Bài văn khấn cúng Lễ Tất niên cuối năm –

Bài văn khấn cúng Tất Niên cuối năm hay bài cúng 30 tết 2020, đầu năm 2021 sẽ được sử dụng cho các gia đình trong dịp cúng Lễ Tất Niên cuối năm vào ngày 30 Tết. Phong tục cúng Tất Niên, cúng 30 Tết thường diễn ra ở thời điểm năm cũ sắp qua đi và chuẩn bị đón chào những ngày đầu năm mới, các gia đình tại Việt Nam thường tổ chức một bữa cơm cuối năm kèm theo đó là một mâm lễ cúng tổ tiên gọi là Lễ Tất niên. Thông thường Lễ Tất niên hay được tiến hành vào chiều 30 tết hoặc 29, 28, 27 âm lịch… Mời bạn tải miễn phí mẫu Bài cúng Tất niên cuối năm sau để hoàn tất cho thủ tục cúng Tất niên cuối năm.

1. Cúng tất niên là gì?

Tất niên hay cúng Tất niên, Lễ tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới.

Tất niên có thể là một bữa tiệc Tất niên, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới (Tết Tây) và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày Tất niên.

Đây là ngày các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự.

Tất niên thường diễn ra vào buổi chiều và buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên sau đó dọn tiệc mời khách đến dự. Tất niên là lúc mọi người quây quần bên nhau và bên những món thức ăn và cùng chào đón năm mới, giao thừa là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, nó mang nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam.

2. Bài cúng tất niên

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …………….. (1)

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………..(2)

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………….

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………..

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).

Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)

Mời bạn đọc tải Văn khấn Lễ tất niên về máy hoặc in ra để chuẩn bị cho mình một bài cúng thật hay, ý nghĩa và thành tâm nhất đến ông bà, tổ tiên của mình.

3. Bài cúng tất niên gia tiên cuối năm

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ……………..

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………………. (Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là: …………..Tuổi:………..………

Ngụ tại: …………

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

4. Bài cúng tất niên trong nhà

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ ……………..

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm …………………. (Âm lịch).

Tín chủ (chúng) con là: …………..Tuổi:………..………

Ngụ tại: …………

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án tọa, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khỏe, gia đình hòa thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

5. Bài cúng lễ tất niên thần linh

Theo tục lệ xưa để lại, vào ngày Tất niên, ngoài việc cúng gia tiên, để lễ tạ gia tiên qua một năm đã phù hộ độ trì cho con cháu, các gia đình và các công ty, cửa hàng thường làm lễ cúng Gia Thần để tạ chỗ “Đất đai” sau một năm làm ăn.

Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, nên nhiều gia đình hoặc công ty, cửa hàng không thể đợi đến cuối năm mới cúng Tất niên để lễ tạ chỗ “Đất đai”, mà thông thường được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 29 tháng 12 âm lịch, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình hoặc mỗi công ty hoặc mỗi cửa hàng.

Sắm lễ tùy tâm, cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món đơn giản như xôi, chè, hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng, trà rượu… Bàn lễ đặt tại sân hoặc hiên nhà và khi cúng lạy ra phía trước nhà.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần

Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần

Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: …………………………………

Tuổi: …………………………

Ngụ tại: …………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

6. Mẫu sớ cúng lễ tất niên năm Tân Sửu 2021

Phục dĩ

Thánh công tham tán tiệm hồi ngọc luật chi xuân thiên ý trùng hàn dục tống lạp mai chi tuyết tuế diệc mạc chỉ tế dĩ an chi

Viên hữu:…………………………………

Việt Nam quốc:………………………………..

Thượng phụng

Phật hiến cúng

……thiên tiến lễ

Tạ ân tất niên tập phúc nghênh tường cầu vạn an sự

Nhương chủ:………………………………………

Cao ngự phủ giám phàm tình ngôn niệm tuế nguyệt như lưu nãi thiên thì chi mặc vận thủy chung bất thất tư tự sự chi khổng minh

Cố quyên cát nhật vi hi đông vu bá chu thi thập nhi cát tính dĩ tế công xã thùy nguyệt lệnh chi văn cố

Tư đại lữ sao thanh tam bách lục tuần tương tận chị thử nhị dương ứng độ thất thập nhị hầu sơ chu thành khả thông

Thần liêu dĩ tốt tuế do thị kim nguyệt cát nhật kiền bị phỉ

Cụ hữu sớ văn mạo thân

Thượng tấu

Cung duy

Thập phương vô lượng thường trụ tam bảo

Nam mô sa bà giáo chủ bản sư thích ca mâu ni phật

Nam mô tam thừa đẳng giác chư đại bồ tát chư hiền thánh tăng

Tam giới thiên chủ tứ phủ vạn linh công đồng đại đế

Cung vọng

Duệ gián tập hi kim luân thường chuyển tự chính nguyệt nhi kết nguyệt hồng đăng khai cát khánh chi hoa quá kim niên phục lai niên lục

Trúc báo bình an chi tự phúc lộc thường xuân chi cảnh phục dĩ nhi lai tai ương biến quái chi tường kim đương thỉnh giải

Đãn thần hạ tình vô nhân kích thiết bình doanh chi chí cẩn sớ.

Thiên vận…niên…nguyệt…nhật thần khấu thủ bách bái thượng sớ.

7. Cúng tất niên miền Trung

Trong ba miền Bắc, Trung, Nam thì miền Trung là khu vực người dân vất vả nhất bởi khí hậu ở đây rất khắc nghiệt. Tuy vậy lễ cúng tất niên miền Trung vẫn được người dân chuẩn bị thật tươm tất để cầu mong may mắn, hạnh phúc, bình an cho cả gia đình trong suốt một năm.

