Bài Cúng Sửa Nhà Phổ Biến – Gợi Ý Mâm Lễ Cúng Sửa Nhà

Chuẩn bị bài cúng sửa nhà có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của cả gia đình. Nhất là khi gia đình cần tác động đến phần nền móng, mái nhà, hay nói chung là các kết cấu chịu lực chính của công trình. Vậy cần phải chuẩn bị những gì khi làm lễ cúng, có cần phải mời thầy về cúng sửa nhà hay không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp về vấn đề này cùng GAXA ngay hôm nay.

bài cúng sửa nhà

Tại sao gia chủ nên cúng trước khi sửa nhà

Sửa nhà là một công việc lớn, chính vì vậy trước khi tiến hành vào thi công các gia đình thường làm một lễ cúng gia tiên, các vị thần mong mọi chuyện thông hanh. Bởi theo tín ngưỡng lâu đời của người Việt mình, nhà cửa, đất đai không chỉ là nơi người sống ở, mà còn liên quan đến phần âm.

Nhất là ở phần nền móng – long mạch của ngôi nhà, nếu không cẩn thận, cúng bái đúng có thể gây ảnh hưởng đến sinh khí, tài lộc, vận mệnh của gia đình. Vậy nên, mỗi khi sửa nhà, động chạm đến móng nhà, tức thì có liên quan đến động long mạch, nên dù có sửa ít hay nhiều, việc làm bài cúng sửa nhà vẫn là cần thiết.

Tại sao nên cúng sửa nhà

Trong một bài văn khấn sửa nhà, ngoài việc chuẩn bị một mâm cơm cúng, bài khấn còn cần có sự hiện diện của chủ nhà và đại diện chủ thầu. Khi thực hiện cần phải thực sự thành tâm, xin phép bề trên để sửa nhà, và cầu mong mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Tuy nhiên, gia chủ cần hiểu thực về bản chất thì buổi cúng lễ này nhằm cáo lễ lên bề trên, xóa đi những điều xui rủi, phòng ngừa tai họa và mong vận lành đến. Do đó, mà thường trước khi sửa chữa, kể cả ở các chung cư, căn hộ không đụng chạm tới đất cũng vẫn nên thực hiện.

Xem thêm bài viết: https://gaxa.vn/tu-van-cai-tao-sua-chua-nha-tai-gaxa/

Gợi ý mâm lễ cúng sửa nhà

Điều quan trọng nhất khi làm bài cúng sửa nhà đó chính là thành tâm. Do vậy, tùy thuộc vào kinh tế của mỗi gia đình mà đồ cũng sẽ thay đổi cho phù hợp. Ngoài ra, mỗi vùng miễn cũng sẽ có những phong tục thờ cúng riêng, do đó gia chủ cần chuẩn bị chu đáo, hài hòa các yếu tố với nhau.

Tuy nhiên, dù với bất kỳ lý do nào thì để có được sự chỉn chu nhất, thì gia chủ cần chuẩn bị tối thiểu một mâm lễ mặn và một lễ vật cúng. Cụ thể, trọn bộ mâm cơm cúng sửa chữa nhà sẽ bao gồm những đồ sau đây:

Mâm lễ mặn:

  • Bộ tam sinh: Một con gà luộc nguyên con, một miếng thịt lợn luộc có nạc có mỡ, trứng gà luộc.

  • Đồ nếp: Gia chủ có thể cúng xôi hoặc bánh chưng, nếu cúng xôi nên chọn xôi đỗ xanh hoặc xôi gấc.

Bộ lễ vật cúng:

  • Vật dụng thờ cúng: 4 ly đèn cầy, 1 bó nhang, 1 bình hoa, 1 ít tiền lẻ.

  • Đồ hóa vàng: 5 lễ tiền vàng.

  • Lễ cúng: 1 bao thuốc, 1 hộp chè, 5 oản đỏ, 1 bát gạo trắng, 1 chai rượu trắng, 1 bát nước, 1 đĩa muối trắng.

