Bài tập toán cho bé chuẩn bị vào lớp 1 giúp nâng cao tư duy
Ngày nay, các bậc phụ huynh thường có xu hướng quan tâm đến vấn đề cần trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng như thế nào để phù hợp với môi trường giáo dục tiểu học. Do đó, những bài tập toán cho bé chuẩn bị vào lớp 1 là một trong những kiến thức hữu ích và quan trọng mà các bố mẹ cho trẻ làm quen trước khi bước vào lớp 1. Tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật chi tiết bộ tài liệu bài tập toán cơ bản cho bé.
>> Xem thêm:
Mục lục bài viết
1. Những kiến thức toán học cần chuẩn bị cho bé khi vào lớp 1
Giai đoạn trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1 là thời điểm mà khả năng tư duy ở trẻ hình thành mạnh mẽ, trẻ luôn có hứng thú và bị kích thích bởi những kiến thức mới lạ, thú vị. Vậy nên, bố mẹ hãy tận dụng cơ hội này giúp trẻ làm quen với bộ môn toán học, mặc dù chỉ là những con số và phép tính đơn giản nhưng nó sẽ là tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển tư duy cho trẻ về toán học trong các bậc học tiếp theo.
Vậy những kiến thức toán học cần chuẩn bị cho trẻ khi vào lớp 1 đó là gì? Đầu tiên bố mẹ cần cho trẻ hiểu rõ mục tiêu của việc học toán quan trọng như thế nào đối với con đường học tập sau này của trẻ, sau đó bố mẹ mới bắt đầu có bé học những kiến thức cơ bản nhất về toán học đó là nhận diện được các con số trong phạm vi từ 0 – 10 và làm được các phép tính cộng, trừ đơn giản nhất. Việc này sẽ giúp trẻ từ từ tiếp cận với toán học mà không cảm thấy ép buộc, ảnh hưởng đến tinh thần ham học của trẻ.
>> Tham khảo thêm:
2. Các bước luyện tập toán cho bé chuẩn bị vào lớp 1 đơn giản tại nhà
Để trẻ có thể hiểu rõ và có hứng thú với môn toán học trước khi bước vào lớp 1, các bậc phụ huynh cần luyện tập toán cho bé tại nhà theo các bước sau đây:
Giúp trẻ hiểu rõ ý nghĩa và bản chất của từng con số
Nắm rõ ý nghĩa của các con số là điều rất quan trọng trong những bước đầu học toán ở trẻ. Bố mẹ hãy giúp trẻ cảm nhận từng con số một cách thật mạnh mẽ trước khi hiểu rõ khái niệm về cộng trừ, bởi nếu trẻ không hiểu ý nghĩa của các con số thì những phép tính cộng trừ cũng trở nên vô nghĩa và khó hiểu đối với trẻ.
Dạy trẻ cách đếm nhảy
Bố mẹ có thể dạy trẻ cách đếm nhảy để tạo khả năng phản xạ nhạy bén cho trẻ trong bộ môn toán học. Ví dụ, với dãy số 0, 2, 4, 6, 8, 10, bố mẹ hãy dạy trẻ đếm cách 2 đơn vị để có được một dãy số như vậy. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được rằng nếu cộng thêm 2 đơn vị thì sẽ có các số tiếp theo.
Kết hợp các thủ thuật khi dạy trẻ học toán
Các bố mẹ có thể đưa ra những câu hỏi thú vị giúp trẻ hiểu rõ bản chất của các con số là như thế nào. Ví dụ, bố mẹ có thể hỏi trẻ 10 + 0 = ? hoặc 10 – 0 = ?
>> Tìm hiểu thêm:
Đố nhanh, trúng thưởng
Đố nhanh là một trong những phương pháp giúp trẻ ghi nhớ bài học nhanh hơn, cũng như tạo động lực học cho trẻ. Bố mẹ hãy kết hợp trò chơi đố nhanh các phép tính đơn giản kèm theo phần thưởng khích lệ dành cho trẻ. Nên chọn những câu hỏi dễ, chủ yếu giúp trẻ được thư giãn nhưng vẫn có thể ghi nhớ và rèn luyện khả năng phản xạ tốt hơn.
3. Các bài tập toán cho bé chuẩn bị vào lớp 1
3.1. Bài tập về các phép tính cho bé chuẩn bị vào lớp 1
Các bậc phụ huynh có thể áp dụng những bài tập toán tư duy với phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 cho bé chuẩn bị vào lớp 1 như sau:
Bài tập 1: Thực hiện những phép cộng sau:
a. 1 + 7 = ?
b. 2 + 5 = ?
c. 1 + 3 = ?
d. 4 + 5 = ?
Bài tập 2: Thực hiện những phép trừ sau:
a. 10 – 2 = ?
b. 7 – 4 = ?
c. 5 – 2 = ?
d. 9 – 3 = ?