8. Cúng tất niên miền Nam

Dù cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng do khác nhau về đặc điểm khí hậu, văn hóa và con người nên 3 miền Bắc – Trung – Nam cũng có sự khác biệt nhất định về phong tục tập quán, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán.

Trong mâm cỗ cúng Tất niên, nếu như miền Bắc có món bánh chưng vuông vắn với màu xanh nổi bật của lá dong thì miền Nam lại nổi tiếng với món bánh Tét với các nguyên liệu, vỏ và nhân bánh giống hệt với bánh chưng, gồm lá dong bọc gạo nếp, nhân thịt mỡ, đậu xanh và hành khô, chỉ khác về hình dạng bánh với từng cái bánh hình trụ dài.

9. Cúng Tất Niên ngày nào tốt?

Lễ Tất niên tại gia được tiến hành vào chiều 30 Tết. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Để cúng 30 Tết, đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ.

Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất v.v. Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.

10. Ý nghĩa của Lễ cúng Tất niên

Tất niên còn gọi là Lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Lễ Tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.

Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.

Van cúng tất niên

11. Cách sắm lễ cúng Tất niên cuối năm

Lễ Tất niên thường được các gia đình chuẩn bị trang trọng vào chiều 30 Tết, sau khi đã vệ sinh nhà cửa, trang hoàng, bày biện ban thờ đầy đủ, con cháu xôm tụ về đông vui.

Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất, tùy theo điều kiện và tâm ý của gia chủ mà chuẩn bị.

Song thông thường cúng Tất niên cần sắm lễ như sau:

  • Mâm ngũ quả,
  • Hương hoa,
  • Giấy tiền vàng mã,
  • Đèn nến,
  • Trầu cau,
  • Rượu, trà,
  • Bánh chưng (hoặc bánh tét).
  • Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

12. Những điều nên làm trong ngày Tất niên

Với nhiều người, ngày Tất niên cũng là ngày quan trọng chẳng kém gì mùng 1 Tết. Trong ngày này, có 5 việc quan trọng mà bạn nên làm.

Những việc này không phải chỉ nhằm mang đến sự may mắn, hanh thông, tài lộc mà còn là một nét đẹp văn hóa lâu đời cần được gìn giữ.

– Cúng Tất niên:

Trong ngày Tất niên, một việc quan trọng không thể thiếu chính là cúng lễ Tất niên. Những điều cần lưu ý trong lễ cúng này cũng như cách bày biện, chuẩn bị mâm cỗ cúng ra sao đã được VnDoc nêu rõ ở các nội dung bên trên.

– Cúng đón ông Táo về nhà:

Theo truyền thống, các gia đình Việt Nam sẽ tiến hành cúng ông Công ông Táo để tiễn đưa các vị lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp. Đây là ngày Táo Quân cưỡi cá chép lên thiên đình để bẩm báo mọi việc ở hạ giới trong một năm qua với Ngọc Hoàng.

Sau 7 ngày, tức là vào ngày 30 tháng Chạp, bạn cần phải tiến hành cúng để đón ông Táo về lại nhà và bảo hộ cả gia đình trong năm tới.

Tuy nhiên, có rất nhiều gia đình đưa ông Táo về trời nhưng lại lỡ quên mất việc cúng đón ông Táo về nhà.

Do đó, cúng đón ông Táo cũng là việc cần làm trong ngày Tất niên mà bạn cần ghi nhớ. Thời gian cũng sẽ rơi vào khoảng từ 11h đến 11h45 phút tối, trước lễ cúng Giao thừa.

Những lễ vật cũng sẽ chuẩn bị giống như khi đưa ông Táo lên trời.

– Tắm lá mùi:

Từ xa xưa, tắm lá mùi vào ngày cuối năm đã là một tập tục của dân tộc ta. Sở dĩ có việc làm này là bởi ông bà ta cho rằng tắm lá mùi vào ngày cuối cùng của một năm sẽ giúp xua tan những điều xui xẻo của năm cũ và đón năm mới vui vẻ, tốt đẹp hơn.

Còn theo khoa học, việc tắm lá mùi thực tế mang lại rất nhiều tác dụng tốt, được ví như một phương pháp detox cơ thể.

Hơn nữa, tắm lá mùi còn được cho là có thể giúp trị trầm cảm, giảm căng thẳng, giảm các cơn đâu đầu, làm sạch da, lưu mùi thơm dễ chịu… giúp người tắm cảm thấy thư thái hơn. Nhờ đó, tâm trạng cũng thoải mái hơn để đón năm mới.

Với những tác dụng này, Tất niên năm nay bạn đừng quên mua một bó lá mùi già và chuẩn bị nước tắm cho cả nhà nhé!

– Ăn bữa cơm đoàn viên gia đình:

Mâm cơm cúng ngày Tất niên sẽ càng ý nghĩa và đầm ấm hơn nếu cả nhà quây quần, tề tựu đông đủ bên nhau và cùng dùng bữa cơm cuối cùng của năm cũ.

Suốt cả một năm tất bật, bạn hãy cố gắng bớt chút thời gian dùng bữa cơm Tất niên cùng ông bà, bố mẹ, anh chị em. Trong những giờ khắc thiêng liêng của sự chuyển giao, hãy sống chậm lại đôi chút để cảm nhận sự ấm áp của thân tình.

– Cúng Giao thừa:

Sau bữa cơm Tất niên, các gia đình sẽ phải chuẩn bị một lễ cúng Giao thừa. Đây là nghi thức mang giá trị tinh thần, một nghi lễ trừ tịch để tiễn đưa những điều xui xẻo, không may của năm cũ và đón những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Không chỉ vậy, đây cũng là một nghi lễ mang giá trị văn hóa, thể hiện sự tri ân báo đức với tiên tổ, tiễn những vị thần năm cũ và đón những vị thần mới.