Bài 19: So sánh – Ngữ văn 6
Mục lục bài viết
Tóm tắt bài
1.1. So sánh là gì?
a. Xét ví dụ
Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
(Hồ Chí Minh)
→ Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối. Đây là sự tương đồng cả về hình thức và tính chất.
⇒ Sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hy vọng.
⇒ Gợi tình cảm nâng niu, quý trọng đối với trẻ em.
b. Nhận xét
- Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
- Mục đích: Làm nổi bật được cảm nhận của người viết, người nói. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
1.2. Cấu tạo của phép so sánh
a. Mô hình cấu tạo
- Xếp các ví dụ sau vào mô hình cấu tạo của phép so sánh
- “Trẻ em như búp trên cành” (Hồ Chí Minh)
- “Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” (Tố Hữu)
Vế A
(cái được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(cái dùng để so sánh – cái so sánh)
Trẻ em
như
búp trên cành
Lòng ta
vẫn vững
như
kiềng ba chân
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm
- Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
- Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh ở vế A.
- Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
- Từ so sánh.
b. Chú ý
* Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều
- Trong so sánh, phương diện so sánh và từ so sánh có thể được lượt bớt.
- Ví dụ
Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
- Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
- Ví dụ: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Vế A
(cái được so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(cái dùng để so sánh – cái so sánh)
Trường Sơn
chí lớn ông cha
Cửu Long
lòng mẹ bao la sóng trào
Con người không chịu khuất
Như
tre mọc thẳng
1.3. Các kiểu so sánh thường gặp
Các kiểu so sánh
So sánh đồng loại
So sánh khác loại
Phân loại
So sánh người với người
So sánh vật với vật
So sánh người với vật
So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng
Ví dụ
Cô giáo như mẹ hiền
(1) Trên trời, mây trắng như bông
(2) Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện.
Mẹ già như chuối chín cây
(1) Sự nghiệp của chúng ta như rừng cây đang lên đầy nhựa sống và ngày càng lớn nhanh chóng
(2) Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông