Bài văn khấn bốc bát hương thần linh thổ công, thổ địa, gia tiên
Tại sao nên bỏ bát hương cũ, thay bát hương mới ?
Không ít người có quan niệm rằng, bát hương càng đầy chân hương, thậm chí càng um tùm thì càng linh thiêng, càng nhiều tài lộc.
Họ không có thói quen rút tỉa chân hương định kỳ mà để chúng um tùm, chân hương sau cắm lên chân hương trước thành tầng tầng lớp lớp, năm này qua năm khác. Tuy nhiên, quan niệm trên chỉ là suy đoán, không hề có căn cứ.
Việc bốc bát hương là một trong những việc quan trọng nhất trong khâu dọn dẹp bàn thờ. Việc để bát hương quá đầy không chỉ khiến bát hương bị rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bẩn, mà còn tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao nếu không cẩn trọng.
Mục lục bài viết
Lễ bốc bát hương cần chuẩn bị những gì
Những lễ vật cần thiết
Gia chủ có thể sắm lễ tùy theo điều kiện gia đình hoặc phong tục lễ nghi của từng vùng miền, về cơ bản, lễ vật sẽ gồm:
– 1 đĩa xôi, 1 khúc thịt
– 1 đĩa hoa quả theo mùa
– 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
– 3 chén rượu nhỏ
– 1 tách nước sôi để nguội
– 3 lễ tiền vàng
– 2 lọ hoa hai bên
Xem ngày lành tháng tốt bốc bát hương
Việc lựa chọn ngày tốt để bốc bát hương thường là những ngày hoàng đạo để công việc diễn ra thuận lợi, mọi thứ đều suôn sẻ. Thông thường người ta sẽ chọn ngày giờ tốt trong tháng chạp âm lịch để bốc bát hương, đa số từ ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp.
>>> Xem ngay:
Cách bày trí bát hương trên bàn thờ gia tiên
Có nên mua bát hương bằng đồng? Mua ở đâu uy tín giá rẻ?
Gia chủ nên tránh chọn ngày giờ bốc hương xung tuổi của mình để tránh mai sau gặp nhiều khó khăn trắc trở.
Quy trình bốc bát hương như thế nào?
Lau rửa bát hương sạch sẽ: Giã nhỏ gừng, cho rượu trắng vào, dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp rượu gừng này để lau bát hương, sau đó để khô tự nhiên.
– Chuẩn bị cốt: Cốt chính là tro bằng rơm nếp (hiện có bán sẵn tại các cửa hàng đồ thờ cúng, vàng mã). Bên cạnh đó, có thể cho thêm một trong các thất bảo của nhà Phật, ưu tiên đá quý, các loại ngọc như hổ phách, thạch anh, lưu ly… vì những vật phẩm này có trường khí cao.
Lưu ý: Không nên cho giấy trang kim, các loại hạt nhựa… bán sẵn ở các hàng mã. Tránh cho bùa chú, linh phù của đạo giáo, mật tông… vào bát hương, gây từ trường khí âm không tốt.
– Sau khi rửa tay sạch sẽ, tiến hành bốc bát hương lần lượt. Thông thường có 3 bát hương, một thờ thần linh, hai thờ gia tiên và ba thờ bà cô ông mãnh.
Cách làm cụ thể: Bốc lần lượt từng nắm. Nếu muốn yên tâm hơn, bên Phật gia thường khuyên đếm theo số lần lượt là “sinh, lão, bệnh, tử”. Khi đến số “sinh” thì dừng lại khi gần đầy bát hương.
Không được dốc, đổ cho đầy bát hương mà phải bốc từng nắm cẩn thận. Trước và trong khi bốc bát hương, trong đầu luôn phải nghĩ là “Con… (họ tên)… xin bốc bát hương cho thần linh (gia tiên, bà cô ông mãnh)
Sau khi bốc xong các bát, để riêng từng vị trí, tránh bị nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, bạn có thể viết giấy dán bên ngoài. Nhưng sau khi đưa lên bàn thờ thì phải bỏ tờ giấy đó đi ngay lập tức.
– Đặt bát hương lên bàn thờ: Nhìn từ phía ngoài vào, đặt bát hương thờ thần linh ở giữa, bát thờ bà cô ông mãnh ở phía tay trái, bát thờ gia tiên bên tay phải.
– Sắm và khấn lễ: Bày hoa tươi, quả tươi và nước sạch lên ban thờ. Mở rộng cửa ra vào trước khi thắp hương. Lúc mới đầu, thắp mỗi bát hương 3 nén nhang, những lần sau chỉ cần 1 nén là đủ. Trong trường hợp có chân nhang cũ, bạn có thể cắm lại mỗi bát 3 chân nhang.
