Bài Văn Khấn Tam Tòa Thánh Mẫu Tại Các Đền, Đình, Chùa, Miếu
Khi nhắc đến các làng xã có Đình, Đền, Chùa, Miếu mà dường như ở hầu khắp mỗi tỉnh thành, làng xã trên đất nước ta đều xây dựng những công trình tâm linh này để thờ tự Thần linh, Thành Hoàng hay Thánh Mẫu. Chính vì vậy mà để thờ cúng những vị thần này, gia chủ khi đi lễ nên khấn theo bài văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu nào là đúng chuẩn nhất? Cùng tìm ra lời giải đáp qua những chia sẻ trong bài viết sau đây của Cửa Hàng Gốm Sứ Bát Tràng Vạn An Lộc nhé!
Nơi thờ cúng của Tam Tòa Thánh Mẫu
Ý nghĩa đặc biệt lễ Tam Tòa Thánh Mẫu như thế nào?
Các vị Thần linh, Thành hoàng hay Thánh mẫu luôn được biết đến là các bậc tiên nhân có công lớn lao đối với làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Vì vậy ngày nay, để tiếp nối nếp xưa, người dân Việt trên khắp mọi miền tổ quốc hàng năm vẫn tổ chức ngày đi lễ, trẩy hổi tại các Đình, Đền, Chùa, Miếu vào những dịp đặc biệt như ngày lễ, Tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày hội. Việc trẩy hội này có ý nghĩa bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn của thế hệ con cháu đối với các bậc tiên nhân, tôn thần đã có công với đất nước.
Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Chùa còn được xem là nơi để người dân sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng để cầu mong nhận được những điều tốt đẹp, bình an sẽ đến trong cuộc sống. Không những thế, con người với những hành vi tín ngưỡng này còn mong muốn nhận được sự chở che, phù hộ độ trì của các vị thần để bản thân, gia đình và cộng đồng được an khang, thịnh vượng và phát triển.
Mâm cũng lễ Tam Tòa Thánh Mẫu đúng chuẩn cần chuẩn bị những gì
Những vật dụng cần thiết không thể thiếu trên bàn thờ cúng
Quan niệm của đa số người dân cũng như phong tục truyền thống bao đời nay ông bà để lại thì khi đến các Đình, Đền, Chùa, Miếu, gia chủ nên chuẩn bị lễ vật dù to dù nhỏ, nhiều ít hay sang mọn để thể hiện sự thành kính của mình. Theo đó, ở những nơi thờ Thánh, Thần hay Mẫu, gia chủ vẫn có thể sắm sửa lễ đơn giản, lễ chay bao gồm hương, hoa quả tươi và oản để dâng lên các vị thần.
Cùng với đó, gia chủ có thể tham khảo cách chuẩn bị lễ để dâng lên khi đến các Đình, Đền, Chùa, Miếu như sau:
- Lễ cúng chay: Gia chủ cần chuẩn bị hoa quả tươi, hương nhang, trà, oản,……để lễ tại ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Ngoài ra, lễ chay này gia chủ cũng có thể dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu để cúng khấn.
- Lễ cúng mặn: Với những gia chủ có quan niệm lễ cúng phải dùng đồ mặn thì gia chủ nên mua đồ chay hình tướng lợn, gà hoặc giò, chả.
- Lễ cũng đồ sống: Trong quan niệm thờ cúng, gia chủ tuyệt đối không sử dụng các đồ cúng lễ sống như gạo, muối, trứng hay thịt tại các quan Bạch Xà, Ngũ Hổ, Thanh Xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
- Cỗ cúng sơn trang: Bao gồm những món ăn đặc sản chay của Việt Nam, tuy nhiên gia chủ lưu ý không dùng các loại đặc sản như ốc, lươn, cua,….
- Lễ cũng ban thờ cô, cậu: Lễ này gia chủ nên chuẩn bị đồ lễ bao gồm oản, trái cây tươi, hương hoa, lược, gương,…cùng với những món đồ chơi mà trẻ nhỏ yêu thích.
- Lễ cúng thần Thành Hoàng, Thư điền: Gia chủ nên chuẩn bị lễ cúng chay để những lời cầu nguyện của mình được linh ứng.
Bài văn khấn sau khi lễ Tam Tòa Thánh Mẫu
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mấu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm tòa quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử (chúng) con là: ……………
Ngụ tại: …………….
Hôm nay là ngày ……. tháng …… năm ……
Hương tử con đến nơi Điện (Phủ, Đền) ……… chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia chung chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Khấn Tam Tòa Thánh Mẫu, gia chủ có thể tham khảo và sử dụng bài văn khấn đúng chuẩn, chi tiết và đầy đủ với nội dung như sau đây:
Cách hạ lễ sau khi lễ Tam Tòa Thánh Mẫu xong xuôi
Tượng Tam Hòa Thánh Mẫu uy nghi trang nghiêm
Sau khi nghi thức khấn, lễ ở các ban thờ kết thúc và trong lúc đợi tuần nhang cháy hết, gia chủ có thể viếng thăm phong cảnh nơi thờ tự để cảm nhận sự yên bình và thanh tịnh khi đến đây.
Khi thắp hết một tuần nhang, gia chủ có thể tiến hành thắp thêm một tuần nhang nữa. Theo đó sau khi thắp nhang xong, gia chủ sẽ tiến hành vái 3 vái trước mỗi ban thờ sau đó mới thực hiện việc hạ sớ và đem ra nơi hóa vàng để hóa tất cả sớ đã dâng.
Khi sớ đã được hóa xong xuôi, gia chủ mới tiến hành hạ các lễ cúng đã dâng khác. Theo đó khi hạ lễ, gia chủ lưu ý hạ theo thứ tự từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Đặc biệt, riêng với các đồ lễ cúng ở bàn thờ Cô, Cậu như gương, lược hay các loại đồ chơi,….thì gia chủ không nên hạ xuống mà nên để nguyên trên bàn thờ. Bởi theo quan niệm trong thờ cúng, đây là những vật phẩm Cô, Cậu cần sử dụng hàng ngày nên gia chủ cần để lại để Cô, Cậu dùng.
Với những thắc mắc về bài văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu, các bạn hoàn toàn có thể tham khảo những chia sẻ mà Cửa Hàng Gốm Sứ Bát Tràng Vạn An Lộc mang đến trong bài viết trên đây. Chắc chắn những thông tin thú vị này sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong việc thờ cúng tại các Đình, Đền, Chùa, Miếu. Nhờ đó, chính bạn cũng như các thành viên trong gia đình sẽ nhận được nhiều điều may mắn, bình an, tài lộc và hạnh phúc trong cuộc sống nhờ sự phù hộ độ trì của các vị thần này.