Bài mẫu tiểu luận giao tiếp liên văn hóa

Tiểu luận là một trong những thuật ngữ mà chúng ta thường hay bắt gặp, nhất là các bạn học sinh, sinh viên. Việc chọn lựa đề tài cho một bài tiểu luận vốn dĩ đã hề không đơn giản, mà khi đã chọn được đề tài thì việc trình bày, diễn giải, phân tích vấn đề đã được chọn càng khó khăn hơn. Theo đó, kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cần thiết và vô cùng quan trọng đối với mọi người nói chung và sinh viên nói riêng. Do đó, tiểu luận về đề tài kỹ năng giao tiếp đang được nhiều người quan tâm do tính ứng dụng và thực tiễn mà nó mang lại trong cuộc sống ngày nay. Để hiểu rõ hơn về tiểu luận giao tiếp liên văn hóa, mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.

Tiểu Luận Giao Tiếp Liên Văn Hóa

Bài mẫu tiểu luận giao tiếp liên văn hóa

1. Khái quát về tiểu luận

Tiểu luận được hiểu là một bài viết được thể hiện dưới dạng văn bản, dùng để trình bày quan điểm, nghiên cứu, phát hiện về một chủ đề mà người viết muốn thể hiện.

Tiểu luận thường có 2 loại đó là tiểu luận môn học và tiểu luận tốt nghiệp. Đối với bài tiểu luận môn học thường sẽ có độ dài tầm 5 đến 25 trang và phụ thuộc vào quy định của các trường hoặc các giảng viên giảng dạy môn học đó đưa ra. Còn bài tiểu luận tốt nghiệp nội dung thường chuyên sâu hơn, độ dài khoảng từ 30 – 50 trang và phụ thuộc vào từng yêu cầu riêng.

Nội dung của một bài tiểu luận dù viết về vấn đề gì thì cũng phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả nghiên cứu mà người viết phát hiện được, hay nêu ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết.

Thông qua bài tiểu luận, người viết sẽ chứng tỏ được năng lực và khả năng của mình, từ đó hiểu được những câu hỏi, vấn đề đặt ra và tìm hiểu tất cả các thông tin tương đối đầy đủ về những vấn đề đó. Khi viết tiểu luận người viết sẽ có cơ hội thể hiện khả năng suy nghĩ và phân tích của mình, do đó bài tiểu luận thường được sử dụng để đánh giá năng lực sinh viên, học viên tại các trường đại học, cao đẳng.

Một bài tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của người viết mà phải theo những tiêu chuẩn quy định chuẩn về cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng, canh lề, kiểu chữ, tiêu đề, trình bày lời cảm ơn, ghi chú, trích dẫn, tài liệu tham khảo…

2. Cách thức trình bày tiểu luận

Thông thường một bài tiểu luận thường có bố cục chi tiết như sau:

  • Phần trang bìa: được đặt ở phía ngoài cùng của một bài tiểu luận và được in bằng giấy cứng. Khi trình bày trang bìa phải có đầy đủ các thông tin như sau: Phía trên cùng trang bìa là tên của trường và tên khoa của người thực hiện. Sau đó là logo của trường. Phần giữa trang bìa sẽ thể hiện tên đề tài nghiên cứu và được trình bày bằng khổ chữ to. Phía góc phải cuối trang bìa ghi họ và tên của giảng viên hướng dẫn, tên người viết tiểu luận, mã sinh viên, ngày tháng thực hiện. Mỗi trường sẽ có quy định đóng trang bìa sao cho phù hợp nhất.
  • Trang phụ bìa được lập theo bìa mẫu của từng trường.
  • Trang nhận xét của giảng viên hướng dẫn viết tiểu luận.
  • Lời cảm ơn.
  • Mục lục.
  • Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ
  • Danh sách bảng biểu, hình vẽ.
  • Nội dung bài tiểu luận.
  • Danh mục tài liệu tham khảo.

Để một bài tiểu luận đạt chuẩn và ấn tượng bạn cần nắm được quy định về cách trình bày một văn bản tiêu chuẩn. Cụ thể như sau:

  • Bài tiểu luận cần được trình bày trên khổ giấy A4 với kích thước 210×297 mm và thuộc định dạng kiểu trang đứng.
  • Sử dụng Font chữ Time New Roman
  • Cỡ chữ phần nội dung là 13 và cỡ chữ phần đề mục thường là 13 hoặc 14. Các đề mục lớn nên để font chữ to hơn và thống nhất để dễ nhìn.
  • Cách dãn dòng từ 1.2 – 1.3 lines.
  • Căn lề trên, lề dưới từ 2.0 – 2.5cm, căn lề phải 2.0cm và căn lề trái từ 3.0 – 3.5cm.
  • Đối với độ dài của một bài tiểu luận sẽ không quá 30 trang và không tính phụ lục.
  • Đánh số trang đầy đủ.
  • Đính kèm thêm một trang tiêu đề với đầy đủ thông tin liên quan tới họ, tên, mã sinh viên, mã môn học, tên câu hỏi, đề tài.
  • Tại từng trang bài tiểu luận sử dụng phần Header hoặc Footer để ghi tên và mã sinh viên của người thực hiện.

Dưới đây là bảng tham khảo cách trình bày tiểu luận:

Đề mụcCỡ chữĐịnh dạngCanh lề trang Tên chương14 In hoa in đậmGiữa Tên tiểu mục mức 113 In hoa in đậmTrái Tên tiểu mục mức 213 Chữ thường chữ đậmTrái Tên tiểu mục mức 313 Chữ thường, nghiêngTrái Nội dung13 NormalĐều Tên khóa học13 NghiêngĐều Bảng(Table)12 NormalTrái Chú thích bảng10 NghiêngTrái, dưới bảng Tên bảng11 ĐậmTrái, trên bảng Tên hình11 ĐậmTrái, dưới hình Tài liệu tham khảo11 Xem mục EChú thích bên dưới

3. Tiểu luận giao tiếp liên văn hóa

Tên đề tài: GIao tiếp liên văn hóa

Giao tiếp liên văn hóa là nói đến những đặc thù của ngôn ngữ và văn hóa dân tộc, sự ảnh hưởng của chúng lên quá trình hội nhập. Chuyên ngành giao tiếp liên văn hóa ra đời nhằm nghiên cứu, giảng dạy giao tiếp cho các đối tượng tham gia quá trình hội nhập.

Nội dung của bài tiểu luận giao tiếp liên văn hóa có thể tham khảo như sau:

  • Chương 1. Lý luận chung về giao tiếp
  • Chương 2. Giao tiếp và văn hóa
  • Chương 3. Sự khác biệt trong môi trường liên văn hóa
  • Chương 4. Giao thoa văn hóa
  • Chương 5. Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp liên văn hóa

Một số nội dung có thể tham khảo cho bài tiểu luận như sau:

– Giao tiếp liên văn hóa với tư cách là một ngành nghiên cứu và ứng dụng đã hình thành tại Mỹ từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX. Năm 1946, ở Mỹ đã thông qua Đạo luật phục vụ ở nước ngoài và thành lập Viện phục vụ nước ngoài (Foreign Service Institute) do nhà ngôn ngữ học E. Hall lãnh đạo. Lúc đầu Viện này đã thu hút đông đảo các nhà bác học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học.. tham gia. Ban đầu, họ chỉ dừng lại ở việc hiểu biết và giải thích hành vi của đại diện các nền văn hóa khác nhau bằng cảm giác là chính, chứ chưa phải là sự hiểu biết cặn kẽ, dựa trên cơ sở khoa học. Tính hiệu quả các công trình nghiên cứu do đó chưa cao. Tuy vậy, họ cũng rút ra một điều là: mỗi một nền văn hóa đều hình thành hệ thống giá trị văn hóa, những mô hình hành vi độc đáo, do đó việc miêu tả, giải thích và đánh giá chúng cần được thực hiện từ quan điểm văn hóa tương đối.

– Những rào cản về ngôn ngữ vẫn có thể khắc phục được với đòi hỏi phải có sự am hiểu thông thạo và tường tận những đặc điểm khu biệt của từng ngôn ngữ dân tộc. Quan niệm vài thập kỷ trước cho rằng ngoại ngữ là phương tiện giao tiếp là chưa chính xác. Ngày nay ngoại ngữ là mã văn hóa giúp ta tiếp cận với nền văn hóa khác, ngoài văn hóa dân tộc. Học ngoại ngữ là phải học văn hóa của ngôn ngữ đó, chỉ khi giỏi tiếng, cộng với am hiểu văn hóa mới đảm bảo giao tiếp thành công.

– Mối quan hệ giữa con người và văn hóa, con người và ngôn ngữ, giữa ngôn ngữ và văn hóa là những mối quan hệ biện chứng, tương hỗ cho nhau, đã và đang được nghiên cứu trong chuyên ngành mới: “Ngôn ngữ văn hóa học’. Nhiệm vụ chủ yếu của chuyên ngành khoa học này là nghiên cứu văn hóa và con người được thể hiện trong ngôn ngữ. Văn hóa với diện mạo bề thế như vậy, lại không thể tự tổ chức được, mà phải “nhờ” đến ngôn ngữ mã hóa, miêu tả, lưu giữ và truyền bá cho mình. Với vai trò như vậy, ngôn ngữ vừa là thành phần cấu thành cơ bản của văn hóa, vừa là tấm gương phản ánh, vừa là điều kiện tồn tại của văn hóa, vừa là nhân tố quan trọng hình thành các mã văn hóa.

– Người ta đã nói đến ba nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của giao tiếp. Đó là “quyền lực quan hệ P” (Relative power), “khoảng cách xã hội D” (Social distance) và “mức độ áp đặt R” (Ranking of imposition). Trong đó, nhân tố D thường có những thay đổi đáng kể trong tiếp xúc. Nó không chỉ phản ánh mục đích các bên tham gia giao tiếp, mà còn nói lên tính chất của xã hội tôn ti trong văn hóa khung cảnh cao hay tính bình đẳng trong văn hóa khung cảnh thấp.

– Các chiến lược giao tiếp được ứng dụng linh hoạt và đúng lúc có thể sẽ dẫn đến thành công trong các tiếp xúc. Tuy vậy, điều đang được các nhà nghiên cứu giao tiếp liên văn hóa thế giới bàn đến là cách thức vượt qua những rào cản ngôn ngữ và văn hóa, những định kiến xã hội, khác biệt tôn giáo và thể chế xã hội đến ngăn ngừa mâu thuẫn, xung đột, chiến tranh để đi đến hòa bình. Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì học tập, rèn luyện của mỗi người. Quá trình đó phụ thuộc vào hệ thống giáo dục ngay từ phổ thông, vào các chuẩn mực giao tiếp, đạo đức, hành vi ứng xử trong từng tập thể, xã hội. Đó là văn hóa ứng xử, nghệ thuật ứng xử của từng cá nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề tiểu luận giao tiếp liên văn hóa, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về tiểu luận giao tiếp liên văn hóa vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin