100 bậc thang.

Vào thăm động Thác Bờ  trong động có thờ tượng lớn nằm ở trong hang động quanh năm khô ráo, mát mẻ xung quang với những cột thạch nhũ lung linh, huyền ảo trong ánh điện lờ mờ càng tạo nên vẻ linh thiêng, cuốn hút của động thờ. Với cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời,… Đặc biệt, tạo hoá ban tặng dàn đàn đá, dàn cồng chiêng Mường với vẻ đẹp tuyệt mỹ. Năm 2009, Động Thác Bờ đã được Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch công nhận là di tích danh thắng quốc gia. Với cảnh quan tuyệt đẹp quần thể du lịch hồ Hoà Bình sẽ ngày cành thu hút đông đảo du khách tới thưởng ngoạn.

Đền Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình ở đâu ?

Chúa Thác Bờ và được Vua phong Chế thắng hoà diệu đại vương làm chúa Mường cai quảng vùng đất Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Anh Linh lừng lẫy khắp chốn sơn trang. Ngài là chúa bản cảnh đất Hoà Bình nói riêng và là chúa động Mường nói chung, trong tam thập lục động. Bà được thờ ở rất nhiều nơi nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đền Chúa Thác Bờ tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong và đền Chúa Thác Bờ tại xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc.

Trước đây, tại xã Hào Tráng, huyện Đà Bắc có một ngôi miếu và một ngôi đền đều thời chúa Thác Bờ. Miếu và đền đều có thủ nhang riêng. Đến khi đập thủy điện Hòa Bình được xây dựng, thủ nhang miếu đưa miếu lên xã Thung Nai, huyện Cao Phong và trở thành đền Chúa Thác Bờ Thung Nai. Còn thủ nhang đền đưa đền lên xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc và trở thành đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa. Đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa được coi là đền chính và là đền cổ. Trong đền vẫn còn lưu giữ được quả chuông đồng đúc từ năm Thành Thái thứ 6 cùng hai pho tượng đồng của Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình.

Tại đền Chúa Thác Bờ Vầy Nưa,đền thuộc sự quản lý của nhà nước bởi đền đã được công nhận là Di tích Lịch sử. Còn đền Cao Phong hiện vẫn do tư nhân quản lý. Hai đền cách nhau khoảng 15 phút đi đò và cũng chỉ cách Động Thác Bờ khoảng 15 phút đi đò – nơi này cũng thờ vọng Chúa vì tương truyền đây là nơi Chúa cất giữ lương thảo giúp Vua Lê Lợi nuôi quân.

Cảnh Đền Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình là lưng tựa vào núi và mặt hướng ra hồ nước bao la, bát ngát một màu xanh ngọc bích. Chính cảnh đẹp này đã thu hút rất nhiều du khách tìm đến đền để dâng hương và vãn cảnh, tạo nên một khu du lịch tâm linh Thác Bờ đầy thi vị.

Ngày tiệc Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình

Bà Chúa Thác Bờ không nằm trong hệ thống thần linh Tứ phủ nhưng bà được nhân dân tôn kính phối thờ trong hệ thống Tứ phủ và được coi như một phần của hệ thống Tứ phủ. Ngày tiệc  Chúa Thác Bờ là ngày 1 tháng 4 âm lịch (có người nói là 12 tháng 4 âm lịch).

Xem thêm: Bản Văn Bà Chúa Thác Bờ Hòa Bình

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube