Bài văn khấn cúng giỗ ông bà, cha mẹ mới nhất – Nghĩa Trang Lạc Hồng Viên
Cúng giỗ là một trong những phong tục lâu đời của người Việt Nam. Cúng giỗ là cách thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng của con cháu đối với các bậc sinh thành. Có nhiều lễ cũng được tổ chức theo những cách khác nhau trong những dịp khác nhau. Vì thế bài viết này sẽ cho bạn biết thêm thông tin về văn hóa cúng bái truyền thống cũng như văn khấn cúng giỗ chi tiết nhất.
Mục lục bài viết
Phong tục cúng giỗ của người Việt Nam có ý nghĩa như thế nào? – Văn khấn cúng giỗ
Phong tục cúng giỗ cũng như văn khấn cúng giỗ đã xuất hiện từ rất lâu trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Về cơ bản, lễ cúng giỗ thường được tổ chức vào ngày mất hàng năm của người đã khuất. Gia đình sẽ làm bữa cơm để dâng lên bàn thờ. Nếu ngày cũng quan trọng thì người ta thường sẽ làm cỗ to, mời cả anh em họ hàng lẫn hàng xóm láng giềng đến dự. Còn nếu vào ngày giỗ thường thì chỉ có chị em, con cháu trong nhà quây quần ăn bữa cơm với nhau. Khi lễ viếng mời các cụ về ăn, trưởng nam sẽ đọc văn khấn cúng giỗ.
Nghi thức cúng giỗ không hề phân sang hèn. Nhà nào có điều kiện có thể làm cỗ to, của ngon vật lạ dâng lên bàn thờ cúng. Nhà không có điều kiện làm bát cơm với trái trứng là cũng đã đủ để thể hiện thành ý đối với người đã mất rồi.
Lễ cúng giỗ được người đời duy trì cho đến ngày nay nhằm mục đích rèn luyện, lưu trữ truyền thống uống nước nhớ nguồn cho con cháu đời sau. Ngày giỗ hằng năm của người đã khuất được dùng làm dịp tưởng nhớ người đó, để con cháu mãi mãi khắc ghi công ơn sinh thành của bậc ông cha mình. Làm lễ cúng là để ông cha ở thế giới bên kia vẫn no đủ, sung túc và cũng là một cách để con cháu bù đắp công dưỡng dục mà khi bậc sinh thành còn tại thế mình không làm được.
Bên cạnh đó, lễ cúng giỗ cũng là một cách duy trì mối quan hệ từ đời trước đến đời sau. Con cháu cúng lễ để ông bà trên trời được hưởng phúc. Cùng với đó, vào lễ giỗ, người ta cũng sẽ đọc văn khấn cúng giỗ để xin được phù hộ cho bình an, mạnh khỏe, làm ăn phát đạt… Đó cũng là cách mà đức tin của người Việt Nam được duy trì cho đến ngày nay.
Ý nghĩa của những bài văn khấn cúng giỗ bố mẹ, ông bà…
Văn khấn cúng giỗ được dùng như lời kính mời người đã khuất về hưởng giỗ trong những ngày cúng bái. Ngoài ra, văn khấn cúng giỗ cũng là lời xin phù hộ an bình, mạnh khỏe, làm ăn tấn tới của con cháu trong nhà gửi đến gia tiên.
Những ngày lễ cúng giỗ quan trọng cần nhớ – Văn khấn cúng giỗ
Ngày mất của người đã khuất hằng năm sẽ được coi là ngày giỗ. Con cháu phải ghi nhớ và tổ chức lễ cúng bái thì mới trọn chữ hiếu. Tuy nhiên ngày giỗ những năm khác nhau cũng sẽ có cách tổ chức và thờ cúng riêng.
Giỗ đầu – Văn khấn cúng giỗ ông bà
Lễ giỗ đầu còn được gọi là lễ Tiểu Tường. Còn ngày trước lễ giỗ là Tiên Thường. Lý giải cho cách gọi này có lẽ nằm ở tục lệ từ xa xưa. Tiên Thường có nghĩa là nếm trước, gọi như vậy có nghĩa là trước buổi chiều ngày giỗ, con cháu sẽ sắp xếp một ít đồ cúng cho gia tiên thưởng thức trước. Vào ngày giỗ chính, đầu tiên con cháu phải làm lễ xin phép Thổ Công Thổ Địa cho phép hương hồn người đã khuất tìm về để hưởng giỗ.
Sau đó mới là làm lễ thỉnh người đã mất về. Quần áo, tiền vàng mã được cúng trong ngày này sẽ không đốt cho người đã khuất. Chúng được gọi là mã biếu, được dùng để gửi xuống cõi âm ty biếu các Ác thần, mong họ đừng quấy nhiễu vong linh của người đã khuất.
Ngày giỗ đầu được tính 1 năm kể từ ngày người quá cố qua đời. Vì thế để tỏ lòng hiếu kính và sau đau buồn, con cháu vẫn tổ chức lễ giỗ trang nghiêm và đầy đủ như lễ tang vậy. Người thân trong nhà phải mặc áo tang, đeo khăn tang. Các nghi thức trong lễ tang đều cần được làm đầy đủ, kể cả khóc đưa tang hay ra thông báo đến bạn bè, họ hàng đến cũng lễ…
Mâm cúng gồm có hoa quả, phẩm oản, lễ mặn… và cả vàng mã. Khi cúng xong con cháu sẽ mang vàng mã ra mộ người đã khuất đốt. Cùng lúc đó sửa sang, dọn dẹp lại mộ phần luôn.