  • 1 đĩa đựng lễ trầu cau, mua theo số lẻ 3 bộ trầu cau têm hoặc 5 quả cau – 5 lá trầu.

Mâm lễ cúng sửa nhà

Nếu gia đình điều kiện tốt hơn, thì chuẩn bị thêm một đĩa hoa quả tươi có màu sắc đỏ hoặc vàng để cầu thêm nhiều may mắn. Đối với mâm cơm cúng, gia chủ cũng chuẩn bị thêm những món mặn khác theo nhu cầu, tập quán địa phương. Tuy nhiên, cần lưu ý trong cách chế biến, không ăn thử, không dùng gia vị có chứa tỏi.

Bên cạnh đó, khi mua đồ về cũng cần lựa chọn loại tươi mới, sạch sẽ, nấu nướng cẩn thận. Sau khi cúng, đợi hết tuần hương thì hạ lễ xuống và dùng, không được ăn khi chưa cúng xong, ngay cả phần nấu thừa.

Mẫu bài cúng sửa nhà phổ biến hiện nay

Khi đã chuẩn bị xong mâm lễ cúng theo đúng yêu cầu, gia chủ sẽ tiến hành buổi lễ theo trình tự. Buổi lẽ sẽ bắt đầu vào buổi sáng, trước khi thợ tiến hành thi công sửa chữa. Gia chủ bày biện tất cả đồ cúng, đốt nhang và vái 4 phương 8 hướng và đọc bài văn khẩn đã chuẩn bị. 

Việc này gia chủ hoàn toàn có thể tự thực hiện hoặc mời thầy về làm lễ cúng hộ. Nếu tự thực hiện, gia chủ nên viết bài cúng sửa nhà ra giấy trước và cầm lên đọc với giọng chậm rãi, rành mạch. Nội dung văn khấn như sau:

Nam mô a di Đà Phật (lặp lại 3 lần). Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật mười phương. Con lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần. Con kính lạy Quan Đương Niên, các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ con là (tên người đọc khấn), ngụ tại (địa chỉ nhà chuẩn bị sửa chữa).

Hôm nay là ngày (đọc ngày tháng năm làm lễ cúng), tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ này, thắp nén hương dâng lên trước án có lời thưa rằng:

Vì tín chủ con đây muốn sửa chữa lại căn nhà nằm tại địa chỉ (đọc địa chỉ nhà sửa chữa), là ngôi nhà đương cơ trụ trạch là nơi cư ngụ cho cả gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, tin chủ con kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét, cho phép được sửa chữa ngôi nhà này.

Tín chủ con dâng lòng thành, kính mời các ngài và tất cả vị thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngày nhận lời mời của tín chủ, giáng lâm trước án mà chứng cho lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Kính cẩn mong các vị độ cho chúng con mọi công việc hanh thông, thuận lợi, sở nguyện tòng tâm, âm phù dương trợ, chủ thợ bình an.

Tín chủ con xin phổ các đến các vị Tiền chủ, Hậu chủ, gia tiên, các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất nơi này. Xin mời các vị thụ hưởng lễ vật mà phù trì cho tín chủ và chủ thợ đôi bên được an lành, công việc nhanh chóng. Chúng con lễ bạc thành tâm trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ đồ trị. Nam mô A Di Đà Phật (đọc lại 3 lần).

Trên đây là bài cúng sửa nhà và những lễ vật cần chuẩn bị trên mâm cúng. Trước khi thực hiện, gia chủ nên chọn ngày lành tháng tốt, tránh năm hạn để sửa nhà . Có như vậy công việc mới yên ấm, không lo bị vận hạn. Quan trọng hơn cả là hãy liên hệ cho GAXA để được tư vấn chính xác, và có được đơn vị thi công chuyên nghiệp, chất lượng.