Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2023 Đề 2 – Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2022

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 Đề 2 để nắm được câu hỏi cũng như những gợi ý đáp án trả lời hay nhằm hoàn thiện bài dự thi của chính mình.

Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2022 nhằm lan tỏa niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ; trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong nhà trường và cộng đồng, hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng đọc sách cho học sinh.

Câu hỏi Đại sứ văn hóa đọc 2022 đề 2

Câu 1: Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn, thơ, kịch) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (tranh vẽ) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, nuôi dưỡng tâm hồn giàu tính nhân văn, từ đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.

Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm phát triển văn hóa đọc cho cộng đồng? (Nêu rõ được mục đích, tính sáng tạo mới, các kết quả, tác động (đã đạt được hoặc dự kiến đạt được) và khả năng ứng dụng, triển vọng nhân rộng sáng kiến trong cộng đồng).

Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2022 đề 2 câu 1

Bài 1

Làn gió nhẹ lướt qua khung cửa nhỏ
Đưa hương hoa thoảng nhẹ tới bên em
Gió trầm ngâm đứng ngắm nhìn cô bé
Thảnh thơi đọc sách bên bàn nhỏ xinh xinh

Gió phân vân, suy nghĩ hoài không biết
Sách có gì mà thấy bé ưu tư?
Bé trả lời: Cuộc đời người bạn nhỏ
Đôi lúc buồn cũng lắm lúc đau thương

Một hồi lâu, bé mỉm cười mãn nguyện
Gió vui vời, bèn hỏi bé làm sao:
Sách có gì mà nhìn em vui thế?
Bé trả lời: Sách đầy ắp những yêu thương

Gió biết không? Những cuốn sách này nhé!
Chứa vạn điều mới mẻ và mê say
Mỗi trang sách dạy ta sống mỗi ngày
Cho đi rồi sẽ nhận lại tình yêu.

Gió thích thú với bao lời bé kể
Đọc sách hay vào những lúc thảnh thơi
Có gió mát, bé thơ cùng trang sách nhỏ
Và chúng mình du ngoạn khắp nhân gian

Bài 2

Mở một tủ sách đầy hứng thú

Núi và Sông, Trời và Đất, Lịch sử, Văn minh

Kiến thức trong trái tim tôi

Nuôi dưỡng tâm hồn rạng ngời trong ánh bình minh

Khi bạn mệt mỏi, buồn chán hoặc thất vọng

Hãy lật từng trang sách và bạn sẽ thấy yêu đời

Những lời chia sẻ và động viên chứa đựng trong Lời

Bạn sẽ thấy rằng trái tim của bạn tràn đầy nhẹ nhõm và bình yên.

Khi tôi vui, khi tôi vui, khi tôi không buồn

Xoay giá sách sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn

Ồ! Bao mảnh đời đầy mâu thuẫn.

Nhân ái, nhiều cảm thông, mạnh mẽ vượt qua.

Những trang sách nhỏ nhưng tình yêu lớn

Dành tình yêu cho cuốn sách

Trân trọng sách như gia đình và bạn bè

Tôi đã mang theo một cuốn sổ tay trong suốt chặng đường.

Bài 3

Mở trang sách lòng đầy rạo rực
Núi sông, đất trời, lịch sử, văn minh
Bao tri thức gói gọn trong tim mình
Nuôi dưỡng tâm hồn rọi sáng ánh bình minh

Lúc mệt mỏi, chán chường, hay thất vọng
Lật trang sách, bạn sẽ thấy yêu đời
Lời chia sẻ, động viên nơi dòng chữ
Sẽ thấy lòng mình đầy nhẹ nhõm, an yên

Những khi vui, hứng khởi không muộn phiền
Lật trang sách, bạn thấy lòng lắng lại
Ôi! Bao mảnh đời ngoài kia đầy ngang trái
Thương cảm, xót xa nhiều hãy mạnh mẽ vượt qua.

Trang sách nhỏ nhưng lớn lao tình ý
Hãy cho sách những tình cảm yêu thương
Trân trọng sách như người thân bè bạn
Trên mọi nẻo đường, tay- cuốn sách mang theo.

Sưu tầm

Đáp án Đại sứ văn hóa đọc 2022 đề 2 câu 2

Một vài nét về văn hóa đọc trong cộng đồng

Sách đóng vai trò vô cùng to lớn trong đời sống của con người. Đọc sách có vai trò quan trọng trong việc định hình tư duy, phát triển trí tuệ, nhân cách, tâm hồn cao đẹp và lối sống lành mạnh của mỗi người, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng khu dân cư là yếu tố quan trọng trong xây dựng cộng đồng khu dân cư văn hóa, thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức, làm đẹp tâm hồn của mọi người. Xây dựng thói quen đọc sách, lan tỏa phong trào đọc sách trong cộng đồng là góp phần thiết thực nâng cao chất lượng dân trí các khu dân cư, lối sống văn hóa trong cộng đồng, củng cố lòng yêu quê hương đất nước, góp phần hoàn thiện nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ ngày nay.

