Bài Cúng, Văn Khấn Ngày Giỗ Thường – Mâm Cơm Giỗ Ông Bà, Cha Mẹ

Cúng giỗ là một trong những phong tục tập quán đã có từ rất lâu đời của người Việt và được truyền lại cho đến ngày nay. Ý nghĩa của cúng giỗ là gì và cách chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ như thế nào, bài cúng, văn khấn ngày giỗ thường sao cho đúng? Bên cạnh đó là những lưu ý và cách cúng giỗ đầu, giỗ 3 năm và giỗ thường sao cho chuẩn. Đồ Cúng Ba Miền sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa lễ cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ

Người Việt có tập tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất và cúng giỗ là truyền thống tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa được lưu truyền lại để thế hệ con cháu tưởng nhớ đến các đấng sinh thành đã khuất.

Vào ngày mất của những người thân trong gia đình, các thành viên còn lại trong gia đình sẽ làm mâm cơm cúng để dâng lên tổ tiên và người đã khuất. Mâm cúng thể hiện tấm lòng của những người ở lại, cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình được êm ấm, thuận hòa, mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn.

Ngày tổ chức lễ cúng giỗ sẽ được tổ chức vào ngày mất theo âm lịch hàng năm. Thông thường, các gia đình sẽ làm lễ giỗ đối với những người đã mất trong khoảng ba hoặc bốn thế hệ đổ lại, các cụ kị trước đó thì thường sẽ tổ chức chung với ngày giỗ của dòng họ.

Hướng dẫn cách cúng giỗ đầu theo phong tục tập quán người Việt

Giỗ đầu là lễ cúng giỗ được tổ chức lần đầu tiên khi người mất được tròn 1 năm, tính theo ngày âm lịch. Vào ngày giỗ ông bà, cha mẹ trong năm đầu sẽ chuẩn bị như sau:

Chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ tươm tất

Mâm cơm cúng giỗ

Tùy theo điều kiện và phong tục tập quán của từng địa phương, gia đình mà mâm cúng có thể cúng đồ chay hoặc mặn, mâm cỗ ít lễ hoặc nhiều lễ. Cơ bản sẽ có những đồ lễ sau:

  • 1 lọ hoa tươi.
  • 1 mâm trái cây.
  • 1 con gà luộc (có thể thay bằng mâm cỗ chay).
  • Xôi.
  • Các loại bánh ngọt.
  • 1 ly rượu.
  • 1 ly nước trắng.
  • Nhang, đèn.
  • Quần áo, tiền vàng.

Văn khấn ngày giỗ

Trong ngày giỗ đầu cha mẹ, ông bà và người thân, chủ lễ cần phải đọc bài cúng sau:

Bài cúng, văn khấn ngày giỗ thường ông bà, ba mẹ

Cách thực hiện nghi lễ

Ngày cúng giỗ đầu là lễ cúng trang nghiêm nhất so với các lễ cúng sau. Vì thời điểm này người thân vừa mất và gia đình vẫn còn chịu tang. Do đó, nghi lễ cúng như sau:

  • Gia đình chuẩn bị mâm cúng đầy đủ và bày biện lên bàn thờ.
  • Sau đó chủ lễ sẽ tiến hành thắp hương rồi đọc bài khấn.
  • Sau khi đọc văn khấn xong thì đợi hương tàn được khoảng 2/3 thì hóa vàng, hạ lễ và thụ lộc.

Cách cúng giỗ 3 năm chuẩn nhất

Cúng giỗ 3 năm là lễ cúng rất quan trọng đối với gia đình, vì lễ cúng này gia đình sẽ làm thủ tục cất tang và chuyển bàn thờ người đã khuất lên chung với ban thờ của tổ tiên. Vì thế, nghi lễ này được thực hiện rất trang trọng.

Mâm cúng giỗ 3 năm

  • 1 lọ hoa tươi.
  • 1 mâm ngũ quả.
  • 1 con gà luộc.
  • 1 miếng thịt heo luộc.
  • 8 đĩa xôi.
  • 8 chén cơm.
  • Trầu têm cánh phượng.
  • Cau tươi.
  • Trà.
  • Thuốc lá.
  • Rượu.
  • 1 bộ đồ cúng, giấy tiền, vàng mã, giấy đất.

Bài cúng giỗ 3 năm

Trong ngày lễ cúng 3 năm, chủ lễ sẽ đọc văn khấn cúng giỗ như sau:

Bài cúng, văn khấn ngày giỗ 3 năm

Cách làm lễ cúng theo tập tục người Việt

Lễ cúng 3 năm rất quan trọng, do đó có khá nhiều nghi thức khi cúng giỗ. Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà một số thủ tục khác nhau, nhưng cơ bản sẽ cúng như sau:

  • Trước giờ làm lễ cúng, gia đình bày biện mâm cúng lên bàn thờ.
  • Chủ lễ sẽ thắp hương và đọc văn khấn.
  • Sau đó thực hiện nghi lễ chuyển lên bàn thờ tổ tiên chung.
  • Tiếp đó đợi hết khoảng 2/3 tuần hương thì tiến hành hóa vàng, hạ lễ và cùng thụ lộc.

Cách cúng ngày giỗ thường

Sau khi hết 3 năm chịu tang, những năm tiếp theo đến ngày của người mất gia đình sẽ tổ chức cúng giỗ đơn giản để tưởng nhớ đến người đã khuất. Đây là lễ cúng được thực hiện thường xuyên nên không cần thực hiện quá cầu kỳ.

Mâm cúng giỗ thường hàng năm

  • Hoa tươi.
  • Trái cây.
  • Gà luộc.
  • Xôi.
  • Bánh kẹo ngọt.
  • Rượu.
  • Chè.
  • Thuốc lá.
  • Tiền vàng

Văn khấn ngày giỗ thường

Trong nghi lễ cần thực hiện vào ngày giỗ thường, chủ lễ sẽ phải đọc bài văn khấn cúng như sau:

Bài cúng, văn khấn ngày giỗ thường của cha mẹ, ông bà

Cách thực hiện lễ cúng

Lễ cúng thường thực hiện khá đơn giản, gia đình chuẩn bị đầy đủ lễ cúng và bày lên bàn thờ. Sau đó, chủ lễ sẽ thắp hương và đọc văn khấn. Đọc văn khấn xong, đợi qua khoảng 2/3 tuần hương thì hóa vàng, hạ lễ và thụ lộc.

Cúng giỗ là nét đẹp truyền thống của người Việt để luôn nhớ về tổ tiên, nguồn cội. Vì thế nếu đến ngày cúng giỗ mà bạn quá bận rộn, không thể tự tay chuẩn bị mâm cúng dâng lên người đã khuất, thì có thể tìm đến dịch vụ Đồ Cúng Ba Miền để được hỗ trợ chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ đầy đủ, tươm tất và ý nghĩa theo đúng đồ cúng tâm linh người Việt. Lễ vật và cỗ cúng của chúng tôi được chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo như chuẩn bị cho gia đình mình. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sẽ có được mâm cúng chu đáo dâng lên tổ tiên và người đã khuất.

Điểm: 5 (206 bình chọn)

Cảm ơn bạn đã bình chọn.