Bài văn khấn Cô Chín Giếng, Thượng Thiên, đền Sòng chính xác nhất

02-03-2020 20:00

Bài văn khấn Cô Chín Giếng Thanh Hóa, Cô Chín Thượng Thiên, Cô Chín Thượng Ngàn, Cô Chín đền Sòng, giúp cầu tài lộc, bình an.

Trong Tứ phủ thánh cô, cô Chín nổi tiếng tài phép, xinh đẹp, sắc sảo. Cô Chín được thờ chính tại Đền Cô Chín Giếng. Khi dâng ngoài mâm cỗ cúng và lòng thành tâm thì không thể thiếu được bài văn khấn Cô Chín để mong cô phù hộ, nghe được lời câu khẩn từ chúng ta.

Cô còn được gọi với các tên: Cô Chín Giếng, cô Chín Sòng Sơn, Cô Chín Thượng Ngàn, cô Chín Âm Dương. Tuy tên gọi khác nhau nhưng chỉ là một cô, nơi giáng ngự khác nhau nên có tên khác nhau. Cô giáng ở thượng ngàn là cô Chín thượng ngàn, còn ở Suối gọi là cô chín giếng …

1. Ý nghĩa bài văn khấn Cô Chín

  • Cô Chín Giếng (Cô Chín Cửu Tỉnh)

Đền Chín Giếng (hay còn gọi đền Cô Chín) nổi tiếng linh thiêng nhất nhì xứ Thanh; trước thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đền Cách đền Sòng 1km về phía đông.

Tên của ngôi đền bắt nguồn từ Chín miệng giếng thiêng quanh năm đùn nước không bao giờ cạn dưới mặt dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và đền Chín Giếng. Người dân tin rằng, miệng giếng thứ chín sâu nhất quanh năm đùn nước là nơi Cô Chín đang ngự.

Cô Chín là con gái thứ Chín của Ngọc hoàng Thượng đế. Cô là một tiên cô giáng trần, trước cô bán nước ở cổng đền Ba Dọ và từng theo hầu mẫu Sòng. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ. Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên.

Không những vậy cô “làm cho trăm trứng hiểm nghèo, khi lội dưới suối khi trèo lên cây”. Với phép thần thông quảng đại lại có biệt tài xem bói nghìn quẻ. Trong những năm chinh chiến loạn lạc, cô đã phò vua giúp nước bằng cách tiên đoán trận mạc, nhờ đó trăm trận trăm thắng. Với công lao to lớn, vua đã truyền dân lập đền thờ cô. Trước đền có Chín miệng giếng tự nhiên do cô cai quản. Tiệc cô Chín Giếng vào ngày 9/9 âm lịch.

  • Cô Chín Sòng Sơn

Cô Chín Sòng sơn được thờ tại Đền Sòng Sơn. Theo truyền thuyết xưa kể lại cô Chín là một cung nữ trên thiên đình, do làm rơi vỡ chiếc chén ngọc nên Ngọc Hoàng giáng xuống hạ giới theo hầu Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tiệc cô Chín Sòng Sơn ngày 19/9 âm lịch.

Cô Chín Sòng Sơn

Cô Chín Sòng Sơn

  • Cô Chín Thượng Ngàn (Cô Chín Tít Mù)

Khác với cô chín Giếng ở đồng bằng, Cô Chín Tít Mù ở Thượng Ngàn. Cô có tài trị bệnh bằng nước suối. Ngôi Miếu nhỏ có suối nước thiêng, ai kêu cầu cô về in bóng trên nước suối, đầu quấn khăn tía. Có người dâng cô nón đỏ, có người dâng cô nón xanh để xin thuốc chữa bệnh.

Ngoài ra Cô Chín Thượng Ngàn còn được thờ tại Đền và nơi thờ Đức thánh Tản Viên Sơn Thánh. Cô giáng vào Lê Triều, cô Chín còn hiển linh báo cho một người đào được vàng sau Đền cô. Sau này người này phát tâm xây dựng vào Đền cô.

Thông thường cứ đến tết dân địa phương lại đi lễ Đền cô, sau đó vào lễ Chầu 10. Khi ngự đồng Cô chín thượng mặc áo như Chầu đệ nhị thượng ngàn; nhưng là áo ngắn vạt; chít khăn củ ấu. Cô chính là nữ tướng giúp Chầu 10 đánh giặc.

  • Cô Chín Thượng Thiên

Theo Truyền thuyết Cô Chín Thượng thiên theo hầu Mẫu Tây Thiên; cô được thờ tại Đền Cô Chín Thượng Thiên (cạnh Đền Mẫu Tây Thiên) và tại 1 Đền đi qua Đền Chầu Mười.

2. Bài văn khấn Cô Chín

Con Nam Mô A Di Đà Phật

Con Lạy 9 phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con Nam Mô thường trụ thập phương Phật

Con Nam Mô thường trụ thập phương Pháp

Con Nam Mô thường trụ thập phương Tăng

Con sám hối con lạy Phật tổ như Lai

Con sám hối con lạy Phật thích ca

Con sám hối con lạy Phật bà Quán thế âm bồ tát ma ha tát

Con nam mô a di đà phật

Con sám hối Thiên phủ, nhạc phủ, thoải phủ, địa phủ, Công đồng 4 phủ vạn linh

Con lạy Ngọc Hoàng Thượng đế

Con lạy Vua Cha Bát Hải Đồng Bằng

Con lạy Quan Nam Tào, Bắc đẩu

Con Lạy Tứ vị Chúa tiên tứ vị thánh Mẫu: Mẫu cửu trùng thiên, Phủ giày Quốc Mẫu, Mẫu nghi thiên hạ, Sòng Sơn Quốc Mẫu. Sơn Lâm Đông Cuông Quốc Mẫu. Sơn Lâm Bắc Lệ Thánh Mẫu. Thuỷ Cung Thánh Mẫu.

Con lạy Tứ vị Vua Bà Cờn Môn

Con lạy Đức ông Trần triều hiển thánh hưng đạo đại vương. Đức ông đệ tam Cửa suốt. Nhị vị vương Cô. Cô bé Cửa suốt. Cậu bé Cửa Đông.

Con lạy Tam vị chúa mường

Chúa mường đệ nhất tây thiên

Chúa mường đệ nhị Nghuyệt Hồ

Chúa mường đệ tam Lâm Thao

Chúa Năm Phương bản cảnh

Con lạy Ngũ vị Tôn Ông Hội Đồng Quan Lớn

Quan lớn đệ nhất

Quan lớn đệ nhị giám sát

Quan lớn đệ tam Lảnh giang

Quan lớn đệ tứ khâm sai

Quan lớn đệ ngũ tuần tranh

Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà

Chầu bà đệ nhất, Chầu bà đệ nhị Đông Cuông

Chầu đệ tam thoải phủ, Chầu Thác Bờ

Chầu đệ tứ khâm sai quyền cai bốn phủ

Chầu Năm Suối Lân, Chầu Sáu Lục Cung Nương

Chầu Bảy Kim Giao, Chầu Tám Bát nàn Đông Nhung

Chầu Cửu Đền Sòng., Chầu Mười Đồng Mỏ Chi Lăng

Chầu Bé Công Đồng Bắc Lệ.

Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng

Ông Hoàng Cả, Ông Đôi Triệu Tường, Ông Hoàng Bơ

Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, Ông Tám Bắc Quốc Suối Mỡ

Ông Chín Cờn Môn, Ông Mười Nghệ An

Con Lạy Tứ phủ Thánh Cô 9 Sòng Sơn

Con lạy quan thủ gia chầu bà thủ bản đền. Quan đứng đầu đồng, chầu cai bản mệnh. Hội đồng các quan, hội đồng các giá trên ngàn dưới thoải.12 cửa rừng 12 cửa bể,

Con Lạy Chúa sơn lâm sơn trang. Ông Thanh xà bạch xà cùng các cô tiên nàng chấp lễ chấp bái. Con lạy táo quân quan thổ thần. Bà Chúa đất, bà chúa bản cảnh cai quản bản đền hoãn tĩnh linh đền.

Hôm nay là ngày: ……… tháng ……… năm ………

Tín Chủ ……… Tuổi ………

Ngụ Tại ………………………………

Con xin: ………………………………….

3. Cách sắm lễ khấn Cô Chín

Có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu… Một số hàng mã để dâng như: nón đỏ, hài hoa, vòng hồng… Tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau.

Nếu bạn muốn biết thêm về các tập tục, bài văn khấn trong ngày Tết, ngày giỗ, văn khấn các vị thần, gia tiên… thì hãy tham khảo ngay tại Bói tử vi online nhé.

Tổng hợp bởi Xemtuvi.mobi