Bài khấn bốc bát hương thần linh thổ công thổ địa và gia tiên
Văn khấn bốc bát hương bàn thờ gia tiên, bàn thờ tổ
Trong nghi lễ bốc bát hương, gia chủ sẽ chuẩn bị bài văn khấn để thực hiện nghi lễ. Để nghi lễ diễn ra trôi chảy, êm đẹp, gia chủ có thể in bài khấn ra giấy rồi đọc. Nội dung bài khấn như sau:
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày ….. tháng…… Năm …… âm lịch.
Tín chủ con là………….. trú tại địa chỉ……………
Con làm lễ đọc văn khấn thay bát hương cũ, mục đích con xin cầu gia đạo bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ đọc bài khấn xin dời bát hương để bỏ bát hương cũ thay bát hương mới, kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng chứng giám lòng thành, phù hộ độ trì cho tín chủ chúng.
Văn khấn bốc bát hương bàn thờ thần linh, thổ công thổ địa
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
♦ Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.
♦ Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ….
♦ Tên con là ………… (Tín chủ của ………. địa chỉ ………..)
♦ Con làm lễ bốc bát hương mới cho bàn thờ ông Thần Tài ( Thỏ Công ), mục đích con xin cầu………, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
♦ Con xin kính lạy Ông Thần Tài ( Thổ Công ), hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới , kính xin Chư Vị phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khoẻ, an ninh khang thái, mọi việc được hanh thông.
– Văn khấn
Sau khi đọc bài khấn xin dời bát hương xong, gia chủ chờ cháy hết tuần hương thứ nhất thì thắp tuần hương thứ hai. Lúc này có thể hóa tiền vàng và tờ văn khấn. Sau đó đem gạo, muối ra vãi trước cổng, lưu ý vãi ở cổng chứ tránh vãi ngay cửa nhà để tạo lối cho vong hồn không nơi nương tựa bước vào. Chờ lúc tuần hương thứ hai tàn thì đem đồ sống đi luộc chín
Những kiêng kỵ trong thủ tục văn khấn bốc bát hương
Khi thay đổi bàn thờ gia đình thì gia chủ cần lưu ý những vấn đề có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài vận của gia đình. Chỉ cần làm đúng và lưu ý những vấn đề này thì việc thay bàn thờ trở thành việc tốt mang đến tài lộc và vận may cho cả gia đình:
– Sau khi bốc bát hương cuối năm, đặt bát hương mới lên trên bàn thờ, gia chủ phải tiến hành lau dọn bàn thờ sạch sẽ, sau khi đặt bát hương vào đúng vị trí thì không được tùy ý di chuyển. Trong trường hợp muốn di chuyển cần phải khấn vái và xin phép tổ tiên.
– Phía sau bát hương là phần thờ cúng, chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có), gia chủ không nên bày vàng mã, các loại lễ vật thờ cúng ở vị trí này.
Còn các đồ thờ dâng lên như hoa tươi, quả tươi, đồ mặn, đồ chay… cần để ở phía trước hoặc bên cạnh bát hương. Lễ vật được sắp xếp một cách cân đối và đúng vị trí trên bàn thờ.
– Với bát hương cũ, không sử dụng nữa, gia chủ tránh vứt chung cùng với rác thải ô uế, cũng không nên vứt hoặc thả trôi nổi xuống sông, vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường. Cách xử lý thích hợp cho việc này là đập nhỏ bát hương thành mảnh vụn rồi tìm chỗ chôn xuống dưới đất.
– Bàn thờ thần tài cũng như các loại bàn thờ gia tiên người Việt thì nên dùng các họa tiết hoa văn Việt, tránh sử dụng các loại bàn thờ được làm sẵn theo kiểu có sẵn của Trung Quốc, Đài Loan có khắc các chữ tàu lên trên nhìn rất phản diện và không phù hợp văn hóa Việt, phản ánh tâm ý thờ cúng qua loa a dua cho có của đại đa số gia đình.
– Bát hương nên chọn mua loại bát hương bằng đồng, vì bát hương bằng đồng có nguồn gốc sản xuất trong nước ngoài ra được chế tác theo văn hóa thờ cúng của người Việt. Bát hương hội *tụ đủ các yếu tố của phong thủy ngũ hành cùng yếu tố con người Việt Tinh hoa Cần Cù và khéo léo thông qua các họa tiết sắc sảo nhất.
Như vậy, bài viết hôm nay của Đồng Đại Phát đã gửi đến các bạn bài văn khấn bốc bát hương thần linh thổ công thổ địa, gia tiên đầy đủ chi tiết nhất. Hi vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình bốc bát hương của mình thuận lợi nhất