Qua khảo sát thông tin văn hóa đọc, thư viện, không gian đọc cộng đồng… trên diện rộng bằng hình thức như thu thập thông tin qua “Phiếu thu thập thông tin văn hóa đọc” ở các đối tượng học sinh tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) và các bậc phụ huynh với hình thức phát phiếu trực tiếp và qua ứng dụng google drive chúng tôi thu về tổng cộng 2.818 kết quả được khái quát thành bảng biểu sau:

Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng lười đọc sách, ngại đọc sách và sự “phai nhạt” thói quen đọc sách đang dần phổ biến. Trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông, các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình…, dường như ít còn chỗ cho việc đọc sách, người ta giảm hứng thú với việc đọc. Văn hóa đọc mới chỉ dừng lại ở việc tra cứu tài liệu, đọc theo thị hiếu đám đông còn thói quen đọc, kỹ năng đọc chưa được bạn đọc chú ý và đầu tư.

Phụ huynh và học sinh – hai lực lượng đông đảo của cộng đồng đọc sách hiện nay, mặc dù hơn 80% trả lời thích đọc sách nhưng thời gian dành cho việc đọc hầu hết ít hơn 30 phút mỗi ngày và chỉ đọc khi nào có hứng thú. Như vậy có nghĩa là sách không thực sự là mối quan tâm hàng đầu của mọi người trong thời đại thông tin hiện nay.

Ngoài những nguyên nhân chủ quan của cá nhân người đọc chưa thực sự yêu thích sách, gia đình đến nhà trường chưa đưa hoạt động đọc sách thành một yêu cầu cần thiết trong giáo dục, chúng tôi nhận thấy những nguyên nhân khách quan dẫn đến sự phai nhạt tinh thần đọc sách trong cộng đồng như sau:

Về phía thư viện: theo thông tin từ trang web của Thư viện Quốc gia Việt Nam, hệ thống thư viện nước ta với Thư viện Quốc gia Việt Nam đứng đầu và 63 thư viện tỉnh/thành phố, 582 thư viện quận/huyện… Thư viện các tỉnh, thành phố đều ở vị trí trung tâm, xây dựng khang trang, lượng sách khá nhiều. Ngoài ra, các trường học, cơ sở giáo dục có thư viện đa dạng về thể loại sách dành cho học sinh. Tuy nhiên, các điều kiện thuận lợi đó không đủ sức hút để người đọc tìm đến với sách. Qua theo dõi, ghi chép và tìm hiểu thì thấy rằng học sinh, sinh viên, người dân đến thư viện tỉnh chưa nhiều, thư viện quận/huyện rất ít. Lý do có thể là sách chưa cập nhật thường xuyên, kịp thời, phòng đọc tẻ nhạt…

Qua khảo sát của chúng tôi, các website, fanpage chưa thật sự được các thư viện chú trọng phát triển để quảng bá, truyền thông giới thiệu về thư viện, sách mới… Nhìn chung, website của các thư viện chưa được đầu tư tốt: hình thức không đẹp bằng các website thuộc lĩnh vực khác, khó sử dụng, giao diện chưa thân thiện… Kết quả khảo sát trang Facebook của các thư viện tỉnh/thành phố cho thấy có 50/63 (79%) thư viện có fanpage, 13 thư viện không có. Hầu hết fanpage của các thư viện đều có nội dung khá tẻ nhạt, không thường xuyên đăng bài nên lượng độc giả theo dõi rất ít.

Thiếu không gian đọc cộng đồng: hiện nay, bên cạnh hệ thống thư viện do Nhà nước quản lý, có khoảng hơn 300 thư viện cộng đồng do các cá nhân, gia đình ở khắp mọi miền đất nước sáng lập để phục vụ miễn phí cộng đồng. Trong khả năng tìm kiếm của mình, chúng tôi thống kê được 59 thư viện cộng đồng trên cả nước hiện đang hoạt động tích cực, hoàn toàn miễn phí với mục đích đưa sách đến với người đọc, trong đó, đối tượng hướng đến nhiều nhất là học sinh. Hình thức thư viện cộng đồng này được tổ chức rải rác từ thành phố đến nông thôn, thậm chí cả ở vùng sâu, vùng xa. Đó là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Hình thức hoạt động là kết hợp online, offline để giới thiệu sách, khuyến khích tình yêu đối với sách ở mọi đối tượng. Nhiều thư viện đặt ra tiêu chí, nội dung hoạt động rõ ràng, tổ chức cùng đọc, thảo luận theo định kỳ. Tuy nhiên, đất nước gần 100 triệu dân thì 300 thư viện cộng đồng là ít ỏi. Hoạt động của các thư viện chỉ như đốm lửa nhỏ để thắp ánh sáng của tình yêu sách ở một số vùng miền, chưa đủ để trở thành ngọn lửa thắp sáng tri thức của đất nước.