3.2. Tìm số lớn, số bé – Bài tập toán chuẩn bị cho bé vào lớp 1 hiệu quả
Một dạng bài tập bố mẹ nên cho các bé làm quen đó là tìm số lớn và số bé. Ví dụ như:
Bài tập 1: Khoanh tròn số lớn nhất trong dãy số sau:
a. 4; 7; 2; 8; 1;
b. 5; 2; 0; 7; 10
c. 3; 1; 6; 4; 9
d. 8; 4; 2; 5; 3
Bài tập 2: Khoanh tròn số bé nhất trong dãy số sau:
a. 1; 7; 4; 2; 0
b. 3; 9; 5; 1; 6
c. 4; 2; 9; 8; 5
d. 10; 5; 2; 7; 8
3.3. Viết số theo thứ tự từ bé đến lớn
Dạng bài tập viết số theo thứ tự từ bé đến lớn là một dạng bài tập toán hay dành cho bé chuẩn bị vào lớp 1. Cụ thể như sau:
Bài tập: Viết lại dãy số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
a. 10; 5; 3; 7; 2
b. 3; 1; 0; 7; 9
c. 4; 2; 9; 6; 8
d. 5; 0; 7; 3; 4
>> Xem thêm: 10 cách dạy bé viết số cực đơn giản
3.4. So sánh – Bài tập toán cần chuẩn bị khi vào lớp 1 cho con
Khi trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1, bài tập so sánh là dạng bài quan trọng giúp trẻ nhận biết được số nào lớn hơn hoặc ngược lại, số nào nhỏ hơn. Chẳng hạn như:
Bài tập 1: Điền <, >, = vào chỗ trống:
a. 3 …. 7
b. 8 …. 1
c. 5 …. 2
d. 10 …. 6
Bài tập 2: Điền <, >, = vào chỗ trống:
a. 1 + 2 …. 7
b. 10 – 5 …. 5
c. 6 + 3 …. 4
d. 9 – 3….6
3.5. Bài tập toán tư duy
Khi trẻ đã dần quen và hiểu rõ bản chất của những dạng bài tập toán phía trên thì các bố mẹ có thể cho trẻ làm quen với những bài tập toán tư duy để giúp trẻ phát triển trí óc một cách toàn diện hơn.
Bài tập: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a. ….+ 6 = 10
b. 7 – …. = 2
c. 8 + …. = 9
d. …. – 4 = 5
>> Xem thêm:
4. Cách dạy bé tập làm toán khi chuẩn bị vào lớp 1
4.1. Sử dụng các công cụ bổ trợ
Những đồ vật gắn liền với cuộc sống hàng ngày của trẻ đều có thể trở thành công cụ bổ trợ giúp trẻ ghi nhớ các con số và thực hiện phép tính nhanh hơn. Chẳng hạn, trẻ đang có 2 cây kẹo và bố mẹ cho trẻ thêm 3 cây kẹo, sau đó bố mẹ hãy hỏi trẻ có tất cả bao nhiêu cây kẹo. Như vậy, trẻ sẽ nhanh chóng làm các phép tính cộng một cách đơn giản nhất. Tương tự, phép trừ bố mẹ cũng thực hiện như cách trên đối với trẻ.
4.2. Thay đổi cách giảng dạy và học tập thường xuyên
Bố mẹ nên thường xuyên rèn luyện khả năng làm tính cộng trừ cho trẻ thông qua các bài tập và trò chơi khác nhau để trẻ không cảm thấy nhàm chán. Ví dụ, trong lần đầu học toán, bố mẹ cho trẻ thực hiện các phép tính bằng que tính, bảng tính… Tuy nhiên, bố mẹ nên thay đổi phương pháp giáo dục khi bé bắt đầu cảm thấy chán nhằm thay đổi không khí tạo sự hào hứng cho trẻ.
>> Các bài viết cùng chủ đề:
4.3. Tạo cho bé không gian thoải mái
Bố mẹ hãy tạo cho trẻ một không gian học tập thật nhẹ nhàng và thoải mái, tránh để trẻ cảm thấy bị ép buộc đối với việc học toán. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên lựa chọn những dạng bài tập phù hợp với tư duy của trẻ nhằm giúp trẻ hứng thú và không bị “choáng ngợp” bởi những bài toán khó.
4.4. Vận dụng kiến thức vào thực tế
Bên cạnh việc học lý thuyết thì áp dụng kiến thức vào thực tế rất quan trọng. Ngoài ra, nếu chỉ cho trẻ thực hiện những phép toán khô khan trên mặt giấy, điều này vô tình khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và dần lười tư duy. Để việc học của trẻ hiệu quả hơn, bố mẹ hãy áp dụng toán học vào những hoạt động thường ngày, chẳng hạn như cho trẻ tập cách tính tiền mỗi khi đi chợ, đi siêu thị hoặc cho trẻ kiểm tra số lượng đồ vật trong nhà…
Hy vọng thông qua những chia sẻ về bộ môn toán cho bé chuẩn bị vào lớp 1 ở trên đã giúp các bậc phụ huynh có định hướng cụ thể về phát triển tư duy dành cho con em của mình cũng như có những bước chuẩn bị hành trang mới cho con bước vào lớp 1.
Nếu quan tâm đến những hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ và chương trình học tại iSchool, quý phụ huynh có thể liên hệ với Phòng Tuyển sinh để được tư vấn chi tiết hơn qua 2 hình thức sau đây:
- Số điện thoại: 0789 166 588
- Email: [email protected]
>> Có thể bố mẹ quan tâm: