Bài văn khấn Đức Ông chi tiết đầy đủ nhất
Theo phong tục của người Việt Nam thì cứ đầu tháng hay ngày rằm hàng tháng, các gia đình thường cầu khấn Đức Ông, chính vì thế việc có hiểu biết về văn khấn Đức Ông là điều cần thiết. Khấn Đức Ông đúng cách, đúng tâm linh phong thủy mới có thể được Đức Ông phù hộ cho bản thân và gia đình mạnh khỏe, may mắn được. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những quy định căn bản về sắm lễ cúng cũng như chuẩn bị văn khấn Đức Ông, nên hôm nay Gốm Sứ Bát Tràng News xin giới thiệu cho bạn đọc mẫu bài văn khấn đang được ưa chuộng nhất hiện nay.
Xem nhanh
Mục lục bài viết
Nguồn gốc của Đức Ông có thể bạn chưa biết
Đức Chúa Ông là tên gọi đầy đủ của Đức Ông – đây là một trong những nhân vật được danh xưng quen thuộc, đặc biệt là rất gần gũi đối với bất cứ ai đã từng đi lễ chùa. Có thể nói rằng trong tất cả các ngôi chùa tại Việt Nam đều xây dựng hẳn một ban riêng để thờ cúng Ngài và hơn nữa là có cả đúc tượng Người.
Còn khi hỏi về lịch sử nguồn gốc của Đức Ông thì như theo sách Phật Giáo ghi chép lại, Đức Ông chính là một doanh nhân giàu có ở Ấn Độ thời cổ đại.
Tìm hiểu sơ qua ý nghĩa cúng lễ Đức Ông
Thành tâm cúng lễ Đức Ông có thể khiến cho gia hộ, cho bản thân và gia đình mạnh khỏe, may mắn. Hơn thế nữa, Đức Ông rất thiêng nên phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, xua tan sự đen đủi trong cuộc sống
Cách sắm lễ cúng Đức Ông
Tùy theo từng đặc điểm văn hóa vùng miền mà mỗi nơi có một cách chuẩn bị lễ cúng khác nhau, tuy nhiên thì hầu hết đều có những lễ vật sau:
Đầu tiên đối với cúng chay: Gia chủ chuẩn bị mâm cúng bao gồm hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè.
Còn đối với lễ cúng mặn: Gia chủ chuẩn bị mâm cúng bao gồm gà, lợn, giò, chả…
Tất cả những sản phẩm trên đều phải được làm vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ và phải nấu chín.
Tìm hiểu về bài văn khấn cúng Đức Ông
Sau đây Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu cho bạn đọc bài văn khấn đang được ưa chuộng nhất hiện nay:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm Canh Tý
Tín chủ con là: ……………………………….
Ngụ tại:…………………………………………….
Cùng cả gia đình thân tới cửa Chùa ……………. trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài. Chúng con tâu lên Ngài Tu Độc Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh chúng trong cảnh nhà Chùa.
Thiết nghĩ: Chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông để đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Tâm nguyện lòng thành, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần).
Đọc văn khấn gia chủ phải đọc phát ra tiếng thì mới thể hiện được sự kính trọng Đức Ông nhé, không được đọc trong đầu nên đọc quá to.
Cách hạ lễ sau khi cúng Đức Ông
Khi khấn xong, đợi nhang thắp nhang xong, gia chủ tiến hành vái 3 vái trước bàn thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Bạn chỉ nên hóa vàng không quá xa nhà.
Vậy là Gốm Sứ Bát Tràng News đã hướng dẫn xong mọi người một số lưu ý về cách cúng lễ Đức Ông, đặc biệt là văn khấn Đức Ông đang được ưa chuộng nhất. Cúng đúng quy trình và có lòng thành tâm chắc chắn sẽ được Đức Ông phù hộ độ trì, may mắn phát tài. Gốm Sứ Bát Tràng News chúc các bạn ngày càng thành công trong cuộc sống và đừng quên theo dõi những bài viết về tâm linh phong thủy của Gốm Sứ Bát Tràng News nhé.