Trong khi thực hiện lễ cúng, con trai trưởng sẽ đọc văn khấn cúng giỗ như sau:
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch).
Tín chủ (chúng) con là:…………………………………Tuổi……………….
Ngụ tại:…………………………………………
Nhân ngày mai là ngày Giỗ Đầu của……………………
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.
Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Giỗ hết – Văn khấn cúng giỗ cha mẹ
Giỗ hết còn được gọi là Đại Tường, là năm thứ hai sau khi ngày người đã khuất qua đời. Lễ giỗ hết cũng được tổ chức tương tự lễ giỗ đầu, cũng đầy đủ mâm cúng, nghi thức nghiêm trang. Tuy nhiên lễ giỗ hết có phần linh đình hơn, mời nhiều người đến dự hơn.
Trong lễ giỗ hết, con cháu trong nhà vẫn phải mặc tang phục. Trưởng nam đọc văn khấn cúng giỗ và mời khách quan dùng cỗ. Nhưng sau khi ngày giỗ kết thúc, người ta sẽ chọn một ngày đẹp để làm ngày Trừ phục, tức là cởi bỏ đồ tang. Con cháu sẽ đem áo tang, khăn trắng, gậy chống…. đem đi đốt hết. Sau khi hoàn thành có nghĩa là kỳ để tang đã kết thúc, cuộc sống thường nhật quay trở lại. Đây là một nghi thức vô cùng quan trọng bởi nó là bước ngoặt lớn đối với những người trong gia đình lẫn vong linh người đã khuất.
Trong ngày giỗ hết, văn khấn cúng giỗ cần đọc như sau:
Nam mô a di Đà Phật! (3 Lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.
Tại (địa chỉ):………………………
Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.
Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..
Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.
Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh
Xin kính cẩn trình thưa rằng:
Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)
Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;
Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.
Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;
Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.
Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!
Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!
Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần;
Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.
Xin mời:
Hiển……………………………
Hiển……………………………
Hiển……………………………
Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.
Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho toàn gia được mọi sự yên lành tốt đẹp.
Nam mô a di Đà Phật! (3 Lần)
Giỗ thường – Văn khấn cúng giỗ
Giỗ thường còn được gọi là Cát Kỵ, dùng để chỉ ngày giỗ từ năm thứ ba trở đi. Vào những ngày giỗ thường niên này, con cháu không còn phải trang nghiêm hay buồn khổ nữa. Mà ngày này được coi như là một dịp đoàn viên, sum họp gia đình để tưởng nhớ đến người đã khuất. Tiệc cúng cũng không cần làm quá cầu kỳ như những năm trước. Nhà nào đông người thì có thể làm vài ba mâm cỗ ăn trong nhà. Nhà nào không có điều kiện hoặc vắng người thì làm trái trứng với bát cơm rồi đọc văn khấn cúng giỗ là được.
Văn khấn cúng giỗ thường như sau:
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ: …………………
Tín chủ (chúng) con là: ……………………
Ngụ tại: ……………………
Hôm nay là ngày ……… tháng ………. Năm…………
Là chính ngày Cát Kỵ của ………………………………
Thiết nghĩ ………. (dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời ………………
Mất ngày …………….. tháng …………. năm ……………
Mộ phần táng tại: ……………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Cần cúng giỗ đến mấy đời thì dừng lại? – Văn khấn cúng giỗ
Ngày xưa, thường có truyền thống nhiều thế hệ ở chung trong một nhà, gọi là Tứ đại đồng đường hay tam đại đồng đường. Vì thế lễ cúng giỗ được tổ chức trong nhà luôn, thường là đến 5 đời thì sẽ dừng lại. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay, các gia đình thường tách ra sống riêng lẻ. Vì thế thì việc cúng bái tổ tiên do con trai trưởng đảm nhận và tổ chức. Cách anh em trong nhà tách ra vẫn có thờ cúng tại nhà. Tuy nhiên thường chỉ thờ bố mẹ và ông bà hoặc thờ tổ tiên chung.
Sau 5 đời, nghi thức thờ cúng giỗ sẽ được dừng lại. Lý do là vì theo quan niệm dân gian, lúc này người đã khuất đã hoàn toàn trở thành cát bụi, linh hồn đã đầu thai, siêu thoát đến kiếp sau. Khi đó, bài vị người đã khuất sẽ được mang đi đốt hoặc đi chôn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhất là tại các thành phố hiện nay, người ta thường chỉ thờ đến ba đời là sẽ dừng lại.
Thờ cúng là một trong những nét đẹp văn hóa cần được lưu giữ và bảo tồn của người Việt Nam. Phong tục cúng bái ngày giỗ thể hiện đức tính truyền thống uống nước nhớ nguồn, trọn đạo hiếu của con cháu đối với ông bà, cha mẹ…
Văn khấn cúng giỗ gia tiên được dùng như lời mở mời các bậc tổ tiên về hưởng giỗ khi đến ngày. Cùng với đó cũng thể hiện những điều cầu nguyện của con cháu trong nhà đối với các bậc trưởng bối đã khuất. Văn khấn cúng giỗ được dùng trong những lễ khác nhau không giống nhau. Vì thế mong rằng bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu được hết những ý nghĩa của các bài văn khấn cúng giỗ.