Bài cúng tết thanh minh tại gia phải đạo
Mục lục bài viết
Bài cúng tết thanh minh tại gia phải đạo
Đại thi hào Nguyễn Du có câu thơ nổi tiếng “Thanh minh trong tiết tháng Ba, lễ là Tảo mộ, hội là Đạp Thanh”. Đây là dịp quan trọng để con cháu từ khắp mọi miền đất nước tìm về quê cũ, thắp hương tỏ lòng biết ơn, nhớ về nguồn cội. Nhưng trong trường hợp bất khả kháng, bạn vẫn có thể làm lễ và khấn bằng bài cúng Tết Thanh minh tại gia.
Ý nghĩa của Tết thanh minh
Tết Thanh minh là ngày để tưởng nhớ về người thân đã khuất
Theo cách tính của người xưa, tiết Thanh minh là ngày thứ 46 của thời điểm lập xuân. Tết Thanh Minh được tính theo lịch Dương, từ 4 – 5/4 đến 20 – 21/4 hàng năm. Ý nghĩa của ngày lễ này nằm trong chính tên gọi của chúng, từ “thanh” tức “trong” và “minh” tức “sáng”, hợp lại với nhau mang nghĩa khoảng thời trời trong sáng, thanh khiết.
Từ ngàn đời xưa, ông bà ta đã chọn Thanh minh là ngày để nhớ về cội nguồn, khi con cháu tìm về phần mộ gia đình, tổ tiên để cắt cỏ, đắp đất. Chính vì vậy, Tết Thanh minh còn có tên gọi khác là tảo mộ.
Xem thêm: Cúng khai trương gồm những gì để hồng phát?
Bài cúng tết thanh minh tại gia
Mâm cúng lễ Thanh minh không thể thiếu bánh trôi nước
Do diễn biến khó lường của dịch COVID – 19 cũng như nhiều gia đình xa quê không thể sắp xếp thời gian để tảo mộ. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện tại nhà.
Chỉ cần chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ gồm xôi chè, bánh trái, nước, oản chuối, muối gạo… bày biện đẹp mắt trên mâm bồng để bày tỏ lòng thành kính, dâng lên tổ tiên, tưởng nhớ người đã mất. Ngoài ra bạn có thể đến Cương Duyên Bát Tràng để mua thêm nhiều món đồ thờ phong thủy chất lượng, giá tốt khác.
Văn khấn Tết thanh minh tại nhà
Thông thường, bạn thường quen với lễ Thanh minh được làm ngoài phần mộ của tổ tiên, ông bà. Do đó, một số người vẫn còn bỡ ngỡ và chưa biết khấn bài cúng Tết Thanh minh tại gia như thế nào cho chuẩn.
Gia chủ cần chỉnh trang quần áo, đầu tóc, thắp hương, đốt đèn, chắp tay thành kính niệm:
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…
Con lạy bà tổ cô ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Nay con giữ việc phụng thờ tên là…, tuổi…, sinh tại xã…, huyện…, tỉnh… cùng toàn gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.
Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.
Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.
Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn.
Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.
Nam mô A di Đà Phật! (3 lần).
Bài cúng Tết thanh minh ngoài nghĩa trang
Các gia đình thường chuẩn bị lễ và cúng tại phần mộ tổ tiên
Bài văn khấn Thanh minh ngoài mộ, nghĩa trang
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày… tháng… năm… (đọc ngày, tháng Âm lịch).
Tín chủ chúng con là… (tên của bạn)
Ngụ tại số nhà…, xã/phường…, quận/huyện…, tỉnh/thành phố… (địa chỉ của nhà bạn).
Nhằm tiết Thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị Tôn Thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ của cụ tứ đại, tam đại, ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp. Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe, 3 tháng mùa hè, 9 tháng mùa đông đều được mạnh khỏe, tươi tốt, chứng minh chứng giám lòng thành gia đình chúng con.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)
Xem thêm: Cúng về nhà mới cần những gì để có một khởi đầu suôn sẻ?
Bài cúng Tết Thanh minh ngoài mộ vong linh
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy hương linh (đọc tên người dưới phần mộ).
Hôm nay là ngày (đọc ngày Âm lịch), nhân tiết Thanh minh, tín chủ chúng con là… ngụ tại số nhà…, xã/phường…, quận/huyện…, tỉnh/thành phố…
Chúng con và toàn thể thành viên trong gia đình nhờ công ơn cao dày của… (tên người dưới phần mộ) chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh lai lâm hiến hưởng.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật! (cúi lạy 3 lần)
“Thanh minh trong tiết tháng Ba, lễ là Tảo mộ, hội là Đạp Thanh” – Câu thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du vẫn còn vang vọng bên tai. Để gìn giữ nét đẹp nhớ về nguồn cội của dân tộc, dù trực tiếp ra tảo mộ hay làm tại nhà, gia chủ cũng nên chuẩn bị đầy đủ lễ vật và lựa chọn bài cúng Tết Thanh minh tại gia phù hợp.
Thông tin liên hệ
-
Showroom: K28-29-30, KCN Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
-
Hotline: 0968 505 268
-
Email: [email protected]