Bài cúng bà Cửu Thiên Huyền Nữ và 1 số vị thần trong văn hóa Việt
Cửu Thiên Huyền Nữ hay được dân gian biết đến tên gọi khác như Mẫu Cửu Trùng Thiên. Cửu Trùng Thiên ý chỉ chín tầng trời, khắp cõi trời đất nơi mà Mẫu Thượng Thiên cai quản chốn thiên cung. Truyền thuyết kể lại rằng, từ thời xa xưa khi lập nước Bà từng giúp người dân Việt Nam đánh đuổi quân Xuy Vưu xâm lược. Từ đó, người đời đã thờ phụng Bà tại các đình, chùa để biết ơn và tưởng nhớ cùng với đó là bài cúng Bà Cửu Thiên Huyền Nữ.
Có thể bạn quan tâm: Bài Cúng Chúng Sinh Rằm Tháng Bảy Ngoài Trời Đầy Đủ Nhất
Bài cúng bà Cửu Thiên Huyền Nữ- Nữ thần truyền thuyết của Trung Quốc
Trong giới Huyền Thuật, Cửu Thiên Huyền Nữ được xem là một trong ba vị Thánh Tổ, bao gồm Thái Thượng Lão Quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn và người còn lại là Bà Cửu Thiên Huyền Nữ. Ngoài ra, Bà còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như là Mẫu Cửu Trùng Thanh Vân hay Bán Thiên Công Chúa.
Vào thời vua Hùng Kinh Dương Vương, Cửu Thiên Huyền Nữ đã cùng Hữu Hùng Thị đánh đuổi quân xâm lược Xuy Lưu. Hiện nay, đền thờ của Cửu Thiên Huyền Nữ tọa lạc tại thành phố Hưng Yên. Vì giúp đỡ nhân dân trong những lúc nguy khốn nhất nên Bà được tôn lên làm Thành Hoàng. Chính vì sự tôn nghiêm này, khi đến cúng vái Bà mọi người cần phải chuẩn bị chu đáo bài cúng Bà Cửu Thiên Huyền Nữ để có thể thể hiện sự toàn tâm toàn ý của mình cũng như tránh phải các rắc rối trong tâm linh.
Xem thêm: Tìm hiểu về việc lựa chọn đất đai nhà cửa, kiến trúc, thiết kế, vị trí đắc địa ở chuyên mục MUA BÁN NHÀ ĐẤT
Ảnh 1: Bài cúng Bà Cửu Thiên Huyền Nữ cầu may mắn (Nguồn: Internet)
Bài văn khấn đền Ông Hoàng Mười
Sau khi đã tìm hiểu về bài cúng Bà Cửu Thiên Huyền Nữ, chúng ta sẽ sang một vị thần rất nổi tiếng có tên là Ông Hoàng Mười.
Đền Ông Hoàng Mười là một trong những điểm đến tâm linh trứ danh ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Lễ hội đền Ông Hoàng Mười được tổ chức hàng năm sau ngày Tết Nguyên Đán, vì thế vào thời gian này nơi đây lại nghi ngút khói hương của người dân tứ phương tám hướng đổ về để thờ cúng.
Theo truyền miệng, Ông Hoàng Mười là một nhân vật có thật trong lịch sử. Nhưng ở một số truyền thuyết khác lại cho rằng Ông là con của Bát Hải Động Đình. Ống vốn là người của thiên đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên giáng thế để giúp bá tánh nhân dân.
Ảnh 2: Bài văn khấn Ông Đền Hoàng Mười tại Nghệ An (Nguồn: Internet)
Bài văn khấn Quan Lớn Tuần Tranh
Đền Tranh là một nơi tập trung của những tín ngưỡng truyền thống dân gian phong phú của người Việt Nam. Trong đó, điển hình là nhân vật huyền thoại Quan Lớn Tuần Tranh. Nhân vật này được mọi người xem là một vị quan có danh tiếng lẫy lừng được nhân dân kính nể và lập bàn thờ thờ phụng. Ngày 10 đến ngày 20 tháng 2 hàng năm, lễ hội này sẽ được diễn ra với một sức hút lạ thường, nhất là với bà con ở thị thành.
Ảnh 3: Văn Ông Quan Lớn Tuần Tranh (Nguồn: Internet)
Bài văn khấn bà Chúa Năm Phương cai quản bản cảnh bản xứ ngũ phương
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam, Bà Chúa Năm Phương là một vị thánh mẫu nắm giữ cho mình một quyền năng rất lớn. “Năm Phương” ý chỉ Bà có thể thống quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương.
Bà được sinh ra tại làng Gia Viên nay là quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Đức Ngô Quyền thấy bà là một người giỏi giang về mọi mặt nên phong cho bà làm nữ tướng đảm đương việc quản lý lương thực cho quân lính trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng 938.
Văn khấn Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc
Chắc hẳn ai ai cũng biết, Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc không chỉ thu hút người dân ở tứ phương tám hướng ở lối kiến trúc độc nhất mà còn được mọi người biết đến là nơi thờ cúng linh thiêng. Tiếng lành đồn xa, vì thế ngày càng có nhiều người thường lui tới núi Sam để có thể được gặp mặt Bà và cầu xin những gì tốt đẹp nhất, may mắn nhất.
Nếu có ý định đi chùa viếng , vậy bạn đã biết bài văn khấn cúng Bà Chúa Xứ núi Sam chưa? Để tạo được sự kết nối với thần linh, bạn phải chuẩn bị thật kỹ và đừng gây ra những sai sót trong bài văn khấn nhé! Nào! Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Ảnh 4: Văn khấn Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (Nguồn: Internet)
Bài văn khấn Ban Tam Bảo tại chùa
Trong văn hóa của người Việt Nam, ở mỗi làng xã đều có các đình, miếu để thờ cúng các vị thần linh. Đây được xem là các bậc tiền nhân đóng góp nhiều công lao trong công cuộc bảo vệ đất nước, hình thành nên xã hội ngày nay. Và để tỏ lòng biết ơn đến Tam Bảo , hàng năm mọi người thường đến các chùa chiền để cúng và làm lễ Tam Bảo.
Ảnh 5: Mẫu bài văn khấn cúng Ban Tam Bảo (Nguồn: Internet)
Bài văn khấn Chung Thiên ngoài trời vào dịp Rằm hay lễ Tết
Bàn thờ của Chung Thiên hay còn được là Tiền Chủ chính là một cây hương ở ngoài sân. Người ta thường cúng Chung Thiên vào những ngày mồng một, ngày rằm, ngày lễ Tết hay thậm chí có thể bày tỏ lòng thành kính của mình bất cứ lúc nào khi gia đình gặp chuyện không may.
Ảnh 6: Mẫu văn cúng Chung Thiên ngoài trời chuẩn xác (Nguồn: Internet)
Có thể bạn quan tâm: Cách Viết Văn Cúng Tổ Tiên NHà Thờ Họ Đúng Chuẩn
Như vậy, bài viết ngày hôm nay đã giúp mọi người biết thêm về bài cúng Bà Cửu Thiên Huyền Nữ. Hy vọng rằng, chuyên mục Nhà 360 sẽ phần nào hữu ích với mọi người trong cuộc sống. Bên cạnh đó, các bạn cũng đừng quên chia sẻ bài viết này đến bạn bè và người thân xung quanh nhé!